Mua bảo hiểm du lịch Hà Lan và những điều nên biết về Hà Lan
Hà Lan, còn gọi là Hoà Lan (tiếng Hà Lan: Nederland), là một trong số bốn quốc gia cấu thành của Vương quốc Hà Lan, cương vực bao gồm Hà Lan bản thổ nằm ở tây bắc châu Âu và một số đảo ở vùng biển Caribe. Hà Lan bản thổ chiếm đại bộ phận lãnh thổ Hà Lan, phía bắc và phía tây giáp biển Bắc, phía đông giáp nước Đức, phía nam giáp nước Bỉ.
Hà Lan là một trong những quốc gia có mật độ dân số cao và nằm thấp nhất so với mực nước biển trên thế giới. Hà Lan có khoảng 27% diện tích và 60% dân số nằm ở khu vực có độ cao dưới mực nước biển.[3][4] Và Hà Lan nổi tiếng với các con đê, cối xay gió, giày gỗ, hoa tulip và sự đa dạng về xã hội. Các chính sách tự do của quốc gia này thông thường được đề cập tới ở nước ngoài. Quốc gia này là nơi đặt trụ sở của Tòa án Quốc tế vì Công lý. Amsterdam là thủ đô chính thức được công nhận trong hiến pháp. Den Haag (hay còn gọi là La Haye theo tiếng Pháp) là thủ đô hành chính (nơi hội họp của chính phủ), nơi ở của Nữ hoàng, và là nơi đặt trụ sở của nhiều đại sứ quán, của Toà án quốc tế.
Hà Lan cũng là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới cho phép sử dụng ma tuý công khai; công nhận mại dâm như một nghề hợp pháp, khu phố mại dâm hay còn gọi là khu Đèn Đỏ ở Amsterdam còn là một điểm đến trong hầu hết các tour du lịch. Hà Lan cũng đi tiên phong trong việc công nhận kết hôn đồng giới.
Hà Lan đứng thứ năm trong danh sách năm 2004 về đánh giá các quốc gia theo tiêu chuẩn mức sống, sau Na Uy,Thụy Điển, Úc và Canada.
Tên gọi
Các danh xưng “Hà Lan” (chữ Hán: 荷蘭), “Hoà Lan” (和蘭) và “Ni Đức Lan” (尼德蘭) trong tiếng Việt bắt nguồn từ dịch danh của nước này trong Hán văn. “Hà Lan” và “Hoà Lan” là dịch âm của tên gọi “Holland”, vốn là chỉ một vùng nằm ở tây bộ Hà Lan, về sau trở thành tục xưng của “Ni Đức Lan” (là dịch âm của tên gọi “Nederland”. Tại Hà Lan cách gọi lấy bộ phận thay cho chỉnh thể, dùng tên gọi “Holland” để chỉ toàn bộ đất nước thường được chấp nhận nhưng nhiều người ở các vùng khác không thích cách gọi này.[5] Tên gọi “Hà Lan” cũng thường được dùng để chỉ cảVương quốc Hà Lan mặc dù Vương quốc Hà Lan không phải chỉ bao gồm có Hà Lan.
Địa lý
Khoảng một nửa nước Hà Lan có độ cao ít hơn 1 mét trên mặt biển, một vài vùng còn thấp hơn cả mực nước biển. Điểm cao nhất của nước Hà Lan, Vaalserberg nằm ở phía đông-nam, cao hơn mức Amsterdam 322,50 m, tại đấy cũng là góc 3 nước, giáp ranh giới với Đức và Bỉ.
Nhiều phần của Hà Lan thí dụ như gần toàn bộ tỉnh Flevoland được tạo thành do lấn biển chiếm đất. Vào khoảng 1/5 (18,41%) diện tích là nước, trong đó phần lớn nhất là IJsselmeer, ngày xưa nguyên là một vịnh của biển Bắc, đã được ngăn bằng một con đập dài 29 km vào năm 1932 để lấy đất. Các con sông quan trọng nhất của Hà Lan là sông Rhein, sông Waal và sông Maas.
