TBKTSG số 15-2015: Bảo hiểm xã hội: Nỗi lo còn đó

(TBKTSG Online) – Gần đây rộ lên rất nhiều ý kiến lo lắng của người dân về những thay đổi trong chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH). TBKTSG sẽ có chuyên đề về vấn đề này trên số báo phát hành vào sáng mai, ngày 9-4.

Với bài viết mang tựa đề Chuyện đã qua, nay nhìn lại, tác giả Nguyễn Vạn Phú cho rằng trong suốt quá trình dự thảo, thẩm tra và thông qua Luật BHXH sửa đổi, chủ trương hạn chế giải quyết hưởng BHXH một lần đã không theo sát một thực tế là trong tổng số người được giải quyết chế độ hưu trí, có đến 80% hưởng chế độ BHXH một lần, chỉ có khoảng 20% hưởng lương hưu hàng tháng (giai đoạn 2007-2012).

Trước phản ứng của hàng chục ngàn người lao động, Chính phủ đã cam kết sẽ đề nghị Quốc hội sửa điều 60 trong Luật BHXH. Tuy nhiên, trong bài Nỗi lo còn đó của Tư Giang, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Đặng Như Lợi bày tỏ băn khoăn, rằng sửa luật là sự thỏa hiệp không đáng có. “Mỗi năm mấy trăm ngàn người lấy tiền để chi tiêu… Đến lúc về già là hết, không có gì cả. Lúc đó thì ai nuôi?”.

Ở bài Bảo hiểm xã hội: cần đa dạng hóa các giải pháp của Văn Thịnh & Đinh Tuấn Minh, các tác giả khẳng định việc hạn chế chi trả BHXH một lần phù hợp mục tiêu cơ bản của BHXH, là nhằm đảm bảo an sinh lâu dài cho người lao động. Nguyên nhân trước hết của việc lâu nay người lao động lẫn người sử dụng lao động đều không mặn mà với BHXH, đó là do họ thiếu niềm tin vào sự ổn định của nền kinh tế.

Các bài viết khác trên số báo với những góc nhìn riêng:

Rủi ro từ chính sách – Lan Nhi: Việc các nhà sản xuất, lắp ô tô trong nước chuyển qua nhập khẩu khi thuế nhập khẩu giảm xuống 0% vào thời điểm 2018 đã được dự báo trước và xu hướng này đang diễn ra trên thực tế.

Cổ tức ngân hàng “nóng” với tái cơ cấu – Hải Lý: Ngân hàng Nhà nước chưa ban hành một văn bản pháp lý giấy trắng mực đen nào về mức cổ tức được chia của các ngân hàng. Song việc kiểm soát chia cổ tức của từng ngân hàng vẫn đang diễn ra.

Tạo rào cản, không chút e dè – Tư Hoàng: Dù có nhiệm vụ là tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, bình đẳng cho doanh nghiệp hoạt động, nhưng các bộ, ngành lại tìm cách tạo ra rào cản để hạn chế. Thông tư là hình thức văn bản đưa ra nhiều rào cản nhất.

Khi ta tiêu tiền “người ta” – Bảo Bảo: Chính vì nguồn vốn ODA được coi là “vốn rẻ” nên việc sử dụng ODA… sinh ra nhiều chuyện!

Vay hay không vay ODA – Tư Giang phỏng vấn chuyên gia Dương Đức Ưng xung quanh những bàn luận gần đây về chuyện vay hay không vay ODA. Theo ông Ưng: “Để phát triển đất nước, vay nợ là bình thường. Quan trọng nhất là có trả được thì hãy vay”.

Cải cách thể chế và đạo đức xã hội – TS. Lê Vĩnh Triển: Xung đột lợi ích, nền kinh tế dựa vào quan hệ thay vì dựa trên nền tảng pháp luật và tham nhũng lần lượt được đề cập như những hệ lụy trực tiếp của một thể chế yếu kém, tác động tiêu cực đến đạo đức xã hội.

Giọt nước mắt của chứng khoán – Hải Lý: Bộ Tài chính đã trình Chính phủ đề án Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam, theo đó, trụ sở sẽ đặt ở Hà Nội. Nhưng nếu phải cân nhắc một nơi đặt trụ sở hợp lý, thuận tiện xét cả về góc độ lịch sử, lòng người và điều kiện kinh tế cho SGDCKVN, TPHCM xứng đáng là nơi được chọn.

Nhiều bước tiến trong việc bảo vệ nhà đầu tư – Linh Trang: Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 58/2012 đang được kỳ vọng sẽ mang đến luồng sinh khí mới cho thị trường chứng khoán.

Thông tư 200: không chỉ đơn thuần là kế toán – Phạm Thị Xuân Mai: Thông tư 200/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp được coi là quy định có thay đổi lớn nhất trong chín năm qua.

“Sở hữu toàn dân” và câu chuyện ai đang ăn oản chùa? – Võ Trí Hảo: Các đại gia bất động sản “cũng là dân”, nông dân mất đất “cũng là dân”. Nếu mỗi người dân đều có quyền sở hữu chính danh trên mảnh đất của mình thì không thể áp dụng thủ tục thu hồi đất đai mà phải là thủ tục trưng mua.

