Hiện tôi vẫn còn giữ quyết định này. Trong thời gian đi học, những ngày được nghỉ tôi vẫn về trường tham gia giảng dạy. Sau khi học xong đại học, tôi về trường cũ dạy 1 năm thì được điều động lên dạy ở một trường THPT công lập.
Vậy thời gian 4 năm đi học đại học của tôi có được tính bảo hiểm xã hội hay không? – Hoàng Thanh Phương– Bạc Liêu (nguyennhangv@gmail.com)
Trả lời:
Ngày 30/1/2007, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số: 03/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Tại Điểm 1 Mục A của Thông tư trên hướng dẫn: Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc theo hợp đồng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Điều 2 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP bao gồm:
Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật về lao động;
Người lao động, xã viên, kể cả cán bộ quản lý làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên trong hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
Công nhân quốc phòng, công nhân công an làm việc trong các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang;
Người lao động quy định tại các điểm a, b, c và điểm d khoản này được cử đi học, thực tập, công tác trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công ở trong nước;
Người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, bao gồm các loại hợp đồng sau đây:
– Hợp đồng với tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp được phép hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài dưới hình thức thực tập, nâng cao tay nghề và doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài có đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài;
– Hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam nhận thầu, trúng thầu công trình ở nước ngoài;
– Hợp đồng cá nhân.
Đối tượng áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc nêu tại khoản này sau đây gọi chung là người lao động. Đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại điểm e khoản này chỉ thực hiện chế độ hưu trí và tử tuất không bao gồm người lao động làm việc theo hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam nhận thầu, trúng thầu công trình ở nước ngoài.
Căn cứ vào hướng dẫn trên và theo thư bạn viết, trường hợp của bạn trong thời gian được cử đi học đại học vẫn được đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc liên tục (áo dụng theo Tiết đ, Điểm này).
Bảo Hiểm Bảo Việt (theo giaducthoidai.vn)