Hướng gió chính ở Hà Lan là hướng tây-nam với kết quả là một khí hậu đại dương ôn hòa với mùa hè mát và mùa đông không lạnh. Hà Lan có ranh giới về phía tây và phía bắc là biển Bắc, về phía đông là Đức và về phía nam là Bỉ.
Chính trị
Từ sau khi cuộc chiếm đóng của Pháp chấm dứt vào năm 1815, nước Hà Lan có một nền quân chủ nghị viện, đứng đầu làhoàng gia Hà Lan Oranien-Nassau. Hà Lan được coi là một trong những nước tự do nhất thế giới (về báo chí, mại dâm, sử dụng ma túy..) xuất phát từ đề cao chủ nghĩa cá nhân, nhân quyền.
Nữ hoàng vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là thành phần của chính phủ bên cạnh Thủ tướng và các Bộ trưởng. Nữ hoàng có trách nhiệm đọc các bài phát biểu hàng năm, khai mạc quốc hội và thông qua kế hoạch năm của chính phủ vào ngày Thứ Ba tuần thứ ba của Tháng Chín. Nữ Hoàng có vai trò quan trọng trong việc lập chính phủ mới sau khi bầu nghị viện.[6]
Hiến pháp
Hiến pháp là nền tảng pháp lý của Hà Lan, quy định những nguyên tắc chính của nhà nước Hà Lan là: Chế độ quân chủ; Nền dân chủ thông qua đại diện; Chế độ pháp quyền; và Phi tập trung hoá (1. Monarchy 2. Representative democracy 3. The rule of law 4. Decentralisation).
Nguyên thủ quốc gia
Nguyên thủ quốc gia từ 1980 là Nữ Hoàng Beatrix. Con trai của bà, Willem-Alexander là người nối ngôi; cùng với người vợ là bà Màxima ông có 3 người con gái, Catharina-Amalia và Alexia. Theo Hiến pháp, Beatrix là thành viên của chính phủ và bổ nhiệm các bộ trưởng. Trên thực tế, sau khi bầu cử Hoàng hậu cử một thông tin viên (informateur) hỏi các phái chính trị trong Quốc hội. Sau bản tường trình, Hoàng hậu cử một thành lập viên (formateur), người có thể sẽ là thủ tướng tương lai, thành lập chính phủ.
Ngày 30 tháng 4 năm 2013, nữ hoàng Beatrix thoái vị, con trai bà Willem-Alexander, Hoàng tử xứ Orange trở thành vua Hà Lan sau 123 năm nước này trị vì bởi các nữ hoàng.
Nội các
Nội các hiện nay của Hà Lan bao gồm 1 Thủ tướng, 2 Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng, 14 Bộ trưởng, 9 Quốc Vụ Khanh.
Thủ tướng hiện nay là Mark Rutte thuộc Đảng Nhân dân vì Tự do và Dân chủ (Volkspartij voor Vrijheid en Democratie/VVD), nhậm chức từ tháng 10 năm 2010.
Quốc hội
Quốc hội (Staten-Generaal) bao gồm 2 viện. Việc bầu cử 150 thành viên của Viện thứ hai (Tweede Kamer) thông thường được tiến hành 4 năm một lần. Viện này thật ra là quốc hội, đại diện cho nhân dân và kiểm tra chính phủ.
Viện thứ nhất (Eerste Kamer) là Thượng viện bao gồm 75 đại diện của các hội đồng tỉnh và cũng được bầu 4 năm một lần. Công việc của Viện thứ nhất trước nhất là thẩm định những luật lệ do Viện thứ hai là Hạ viện đưa ra; trong những trường hợp nhất định Viện thứ nhất có thể ngăn chận một đạo luật bằng quyền phủ quyết.
