Hoạt động kinh doanh của Uber ở Việt Nam: Vì sao cần quản lý? (26/12/2014)

Uber bắt đầu giới thiệu và vận hành dịch vụ tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh từ năm 2014. Tương tự như nhiều nước khác, Uber gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Chẳng hạn, vào đầu tháng 12, Hiệp hội taxi TP. HCM cho rằng: Trong khi các hãng taxi truyền thống ngoài việc phải đầu tư phương tiện, chịu rất nhiều loại thuế phí (riêng thuế VAT đã là 10%),  đóng các loại bảo hiểm… trong khi Uber không phải tốn kém các khoản này. Điều đó là bất bình đẳng. 
 
 
“Thành thật xin lỗi” khách hàng vì tăng giá trong vụ bắt giữ con tin ở Sydney
 
Điều 67 Luật Giao thông đường bộ quy định kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là loại hình kinh doanh có điều kiện. Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình muốn kinh doanh phải đăng ký kinh doanh ngành “Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành” tại Sở Kế hoạch & Đầu tư và sau đó được Giấy phép kinh doanh vận tải tại Sở Giao thông Vận tải.

Ngày 24-12, Uber đã đăng thông tin “thành thật xin lỗi” trên trang web điều hành chung gửi khách hành vì giá thuê xe quá cao trong thời gian một phần tử Hồi giáo cực đoan có “quan hệ” và nhận “thánh lệnh”từ tổ chức IS đe dọa tấn công khủng bố tại quán cà phê Lindt Chocolat ở Sydney (Australia) vào tuần trước.

 
Vào thời gian cao điểm cùng với tình thế tại hiện trường căng thẳng, Uber đã tăng giá gấp 4 lần đối với những người muốn rời khỏi trung tâm tài chính Sydney khi cảnh sát bố ráp quán cà phê Lindt Chocolat nơi có một tay súng đang giữ các con tin.
 
“Sự kiện tuần trước ở Sydney đã khiến cộng đồng bức xúc và chúng tôi thành thật xin lỗi vì mọi phiền toái mà qui trình đó của chúng tôi đã góp phần thêm vào. Chúng tôi không ngừng tăng giá ngay lập tức. Đây là quyết định sai lầm,” Uber tuyên bố trên trang web của họ.
 
Sau khi cộng đồng mạng phản ứng dữ dội, đặc biệt từ một số người sử dụng mạng xã hội Twitter gọi “cách làm tiền” của Uber là “hành động đáng xấu hổ,” Uber cung cấp những cuộc di dời khỏi trung tâm thương mại miễn phí và tuyên bố sẽ hoàn lại tiền cước đã thu quá cao.
 
“Thật không may quan điểm mà Uber đưa ra đã gây ra điều gì đó trái ngược với lợi ich của cộng đồng. Chúng tôi chắc chắn không có ý định đó. Chúng tôi sẽ rút ra bài học kinh nghiệm từ sự cố này và cải thiện dịch vụ như kết quả đã thực lĩnh từ bài học này.”
 
Có 3 người đã chết trong vụ bắt giữ con tin kéo dài 16 giờ, bao gồm thủ phạm Man Haron Monis. Uber tự bênh vực cho việc tăng giá trên toàn thế giới bằng cách lập luận dịch vụ của họ vừa rẻ vừa rất tiện ích đối với khách hàng.
 
Tuy nhiên, tập đoàn này đã phải thừa nhận hành vi tăng cước taxi quá cao trên khắp nước Mỹ trong những tình huống khẩn cấp quốc gia sau khi đạt được thỏa thuận với các nhà chức trách.
 
Vụ tăng giá gây tranh cãi ở Sydney là sự kiện mới nhất nằm trong chuỗi tin xấu dành cho tập đoàn này. Uber hiện đang phải tranh tụng nhiều vụ kiện ở một số quốc gia vì cạnh tranh thiếu công bằng cùng sự tức giận của các tài xế nội bộ không được phân chia lợi nhuận công bằng.
 
 
Ông Travis Kalanick – giám đốc điều hành Uber
 
Giám đốc điều hành Uber bị truy nã ở Hàn Quốc
 
Năm 2014 là một năm đáng quên đối với Travis Kalanick, tuy chỉ còn vài ngày nữa là đến năm 2015, có bất ngờ khó chịu đang chờ giám đốc điều hành Uber.
 
Hàn Quốc đã truy tố giám đốc điều hành Uber về tội danh điều hành dịch vụ taxi bất hợp pháp ở nước này, với mức án hoặc 18.000 ngàn USD hoặc 2 năm tù. Theo hãng thông tấn Yonhap, Uber cùng với đại MK Hàn Quốc đã vi phạm luật luật nước sở tại, cụ thể: cản trở, cạnh tranh thiếu lành mạnh đối với các doanh nghiệp cho thuê xe ô tô hoạt động theo mô hình dịch vụ vận tải hành khách.
 
Ông Travis Kalanick – giám đốc điều hành Uber
 
Tương tự như hầu hết những nơi khác mà dịch vụ được đưa ra, Uber vấp phải sự phản đối quyết liệt từ những tài xế taxi bản xứ, họ cho rằng taxi Uber đi ẩu và thiếu an toàn.
 
