Cần xử lý hình sự hành vi trục lợi bạo hiểm

Những ý kiến hay, đề xuất đúng nhằm tìm ra những giải pháp giảm thiểu vấn nạn trục lợi bảo hiểm, góp phần mang lại môi trường bảo hiểm lành mạnh, công bằng, đó là nội dung của Hội thảo “ Phòng chống trục lợi bảo hiểm” do Công ty Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam phối hợp cùng Học viện Cảnh sát Nhân dân tổ chức vào sáng ngày 5/8 tại thành phố Vinh.

Toàn cảnh hội thảo

Theo báo cáo tại hội thảo, hàng năm có khoảng 9.000 trường hợp gian lận bảo hiểm được phát hiện, gây thất thoát hàng trăm tỷ đồng của các doanh nghiệp bảo hiểm, ảnh hưởng đến quyền lợi bảo hiểm của người dân. Số liệu thống kê của Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam cho thấy, từ năm 2007 đến năm 2011, đã phát hiện hơn 44.700 vụ trục lợi bảo hiểm, với tổng số tiền lên tới 410 tỷ đồng. trong đó, lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ là hơn 3.970 vụ, với tổng số tiền hơn 149 tỉ đồng.

Trình bày tại hội thảo, ông Nguyễn Khắc Đạt, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm Prudential Việt Nam cho biết: Trục lợi bảo hiểm đang là vấn đề đáng báo động, trên thực tế có 15 hình thức trục lợi điển hình như trục lợi trên QLBH thương tật, tai nạn; trục lợi trên QLBH tử vong; trục lợi trên LBH chăm sóc sức khỏe với các hành vi hết sức tinh vi, đa dạng: đơn cử như hành vi nằm viện dài ngày, mượn thẻ bảo hiểm y tế, tạo hồ sơ nằm viện khống, lập hồ sợ bệnh viện giả; làm giấy tờ chứng tử giả, lùi ngày tử vong, khai báo không chính xác sự kiện bảo hiểm… những hành vi trục lợi này không chỉ gây ảnh hưởng cho doanh nghiệp bảo hiểm nhưng thực ra là gây thiệt hại cho cộng đồng những người ham gia bảo hiểm, từ đó gây tác hại cho xã hội. Tiền trục lợi bảo hiểm ảnh hưởng đến quỹ của những người tham gia bảo hiểm mà doanh nghiệp đang quản lý.

Tuy nhiên vấn đề đặt ra hiện nay là tại sao trục lợi bảo hiểm ngày càng trở nên khó kiểm soát và nghiêm trọng?. Dưới góc độ hệ thống pháp luật, đại diện cơ quan cảnh sát điều tra, Thượng tá Hồ Bá Võ, Phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an Nghệ An cho rằng hệ thống pháp luật hiện tại cũng như thực tế áp dụng chưa đủ sức răn đe đối với hành vi trục lợi. Các quy định về pháp luật hình sự ở Việt Nam hiện tại chưa có quy định cụ thể cho hành vi trục lợi bảo hiểm. Khi yêu cầu cơ quan điều tra can thiệp, doanh nghiệp chỉ có thể viện dẫn điều 139 tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của luật hình sự, tuy nhiên trên thực tế áp dụng thì vẫn còn những khó khăn, bất cập, khiến giảm thiểu động lực phát hiện và báo cáo hành vi trục lợi cho cơ quan chức năng từ phía bên bị hại là doanh nghiệp bảo hiểm. Trong khi đó, để điều tra trục lợi bảo hiểm ở cơ sở các địa phương hiện nay đang thực sự khó khăn, cần có sự hợp tác, quan tâm của các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý. Do vậy cần sớm hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan để chống hành vi trục lợi bảo hiểm, ông Võ nói.

Tại hội thảo có rất nhiều ý kiến, đề xuất của các đại biểu cũng đã cung cấp cái nhìn thực tiễn, toàn diện, nhấn mạnh tính nghiêm trọng đáng báo động trước hiện trạng trục lợi bảo hiểm ngày càng tăng cao về số lượng qua các chiêu thức tinh vi, đa dạng. Hội thảo cũng đã tìm ra nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu dần tiến tới chấm dứt vấn nạn trục lợi bảo hiểm đã được đề xuất như: Bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện các văn bản qui phạm pháp luật liên quan; hình sự hóa một số hành vi gây nguy hiểm cho xã hội trong trục lợi bảo hiểm; đề nghị doanh nghiệp bảo hiểm được phối hợp với lực lượng cảnh sát điều tra trong việc điều tra, khởi tố những hành vi trục lợi bảo hiểm nhân thọ; kiến nghị với ngành y tế trong việc kiểm soát chặt chẽ thông tin người đến khám chữa bệnh và quy trình quản lý hồ sơ bệnh án; tăng cường công tác tuyên truyền cho quần chúng nhân dân về hậu quả của hành vi trục lợi bảo hiểm.

Cũng tại hội thảo, Đại tá, PGS.TS Trần Minh Chất, PGĐ Học viện Cảnh sát Nhân dân khẳng định:’Hội thảo phòng chống trục lợi bảo hiểm lần này được xem là động thái tích cực ban đầu trong việc phản ứng, đấu tranh chống lại nạn trục lợi bảo hiểm, góp phần mang lại môi trường bảo hiểm lành mạnh, công bằng tại Việt Nam’.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Lê Xuân Đại đánh giá cao ý nghĩa của hội thảo lần này đã tìm ra ra những giải pháp hữu hiệu nhằm ngăn ngừa hiệu quả thực trạng gian lận bảo hiểm đang diễn ra khá phố biến như hiện nay. Ông Đại cũng ghi nhận những đóng góp trong thời gian qua trên địa bàn Nghệ An của Bảo hiểm nhân thọ Prudential trong việc đóng góp cho ngân sách Nhà nước, góp phần tạo thêm cơ hội việc làm cho rất nhiều người dân. Người dân đã an tâm hơn trong kế hoạch tài chính của mình và có điều kiện để tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc y tế hiện đại, góp phần bảo vệ nâng cao sức khỏe cho bản than, gia đình và người than. Không chỉ dừng lại ở đối tượng là khách hàng, mà bảo hiểm nhân thọ Prudential còn vươn ra cộng đồng, đã có rất nhiều công trình phúc lợi xã hội, công trình từ thiện được công ty tài trợ như xây nhà tình nghĩa, khám chữa bệnh, trao học bổng cho trẻ em nghèo. Đặc biệt trong năm 2014, bảo hiểm Prudentia đã tài trợ cho chương trình khám sang lọc bệnh tim cho trẻ em nghèo ở Hưng Nguyên, Nam Đàn và Thanh Chương và cấp 135 xe đạp cho trẻ em nghèo của 3 địa phương này.

Theo (Giadinh)

Bảo Hiểm Bảo Việt

Copyright © Bảo Hiểm Bảo Việt.