Hệ thống pháp lý (The Judicial System)
Toà án Tối cao gồm các thẩm phán do Nữ hoàng bổ nhiệm suốt đời từ danh sách do Hạ viện đề cử. Hệ thống tư pháp được thực hiện bởi các thẩm phán được bổ nhiệm và không có chế độ Bồi thẩm đoàn. Dưới Toà Tối cao có 3 loại toà án khác: 61 toà án khu chuyên xét xử các vụ hình sự và dân sự nhỏ; 19 Toà án quận xử các vụ quan trọng hơn và 5 Toà Phúc thẩm xử khiếu nại từ các toà án cấp quận.
Ngoài ra hệ thống pháp lý Hà Lan còn có các toà án hành chính và toà án quân sự. Các toà án hành chính được chuyên môn hoá trong nhiều lĩnh vực như thương mại và công nghiệp, thuế, tài chính… Hiến pháp Hà Lan bác bỏ việc áp dụng xét xử bằng bồi thẩm đoàn và án tử hình.[7]
Chính sách xã hội
Trong những thập niên vừa qua, nước Hà Lan được biết đến đặc biệt là vì những quy định pháp luật tự do về những chất gây nghiện “mềm” (đọc Coffeeshop), vềmại dâm (là một nghề được luật pháp công nhận và người mại dâm vì thế có bảo hiểm xã hội), về việc phá thai cũng như về việc giúp người chết không đau đớn (tiếng Anh: euthanasia). Hà Lan cũng là quốc gia đầu tiên tạo khả năng cho hôn nhân của những người đồng tính luyến ái.
Trừ những thành phố gọi là Randstad (Amsterdam, Rotterdam và Den Haag), cởi mở và khoan dung trong quần chúng một phần đi theo sau những luật lệ tự do của chính mình này.
Vào ngày 2 tháng 11 năm 2004 nhà đạo diễn phim phê bình đạo Hồi Theo van Gogh bị giết chết tại Amsterdam. Tiếp theo sau đó là nhiều vụ đốt cháy nhà thờ đạo Hồi và tấn công nhà thờ Thiên Chúa giáo của người theo đạo Hồi. Các vụ việc đã khởi đầu cho nhiều thảo luận mãnh liệt về hội nhập người nước ngoài và về việc chung sống của những văn hóa và tôn giáo khác nhau.
Bắt đầu từ ngày 15 tháng 3 năm 2006 những người muốn di dân vào Hà Lan phải trải qua một thử nghiệm. Cuộc thử nghiệm bao gồm nhiều câu hỏi về kiến thứcngôn ngữ, văn hóa và vài đề tài khác. Thêm vào đó hiện nay đang thảo luận về một đạo luật cấm sử dụng những thứ tiếng khác ngoài tiếng Hà Lan nơi công cộng.
Quân sự
Nghĩa vụ quân sự nói chung được hoãn vô hạn định từ năm 1996. Nước Hà Lan vì thế có một quân đội chuyên nghiệp. Lực lượng quân sự bao gồm tổng cộng 53.130 người, trong đó 23.150 người thuộc lục quân, 11.050 người thuộc không quân và 12.130 người thuộc hải quân. Bên cạnh đó, từ năm 1998 còn có Koinklijke Marechaussee (cảnh sát biên phòng) là một phần độc lập của quân đội. Chi phí cho quân sự chiếm 1,6% tổng sản phẩm quốc nội (Đức: 1,5%, USA 3,4%)
Lục quân của nước Hà Lan (Koninklijke Landmacht) được liên kết chặt chẽ với lực lượng lục quân Đức thông qua Quân đoàn 1 Đức-Hà Lan.