Lạm dụng chỉ định thầu: hậu quả khó lường – Lê Anh:  Chỉ định thầu là một trong những hình thức kém cạnh tranh nhất, dễ nảy sinh xin – cho, tham nhũng, thất thoát ngân sách, giảm hiệu quả đầu tư và chất lượng công trình.

Lấp lỗ hổng làm chính sách – Phương Lam: Chỉ trong 10 tháng đầu năm 2014, Bộ Tư pháp đã phát hiện hơn 9.000 văn bản có dấu hiệu vi phạm các điều kiện về tính hợp hiến, hợp pháp. Cũng có nhiều chính sách hoàn toàn hợp hiến, hợp pháp nhưng lại thiếu hiệu quả, thiếu thực tế. Chất lượng làm chính sách ở Việt Nam là cả một câu chuyện dài…

Không chỉ ở số giờ nộp thuế – Tấn Đức: Muốn việc đơn giản hóa thủ tục để giảm số giờ nộp thuế, đóng bảo hiểm xã hội, thông quan hải quan… tạo ra môi trường kinh doanh tốt còn cần phải thay đổi cả thái độ và tinh thần làm việc của đội ngũ thực thi công vụ.

Người khuyết tật và cách quản trị hoàn hảo – Nguyễn Thanh Lâm: Cách đối xử với người khuyết tật phản ánh trình độ phát triển của một cá nhân, một doanh nghiệp, một quốc gia.

Làm sao để phát triển nhân viên? – Đức Tâm: Quản trị nhân viên là cả một nghệ thuật. Làm sao để phát triển họ thành người giỏi. Làm sao để người giỏi cảm thấy họ được tôn trọng. Làm sao để sự chia tay với nhân tài vẫn còn cửa “đoàn tụ” khi cần…

Thế hệ kỹ thuật số – Thanh Hương: Nghiên cứu của Đại học Chicago hợp tác với hãng tin AP nhận định gì về hành vi và thói quen với thông tin và báo chí của thế hệ kỹ thuật số ở độ tuổi 18-35?

Hành trình đưa Sơn Đoòng vào bản đồ du lịch – Đào Loan: Doanh nhân Nguyễn Châu Á là người đã góp phần đưa hang Sơn Đoòng trở thành địa danh du lịch thu hút nhiều du khách quốc tế.

Thị trường cà phê: nửa năm nhìn lại – Nguyễn Quang Bình: Nửa niên vụ cà phê đã trôi qua, giá tăng mạnh ở đầu vụ không kích được sức bán và đã giảm sâu hồi giữa tháng 3-2015. Dự báo sắp tới giá cà phê tiếp tục yếu.

Chỉnh trang, làm đẹp đô thị: trước hết là chất lượng sống – Quỳnh Yên: Làm đẹp đô thị trước hết là nâng cao chất lượng sống cho cư dân. Việc làm đẹp hình thức cũng cần nhưng không phải là nhu cầu trên hết.

Nguyên lý Anna Karenina – Huế Dương: Quốc gia như một đại gia đình. Đại gia đình hạnh phúc xây dựng cuộc sống có chất lượng tương đối đồng đều cho những thành viên, hay ít ra là khoảng cách giữa chúng không quá xa. Đại gia đình của chúng ta, đứa thì quá no, đứa thì quá đói, đứa đi xe hơi tiền tỉ, đứa thì đu dây qua sông…

Niềm tin vào người lớn – Hoàng Xuân: Trẻ em tin vào người lớn vì người lớn “có trách nhiệm”, người lớn “có kinh nghiệm từ những gì họ làm sai”, người lớn “suy nghĩ cẩn thận hơn trước khi nói”… Ấy vậy mà người lớn thì lại đang tự vấn: “Chúng ta có thực sự có trách nhiệm và học được kinh nghiệm từ những gì đã làm sai không?”.

Tính cách Sài Gòn – Tống Quang Anh & Đông Xuân: Nồng hậu, thân thiện, hiếu khách, vui vẻ, phóng khoáng, thẳng thắn bộc trực, ngang tàng và dễ tính là những tính cách quý báu mà người Sài Gòn có được nhờ đặc thù của những người đi mở cõi.

Xưa – nay – Diệp Hương: Xưa cực ghét sâu. Nay thấy những con sâu bé xíu đủ màu cũng đáng yêu; con người thì thật đáng thương!

Canh bạc đặc khu kinh tế – Thanh Hương: Chưa bao giờ hình thái đặc khu kinh tế được ưa chuộng và phổ biến khắp thế giới như hiện nay, hoặc vì kinh tế, hoặc vì chính trị.

Anh: tiền hưu được lãnh một lần – Huỳnh Hoa: Từ đầu tuần này, những người từ 55 tuổi trở lên ở Anh có thể nhận trợ cấp “một lần” toàn bộ số tiền họ đã đóng vào quỹ bảo hiểm hưu trí mà không cần phải chờ đến ngày đủ tuổi nghỉ hưu.

Lời giải nào cho hạn hán California? – Minh Đức: Trước tình hình hạn hán nghiêm trọng, chính quyền bang California đã ra quy định giảm 25% lượng nước sử dụng. Câu chuyện này cũng đặt các chính quyền trước bài toán nan giải về chính sách khi phát triển đạt ngưỡng về nguồn lực và môi trường.

Mời bạn đọc đón xem!

Bảo Hiểm Bảo Việt (Theo thesaigontimes.vn)

Copyright © Bảo Hiểm Bảo Việt.