Vào đầu năm 2014, hội đồng thành phố Seoul đã cấm Uber hoạt động,  và hứa trả khoản tiền thưởng trị giá 910 USD cho bất kỳ ai báo cáo hoạt động taxi tự phát bất hợp pháp cho cơ quan chức năng. Uber ngay lập tức đưa ra phản ứng, công ty này khẳng định dịch vụ của họ hoạt động hợp pháp ở Seoul, và không tin “có lý do để  cơ quan công quyền tìm ra cách xử phạt những tài xế đang cố gắng kiếm sống thông qua dịch vụ này. Trang tin công nghệ Engadget cảnh báo: cứ đắc ý Travis ạ! Anh vẫn còn đủ thời gian tiếp tục “xoa dịu Hàn Quốc” để bản án của anh sẽ được quyết định trong năm mới sắp tới.
 
Vì sao cần phải quản lý hoạt động kinh doanh của Uber ở Việt Nam?
 
Uber bắt đầu giới thiệu và vận hành dịch vụ tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh từ năm 2014. Tương tự như nhiều nước khác, Uber gây ra nhiều ý kiến trái chiều.
 
Chẳng hạn, vào đầu tháng 12, Hiệp hội taxi TP HCM cho rằng , trong khi các hãng taxi truyền thống ngoài việc phải đầu tư phương tiện, chịu rất nhiều loại thuế phí, trong đó riêng thuế VAT đã là 10%, phải tham gia đóng các loại bảo hiểm… trong thời gian tới, các hãng taxi phải gắn thiết bị hành trình,  in hóa đơn, trong khi Uber không phải tốn kém các khoản này thì đó là điều bất bình đẳng”. 
 
Nhiều nhà khoa học nêu ý kiến rằng Uber trực tiếp thu tiền của người tham gia giao thông mà không thông qua đơn vị kinh doanh vận tải là trái với Luật Giao thông đường bộ và nghị định kinh doanh vận tải bằng ôtô. 
 
Nhưng TS Nguyễn Bách Phúc- Chủ tịch Hội tư vấn Khoa học công nghệ & quản lý TP.HCM HASCON, Viện trưởng Viện Điện – Điện tử – Tin học EEI phủ nhận ý kiến trên. Theo ông, Bộ Giao thông – Vận tải (GT-VT) cho rằng hoạt động taxi Uber trái luật là không đúng. TS Phúc lập luận: Uber không phải là hình thức kinh doanh vận tải, không thuộc chế tài của Nghị định 171/2013/NĐ-CP  Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và thực chất của taxi Uber là chủ xe không phải là người kinh doanh vận tải, người đi xe chỉ thỏa thuận cá nhân với chủ xe theo quy tắc “đi nhờ” và bồi dưỡng thù lao. Nên không phải là một dịch vụ kinh doanh.
 
Tuy nhiên, Uber có tuyên bố trên trang web của họ: “Uber đang phát triển hình thức vận tải mà cả thế giới di chuyển. Bằng cách kết nối xuyên suốt, liền mạch khách đi xe với tài xế thông qua ứng dụng của chúng tôi, chúng tôi góp phần làm cho việc đi lại giữa các thành phố dễ dàng, thuận tiện hơn, mở ra cơ hội lựa chọn cho khách đi xe và cơ hội kinh doanh dành cho những người tài xế ngày càng nhiều hơn. Kể từ khi chúng tôi thành lập vào năm 2009, đến ngày hôm nay chúng tôi đã có mặt ở 200 đô thị trên khắp thế giới, sự hiện diện ngày càng mở rộng của Uber trên phạm vi toàn cầu sẽ tiếp tục làm người dân và thành phố của họ gần gũi nhau hơn.”
 
Từ tuyên bố trên, có thể nói hoạt động của Uber là hoạt động kinh doanh thu lợi, vì vậy, tài xế đồng thời là chủ sở hữu xe và Uber cần phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc nghĩa vụ đóng thuế theo Luật thuế Việt Nam.  
 
Để chống thất thu thuế cho Nhà nước, đảm bảo sự cạnh tranh hợp pháp, công bằng cũng như quyền lựa chọn dịch vụ vận tải nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu vận tải, đi lại của người dân, Bộ Giao Vận tải cần nghiên cứu chu đáo ý kiến cho các nghị định, thông tư, Luật Giao thông trình lên Quốc hội, Chính phủ xem xét điều chỉnh, bổ sung để quản lý hiệu quả nhất loại hình dịch vụ vận tải này, như phát biểu của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng: “Nếu loại hình kinh doanh bằng phần mềm Uber chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật, các Nghị định, Thông tư, hướng dẫn, mình có trách nhiệm bổ sung để hợp pháp hoá”. Ngoài ra, Việt Nam nên thu 30- 50% lợi nhuận từ Uber như một nghĩa vụ bắt buộc đối với doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực giao thông, vận tải phải đóng góp vào việc xây dựng, sửa chữa, bảo dưỡng đường bộ.

Bảo Hiểm Bảo Việt (theo daidoanket.vn)

 

 

 

Copyright © Bảo Hiểm Bảo Việt.