Phân chia hành chính
Khởi sự ban đầu năm 1579 với 7 tỉnh, 2 tỉnh Nord-Brabant và Limburg được thêm vào sau đó. Drenthe cũng trở thành một tỉnh riêng và tỉnh Holland được chia thành Holland-Bắc và Holland-Nam vào năm 1840. Tỉnh trẻ nhất là Flevoland, chỉ được thành lập từ 1986. Từ ngày 1 tháng 1 năm 1986 Hà Lan được chia thành 12 tỉnh (provincies). Các tỉnh lại được chia thành 483 làng (gemeenten). Tỉnh của Hà Lan là vùng cấp hai của Liên minh châu Âu. Làng là vùng cấp ba. Mười hai tỉnh nhóm lại thành 4 vùng liên tỉnh (Landsdelen). Bốn vùng liên tỉnh này thực ra không phải là một cấp hành chính mà chỉ nhóm lại để phục vụ công tác thống kê. Mỗi vùng liên tỉnh là một vùng cấp một của Liên minh châu Âu.
Đối ngoại
Hà Lan là nạn nhân của nhiều cuộc chiến tranh (Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Anh…). Trước chiến tranh thế giới thứ 2, Hà Lan theo đường lối trung lập. Sau khi bịphát xít Đức chiếm (hoàng gia phải chạy ra nước ngoài), Hà Lan liên kết với phe đồng minh và phương Tây, tham gia sáng lập và có vai trò quan trọng (đóng góp nhiều sáng kiến và tài chính) ở nhiều tổ chức quốc tế như UN, EU, IMF, Ngân hàng Thế giới, CSCE, GATT, WTO, NATO, ASEM…
Hà Lan ưu tiên củng cố quan hệ với đồng minh truyền thống như Mỹ, NATO, Tây Âu, Nhật. Ngoại trưởng hiện nay (Verhagen) coi “Mỹ là đồng minh quan trọng nhất” (có 3 Tổng thống Mỹ gốc Hà Lan, hai nước mới kỷ niệm 400 năm quan hệ 1609 – 2009, Hà Lan đầu tư hơn 150 tỉ USD ở Mỹ – lớn thứ 3 sau Anh và Nhật, Mỹ là nhà đầu tư lớn nhất ở Hà Lan với hơn 200 tỉ USD). Hà Lan chú trọng quan hệ với các nước đang phát triển (một phần vì thuộc địa trước đây), tranh thủ tài nguyên, thị trường tiêu thụ…[8]
Về viện trợ phát triển, từ tháng 2 năm 1999, chính phủ Hà Lan quyết định giảm số nước được nhận viện trợ song phương từ 70 xuống còn 17 nước là Bangladesh,Bolivia, Ethiopia, Burkina Faso, Eritrea, Ghana, Ấn Độ, Macedonia, Mali, Mozambique, Nicaragua, Sri Lanka, Tanzania, Uganda, Việt Nam, Yemen, Zambia. Hiện nay gồm 21 nước. Trong quá trình chọn lựa danh sách các nước được nhận viện trợ song phương, chính phủ Hà Lan đã đặt ra nhiều tiêu chuẩn, trong đó có:
1) Chính sách kinh tế – xã hội có chất lượng tốt;
2) Trình độ quản lý đạt yêu cầu, nhất là trình độ quản lý các quỹ công.
Về nhân quyền, Bộ Ngoại giao Hà Lan đã quyết định thành lập Vụ Nhân quyền và gìn giữ hoà bình, chỉ định Đại sứ nhân quyền (Ambasador for Human Rights).[7]
Hà Lan đặc biệt ưu tiên hợp tác trong lĩnh vực xây dựng luật pháp quốc tế (Toà án hình sự), an ninh, xây dựng châu Âu, nhân quyền, xoá đói giảm nghèo, chú trọng lĩnh vực năng lượng, môi trường, biến đổi khí hậu.
