Giảm thủ tục cho bệnh nhân khám bằng bảo hiểm y tế

Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi có hiệu lực từ 1/1/2015, để thực thi Luật có hiệu quả cũng như thu hút người dân tham gia BHYT, Hà Nội đã triển khai thế nào? Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Hà Nội Nguyễn Đức Hòa đã có cuộc trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị.

Bệnh nhân làm thủ tục khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Chương Mỹ, Hà Nội. Ảnh Hải Lý

KTĐT – Bệnh nhân làm thủ tục khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Chương Mỹ, Hà Nội. Ảnh Hải Lý

Thưa ông, theo quy định mới của Luật BHYT sửa đổi, người dân tham gia BHYT theo hộ gia đình có được ưu tiên gì không?
– Để khuyến khích người dân tham gia BHYT theo hộ gia đình, Luật BHYT sửa đổi đã quy định ưu tiên giảm trừ mức đóng BHYT từ thành viên thứ hai trở đi khi tất cả thành viên thuộc hộ gia đình tham gia BHYT. Cụ thể được thực hiện như sau: Người thứ nhất có mức đóng bằng 4,5% mức lương cơ bản; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ 

Ngành y tế đã quyết liệt chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh giảm bớt các thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho người dân khi khám, chữa bệnh bằng BHYT. Hiện, thời gian trung bình cho một lượt khám bệnh đã giảm được khoảng 50 phút. Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng chỉ đạo các cơ sở y tế phải tăng cường nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, thực hiện nghiêm quy tắc ứng xử để làm hài lòng bệnh nhân. Bộ Y tế quyết tâm xử lý nghiêm những sai phạm của y, bác sĩ thông qua việc kiểm tra, phản ánh qua đường dây nóng.
Bà Tống Thị Song Hương – Vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế)

người thứ năm trở đi đóng chỉ còn bằng 40% mức đóng của người thứ nhất. Quy định này sẽ khắc phục tình trạng cấp trùng thẻ BHYT, hạn chế tình trạng chỉ có người ốm mới tham gia BHYT, bảo đảm sự chia sẻ ngay trong hộ gia đình. Đối với hộ gia đình làm nông – lâm – ngư – diêm nghiệp có mức sống trung bình được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng BHYT.
Hà Nội sẽ trích quỹ BHYT kết dư như thế nào, thưa ông?
– Luật quy định trích 20% số kinh phí kết dư quỹ khám chữa bệnh BHYT (nếu có) tại các địa bàn để sử dụng vào việc tăng mức hỗ trợ đóng BHYT cho các nhóm đối tượng thuộc hộ gia đình làm nông, lâm, ngư và diêm nghiệp có mức sống trung bình, hộ cận nghèo… Số tiền này cũng được sử dụng để nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị cho tuyến dưới; nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Các trường mầm non nếu đủ điều kiện, có phòng y tế khám bệnh, sơ cấp cứu cũng được trích lại 5% tổng thu quỹ BHYT để chăm sóc sức khỏe ban đầu cho các cháu. Các cơ sở làm việc, DN có điều kiện y tế khám bệnh cũng được trích lại 1% quỹ.
Để tránh hiện tượng trục lợi, khai khống BHYT, Hà Nội đã triển khai các biện pháp quản lý cụ thể nào?
– BHXH Hà Nội đã cập nhật hệ thống giám định, chống trục lợi BHYT trên toàn TP theo các quy định của Luật BHYT sửa đổi 2015. Từ tháng 6/2014, BHXH Hà Nội thành lập các tổ cán bộ giám định, thanh quyết toán thường trực tại các bệnh viện thay vì chỉ cử 1 – 2 cán bộ như trước đây. Các tổ này có nhiệm vụ kiểm soát các dữ liệu, tỷ lệ thanh toán, kịp thời phát hiện các sai sót. Nếu phát hiện những trường hợp thanh toán BHYT không hợp lý sẽ trực tiếp kiểm tra lại trên hồ sơ, thậm chí đến tận nhà đối tượng được hưởng BHYT kiểm tra để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người tham gia BHYT.
Đảm bảo cho việc áp dụng hiệu quả Luật BHYT sửa đổi trong thời gian tới, BHXH Hà Nội đã có những hỗ trợ nào cho các bệnh viện?
– Luật BHYT sửa đổi 2015 đã mở rộng thêm nhiều đối tượng được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh, cải cách nhiều thủ tục khám, chữa bệnh. Người bệnh được hưởng quyền lợi khám, chữa bệnh cao hơn, tháo gỡ các khó khăn, phiền hà thủ tục hành chính. Do đó, để tạo điều kiện cho các cơ sở khám, chữa bệnh áp dụng các quy định mới, BHXH Hà Nội đã có nhiều hỗ trợ về mảng công nghệ thông tin. Tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh của TP trước đây dùng phần mềm của cơ quan BHXH Hà Nội đến nay đều được nâng cấp cập nhật theo đúng các quy định của Luật BHYT sửa đổi 2015. Các bệnh viện đều đã sẵn sàng cài đặt sử dụng phần mềm, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân và cả nhà quản lý.
Xin cảm ơn ông!

Bảo Hiểm Bảo Việt (Theo ktdt.vn)

Copyright © Bảo Hiểm Bảo Việt.