Thông tư mới chỉnh sửa, bổ sung một số quy định để phù hợp với các căn cứ pháp lý hiện hành cũng như thực tiễn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán.
Cụ thể, Thông tư quy định cho phép cá nhân người từ đủ 15 tuổi đến 18 tuổi có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để phù họp với quy định tại Bộ luật Dân sự và khoản 2 Điều 10 Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt.
Thông tư cũng bổ sung các quy định cho phép ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện việc mở, sử dụng tài khoản thanh toán thông qua phương tiện điện tử như: hướng dẫn vể trình tự, thủ tục mở tài khoản thanh toán đối với trường hợp khách hàng gửi hồ sở mở tài khoản thông qua phương tiện điện tử; cho phép ngân hàng, chỉ nhảnh ngân hàng nước ngoài được hướng dẫn khách hàng các nguyên tắc và điều kiện sử dụng tài khoản thanh toán khi giao dịch theo phương thức giao dịch điện tử phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành và đảm bảo có đủ thông tin cần thiết để kiểm tra, đổi chiếu và nhận biết khách hàng trong quả trình sử dụng tài khoản thanh toán.
Bên cạnh đó, để giảm thủ tục hành chính, Thông tư cho phép sử dụng giấy tờ là bản sao không có chứng thực (kèm bản chính để đối chiếu) trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán.
Thông tư dành một chương riêng về việc mở và sử dụng mở tài khoản thanh toán tại NHNN và phân biệt với việc mở, sử dụng tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Thông tư sử dụng một số thuật ngữ như “tài khoản thanh toán”, “tài khoản thanh toán chung”; “tạm khóa tài khoản”, “phong tỏa tài khoản”,… để thống nhất với các thuật ngữ đã được sử dụng tại Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 và Nghị định số 101/2012/NĐ-CP;
Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 15/10/2014./.