Năm 2010, Hà Lan sẽ đóng góp 3,6 tỉ euro cho EU (năm 2009 là hơn 7 tỉ euro). Chính phủ mới sẽ tiếp tục chính sách của chính phủ trước: coi trọng quan hệ với các nước láng giềng (Pháp, Bỉ, Luxembourg), các nước thành viên EU, NATO. Ngay sau khi Chính phủ mới được thành lập, Thủ tướng Mark Rutte đã thăm Bỉ vàLuxembourg, Ngoại trưởng Uri Rosenthal thăm Bỉ, gặp song phương với Tổng Thư ký NATO và Đại diện cấp cao Chính sách đối ngoại và An ninh chung của EU. Ngoài ra, Chính phủ của Thủ tướng Mark Rutte tiếp tục coi Mỹ là đối tác chiến lược; tranh thủ các nước đang phát triển, đặc biệt với châu Phi và châu Á; đề cao vấn đề năng lượng, môi trường, nhân quyền, các mục tiêu thiên niên kỷ… Đối với các vấn đề quốc tế, Thủ tướng Mark Rutte tuyên bố Hà Lan sẽ tiếp tục gách vác các trách nhiệm quốc tế như đã thực hiện trong quá khứ; để ngỏ khả năng đưa nhân viên quân sự Hà Lan trở lại Afghanistan và giúp Afghanistan đào tạo cảnh sát theo đề nghị của NATO.[6]
Hợp tác phát triển là một phần quan trọng trong chính sách đối ngoại của Hà Lan. Chính sách viện trợ phát triển của Hà Lan do Chính phủ thông qua và giao cho Bộ Hợp tác phát triển thuộc Bộ Ngoại giao quản lý và điều phối việc cấp các khoản viện trợ. Hà Lan là một trong những nước có tỉ lệ viện trợ ODA cao nhất trên thế giới (0,8% GDP hàng năm), tương đương hơn 4 tỉ USD/năm, chủ yếu cho những nước chậm phát triển nhất ở châu Phi, Nam Á, Mỹ Latinh… và chủ yếu tập trung vào lĩnh vực xoá đói, giảm nghèo, quản lý nước, thuỷ lợi, giáo dục… Mức độ viện trợ của Hà Lan cho các nước tuỳ thuộc trình độ phát triển của các nước này và quan hệ chính trị nói chung.
Lịch sử
Vùng này là nơi định cư của các bộ tộc Arawak và Carib trước khi người Tây Ban Nha đến đây vào thế kỉ 16.
Hai nhà thám hiểm Alonso de Ojeda và Amerigo Vespucci phát hiện ra đảo Curaao năm 1499. Người Hà Lan đến xâm chiếm đảo Curaçao cùng hai đảo Aruba vàBonaire năm 1634, Peter Stuyvesant trở thành viên Toàn quyền đầu tiên ở Curaçao.
Sau khi Vương quốc Frank bị chia cắt, Hà Lan thuộc về Vương quốc Frank Đông (Regnum Teutinicae) và sau đó thuộc về Đế quốc La Mã Thần thánh dân tộc Đức. Dưới triều của hoàng đế Karl V, người đồng thời cũng là vua Tây Ban Nha, nước được chia thành 17 tỉnh và cũng bao gồm phần lớn nước Bỉ ngày nay. Sau tuyên bố độc lập của 7 tỉnh miền Bắc (Liên minh Utrecht) vào ngày 23 tháng 1 năm 1579 và cuộc chiến 80 năm kế tiếp theo đó chống lại dòng họ Habsburg Tây Ban Nha, nền độc lập trên hình thức đối với Tây Ban Nha được ghi nhận trong Hòa ước Münster, là một phần của Hòa ước Westfalen vào ngày 15 tháng 5 năm 1648, dẫn đến việc tách ra khỏi Đế chế Đức trong thời kỳ Trung cổ, đồng thời với Thụy Sĩ. Ngày này được xem là ngày nước Hà Lan ra đời.
