Đột phá về cải thiện môi trường kinh doanh

Trong năm 2015, để nâng tính cạnh tranh và cải thiện môi trường kinh doanh, thời gian nộp thuế sẽ được phấn đấu còn không quá 121,5 giờ/năm và thời gian nộp bảo hiểm xã hội không quá 49,5 giờ/năm. 

Sáng nay (19/3), tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo: “Nâng cao năng lực cạnh tranh: Doanh nghiệp chung tay trong cải cách thể chế”. Tại đây, những mục tiêu về việc cải cách các thủ tục hành chính trong doanh nghiệp đã được được ra.

Cải thiện môi trường kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh

Theo báo cáo cập nhập về Môi trường kinh doanh công bố tháng 10/2014 của Ngân hàng Thế giới (số liệu tính đến tháng 6/2014), xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể.

Tại Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu công bố tháng 9/2014 của Diễn đàn Kinh teé thé giới (WEF), chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam tăng 2 bậch, từ 70 lên 68/148 nền kinh tế. Các tổ chức xếp hàng tín nhiệm quốc tế cũng đã nâng mức xếp hạng tín dụng của Việt Nam (Moodys nâng từ mức B2 lên B1, Fitch nâng từ B+ lên BB- và đều đánh giá với triển vọng ổn định).

Trong khi đó, ở trong bảng đánh giá về năng lực cạnh tranh của Diễn đàn kinh tế thế giới, Việt Nam đã xếp hạng ở mức khá xa so với nhiều nước trong khu vực. Trong đó, Singapore xếp thứ 2, Malaysia thứ 20, Thái Lan thứ 31, Indonesia thứ 34, Philippines thứ 52, Việt Nam thứ 68.

  Ảnh minh họa

  Trong năm 2015, thời gian nộp thuế còn không quá 121,5 giờ/năm và thời gian nộp bảo hiểm xã hội không quá 49,5 giờ/năm. Ảnh minh hoạ

Trước bối cảnh  trên, để cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong hai năm 2015- 2016, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các Bộ, cơ quan và địa phương triển khai nhiều giải pháp đồng bộ. Trong đó, tập trung thực hiện có hiệu quả 3 đột phá chiến lược gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh, phấn đấu cải thiện điểm số và vị trí xếp hạng về môi trường kinh doanh (theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới) và năng lực cạnh tranh quốc gia (theo xếp hạng của Diễn đàn kinh tế thế giới).

Bảo đảm các loại thị trường hàng hóa, lao động, chứng khoán, bất động sản, khoa học công nghệ… vận hành đầy đủ, thông suốt và ngày càng trở thành yếu tố quyết định trong huy động và phân bố các nguồn lực cho phát triển.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh và đời sống, coi đây là phương thức phát triển mới để đổi mới quy trình, sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp, của quốc gia.

Chia sẻ về mục tiêu này, bà Đặng Phương Dung – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng, đây là những chỉ tiêu cực kỳ quan trọng trong việc hội nhập kinh tế, nó không chỉ phục vụ cho những Tập đoàn lớn mà cho cả doanh nghiệp nhỏ và vừa. “Nói như cộng đồng thế giới hay nói là khu vực kinh tế tư nhân, xã hội phát triển phải làm thế nào cho các loại hình doanh nghiệp đều phát triển. Tôi tin ở điểm mới này, các cơ quan bộ, ban ngành sẽ phấn đấu đạt được những mục tiêu đã đặt ra”, bà Dung nói.

Cũng theo bà Dung, từ 2014 chúng ta đã đưa ra nhiều chỉ tiêu cải thiện môi trường cạnh tranh cụ thể, dựa trên bộ tiêu chí đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB) và chấm dứt những Nghị định chung chung, vì dưới góc độ doanh nghiệp luôn muốn sự thực tiễn.

Giảm mạnh các thủ tục hành chính

Thực hiện mục tiêu cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong 2 năm 2015 – 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 19/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, với 3  đột phát chiến lược gắn với tái cấu nền kinh tế, chuyển đổi môi hình tăng trưởng.

Theo đó, trong năm 2015, phấn đấu các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh của nước ta đạt và vượt mức trung bình của các nước ASEAN-6. Thời gian nộp thuế còn không quá 121,5 giờ/năm và thời gian nộp bảo hiểm xã hội không quá 49,5 giờ/năm.

Cùng với đó, thời gian hàng hóa nhập khẩu qua biên giới tối đa là 13 ngày với hàng hóa xuất khẩu, 14 ngày với hàng hóa nhập khẩu. Thời gian thực hiện các thủ tục khởi sự kinh doanh tối đa là 6 ngày. Thời gian tiếp cận điện năng đối với lưới điện trung áp tối đa 36 ngày. Thời gian thực hiện thủ tục phá sản doanh nghiệp còn tối đa 30 tháng.

Riêng năm 2016, phấn đấu chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam tối thiểu đạt mức trung bình của nhóm nước ASEAN-4 trên một số chỉ tiêu chủ yếu theo thông lệ quốc tế. Trong đó, khởi sự kinh doanh thuộc nhóm 60 nước đứng đầu và thời gian thực hiện thủ tục tiếp cận điện năng đối với lưới điện trung áp tối đa là 35 ngày. Chỉ số bảo vệ nhà đầu tư thuộc nhóm 50 nước đứng đầu.

Tổng thời gian nộp thuế và bảo hiểm bắt buộc không quá 168 giờ/năm. Đơn giản hóa thủ tục và rút ngắn thời gian xin cấp phép xây dựng theo phương pháp xác định của Ngân hàng Thế giới, tối đa không quá 77 ngày (bao gồm cả thời gian lấy ý kiến của các cơ quan liên quan như chấp nhận đấu nối điện, nước, môi trường, phòng cháy chữa cháy, độ tĩnh không…). Ngoài ra, đơn giản thủ tục và rút ngắn thời gian đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản xuống còn không quá 14 ngày (hiện nay là 57 ngày).

Đặc biệt, phấn đấu đến năm 2016, chỉ số tiếp cận tín dụng thuộc nhóm 30 nước đứng đầu trong nhóm các nước được Diễn đàn Kinh tế thế giới xếp hạng. Đạt mức ASEAN-4 về cải cách hành chính thuế đối với 3 nhóm chỉ tiêu mới là: kiểm tra trước hoàn thuế, thực hiện quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra thuế; thời gian và kết quả xử lý những khiếu nại về thuế.

Giảm thời gian hoàn thành thủ tục xuất khẩu xuống còn dưới 10 ngày và thời gian nhập khẩu xuống còn dưới 12 ngày. Đơn giản hóa thủ tục, quy trình và rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp thương mại xuống còn tối đa 200 ngày (hiện nay là 400 ngày) và 24 tháng (hiện nay là 60 tháng), nhất là với các tranh chấp quy mô nhỏ và giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua tòa án.

Bảo Hiểm Bảo Việt (Theo media.vn)

Copyright © Bảo Hiểm Bảo Việt.