Trong thời gian sau đó nước Hà Lan, là Cộng hòa Hà Lan Thống nhất (Republiek der Zeven Verenigde Nederlanden – Cộng hòa của bảy tỉnh Hà Lan Thống nhất), lớn mạnh trở thành một trong những thế lực kinh tế và hàng hải lớn nhất của thế kỷ 17. Trong thời gian đấy nhiều thuộc địa và địa điểm buôn bán được thiết lập trên toàn thế giới. Nieuw Amsterdam (Amsterdam mới) được thành lập, thành phố mà sau này được đổi tên thành New York. Tại châu Á người Hà Lan thiết lập thuộc địa Nederlands-Indië, nước Indonesia ngày nay, độc lập vào tháng 12 năm 1949. Trong vùng đông bắc Nam Mỹ (Suriname) và vùng biển Caribbean cũng thành hình thuộc địa Hà Lan (Aruba, Curaçao, Bonaire, Saba, Sint Eustatius và Saint Martin); các đảo này là phần đất tự trị của vương quốc Hà Lan. Vì thế mà vương quốc Hà Lan bao gồm chính thức là 3 phần: Hà Lan, Aruba và quần đảo Antille thuộc Hà Lan.
Năm 1796, với sự hỗ trợ của Pháp, Cộng hòa Batavia (Bataafse Republiek) được thành lập, được gọi theo bộ tộc người German là Bataver, đầu tiên định cư tại vùng giữa sông Rhein và sông Maas. Năm 1806 Napoléon thành lập Vương quốc Holland từ Cộng hòa này.
Sau khi bị nước Pháp dưới thời Napoléon I thôn tính, vương quốc Nederlande được thành lập, bao gồm cả nước Bỉ ngày nay. Vị vua đầu tiên là Wilhelm I từ dòng dõi Oranje-Nassau. Bỉ và cùng với nước Bỉ là vùng Flandern Franken Hạ giành được độc lập sau cuộc Cách mạng Bỉ năm 1830 nhưng mãi đến 1839 mới đượcWilhelm I công nhận.
Vua Hà Lan đồng thời cũng là Đại Công quốc của Luxembourg, nơi Đạo luật Salica (Lex Salica) không cho phép người nguyên thủ quốc gia là nữ. Khi Wilhelm IIIchết chỉ để lại một người con gái (nữ hoàng Wilhelmina), ngai vàng Luxembourg được chuyển về một nhánh kế thừa khác trong dòng họ Nassau và người anh em họ của Wilhelm là Adolf von Nassau kế nhiệm tại đó.
Nước Hà Lan chính thức trung lập trong Đệ nhất thế chiến và đã có thể thành công trong việc không tham gia vào cuộc chiến. Thế nhưng Hà Lan vẫn động viên toàn bộ quân đội cho đến khi chiến tranh kết thúc và thêm vào đó là phải đối phó với làn sóng người di tản từ nước Bỉ bị Đế chế Đức chiếm đóng.
Trong Đệ nhị thế chiến chính phủ Hà Lan cũng đã cố gắng không tham gia chiến tranh; những lời cảnh báo khác đi không được tin. Thế nhưng Hitler đã ra lệnh xâm chiếm Hà Lan, để có thể thôn tính nước Pháp từ phía Bắc vòng qua tuyến phòng thủ Maginot. Sau 3 ngày chiến đấu, quân đội Đức bắt buộc Hà Lan đầu hàng vào đêm 14 tháng 5 năm 1940 bằng cuộc bỏ bom Rotterdam. Trung tâm thành phố bị phá hủy hầu hết vì bom và những đám cháy kế tiếp theo đó. Đây là cuộc bỏ bom trên diện rộng đầu tiên trong Đệ nhị thế chiến. Đất nước bị quân đội Đức chiếm đóng từ tháng 5 năm 1940 cho đến tháng 5 năm 1945. Nhiều người Hà Lan hợp tác với chế độ chiếm đóng và nhiều người cũng đã tiếp thu ý tưởng của một Đại Đế chế Đức hay Đại Đế chế German, thuộc vào trong số đó là những người Hà Lan nói tiếng Đức. Việc truy nã người Do Thái xảy ra tại Hà Lan đặc biệt dữ dội: không một nước nào khác ở châu Âu lại có nhiều người có tính ngưỡng đạo Do Thái bị bắt đi trại tập trung nhiều như thế. Cho đến nay vai trò của các cơ quan hành chính Hà Lan và của công ty tàu hỏa Hà Lan vẫn chưa được làm rõ hoàn toàn. Tượng trưng cho việc truy nã người Do Thái là vụ việc của Anne Frank. Thế nhưng đa số người dân phải cam chịu cảnh chiếm đóng. Phần phía Nam của Hà Lan được quân đội Đồng minh đang tiến quân giải phóng vào nửa cuối năm 1944; phần miền Bắc mãi cho đến khi chiến tranh chấm dứt.
Nước Hà Lan là thành viên thành lập Liên minh Kinh tế Benelux (Low Coutries) và cũng là nước đồng thành lập khối NATO và Cộng đồng Kinh tế châu Âu (và vì thế cũng là nước đồng thành lập Liên minh châu Âu).
Trong thập niên 1980, các quy định mang tính tự do trong các việc về người thiểu số và về tiêu dùng các loại thuốc gây nghiện “mềm” được đưa ra. Đi trước các thay đổi luật pháp này là nhiều xung đột trầm trọng với người nước ngoài, đã bắt buộc chính phủ Hà Lan phải hành động. Các quy định của Hà Lan trước đó hoàn toàn là những gì khác với những quy định được coi là gương mẫu.
Trong những năm 1990, đặc biệt là vụ thảm sát tại Srebrenica đã có nhiều tác động chính trị lớn và bắt buộc chính phủ phải từ chức vào năm 1994. Antille thuộc Hà lan trở thành vùng tự trị năm 1954, đảo Aruba tách khỏi nhóm đảo này năm 1986. Năm 1994, dân cư trên nhóm đảo này bỏ phiếu quyết định duy trì việc liên hiệp với Hà lan.
Trong thời gian vừa qua mô hình chính trị đa văn hóa rộng lượng của Hà Lan đã trải qua nhiều thử thách. Các vấn đề của đường lối chính trị này biểu hiện đặc biệt ở vụ giết người của phái dân túy (populist) Pim Fortuin, người đã tạo một vết sướt sâu đậm trên hình tượng Hà Lan. Thêm vào đó, chính sách chính trị tự do tạo điều kiện thuận lợi cho việc những người theo đạo Hồi quá khích và những người được gọi là giảng đạo căm thù di dân vào Hà Lan: vào ngày 2 tháng 11 năm 2004đạo diễn Theo van Gogh bị giết chết. Hậu quả của việc này là nhiều cuộc tấn công các đền thờ đạo Hồi và những tuyên bố thù địch chống lại người dân theo đạo Hồi. Từ đấy phần lớn người dân yêu cầu một chính sách không khoan nhượng đối với những người di dân có hành động bạo lực và thay đổi các luật lệ di dân được cảm nhận là quá tự do. Và cũng từ thời điểm đấy nhiều chính trị gia phải được cảnh sát bảo vệ vì họ vẫn tiếp tục bị người theo đạo Hồi đe dọa.
Dân cư
Với khoảng 480 người dân trên một cây số vuông, Hà Lan là một trong những nước có mật độ dân cư lớn nhất thế giới (Monaco 16.435, Đức: 236 người, Namibia: 2).
Tiếng Hà Lan là tiếng chính thức trên toàn quốc gia; bên cạnh đó là nhiều tiếng Đức địa phương. Tiếng Friesen là ngôn ngữ chính thức trong tỉnh Friesland (tiếng Friesen: Provinsje Fryslân, tiếng Hà Lan: Provincie Friesland) và ở đấy cũng là ngôn ngữ của đài phát thanh và hệ thống quản lý nhà nước. Trong vùng đông bắc người ta nói nhiều tiếng Hà Lan địa phương, trong vùng đông nam là tiếng Đức. Tiếng Hà Lan là cũng là ngôn ngữ chính thức tại Vlaanderen (xứ bắc của nước Bỉ),Surinam, Aruba và trên quần đảo Atillen. Tại Nam Phi, tiếng Afrikaans là một ngôn ngữ phát triển độc lập từ tiếng Hà Lan. Với một ít khó khăn người nói tiếng Afrikaans và người Hà Lan có thể đọc và hiểu được thứ tiếng kia.
Tiếng Anh cũng được sử dụng rộng rãi tại Hà Lan, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục đại học và nghiên cứu. Ước tính có khoảng 80% người dân Hà Lan sử dụng tốt tiếng Anh trong giao tiếp hàng ngày.
Sống tại Hà Lan là người di dân đến từ khắp thế giới: Indonesia, vùng biển Caribbean, Nam Mỹ, châu Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan,…
Giáo dục
Hà Lan có 3 hình thức giáo dục bậc cao tồn tại song song với nhau:
1. Đại học (University): Hà Lan có 14 trường đại học, bao gồm cả trường đại học Mở. Theo nguyên tắc, các trường này đào tạo sinh viên trở thành học giả và nhà khoa học, nhiều chương trình học cũng có một phần chuyên nghiệp, hầu hết các sinh viên tốt nghiệp tìm việc làm ngoài các viện nghiên cứu. Các trường đại học có quy mô khác nhau, số lượng sinh viên đăng ký từ 6,000 đến 30,000. Tổng cộng, số sinh viên lên đến khoảng 150,000 người.
2. Trường đại học chuyên nghiệp (University of professional education hay còn gọi là Hogescholen)
Các trường đại học chuyên nghiệp có các chương trình học đào tạo về mọi ngành nghề. Hà Lan có hơn 50 trường chuyên nghiệp. Trường có số sinh viên đăng ký nhiều nhất là khoảng 20,000 – 25,000, ở các trường khác thì ít hơn nhiều. Tổng cộng có tất cả 280,000 sinh viên học tại các trường này.
3. Viện giáo dục quốc tế (International Education institute):
15 viện giáo dục quốc tế ở Hà Lan có những khóa học sau đại học trong nhiều lĩnh vực. Các khóa học được giảng dạy bằng tiếng Anh và được thiết kế cho sinh viên nước ngoài. Để được chấp nhận vào học các khóa này, sinh viên phải có bằng cử nhân và nhiều năm kinh nghiệm làm việc. Các viện giáo dục quốc tế có khoảng ngàn sinh viên theo học. Các trường đại học và đại học chuyên nghiệp cũng có các khóa học quốc tế được giảng dạy bằng tiếng Anh.
Tôn giáo
Các tôn giáo quan trợng nhất là Công giáo Rôma 31%, Tin Lành 20% và Hồi giáo 5,5%, tôn giáo khác 2,5%, khoảng 40%người Hà Lan không cảm thấy thuộc vào tôn giáo nào. Người theo Công giáo sống chủ yếu ở miền Nam trong khi người theo đạo Tin Lành chủ yếu ở miền Bắc Hà Lan. Hiện nay, ở Hà Lan ước tính có khoảng 250.000 tín đồ Phật giáo.[9]
Kinh tế
Tổng quát
Nước Hà Lan có một hệ thống kinh tế cởi mở và hoạt động tốt. Từ những năm 1980 chính phủ đã rút lại các can thiệp về kinh tế của nhà nước. Công nghiệp hóa và công nghiệp thực phẩm, lọc dầu và sản xuất thiết bị điện thống lĩnh trong lãnh vực sản xuất. Trước các nước láng giềng một thời gian dài, đất nước này đã có một ngân sách quốc gia cân đối và đấu tranh chống trì trệ trong thị trường lao động có hiệu quả.
Được công nghệ hóa cao và hiện đại, nền nông nghiệp đặc biệt có năng suất rất cao: bên cạnh việc trồng ngũ cốc, rau cải, cây ăn trái và hoa – việc trồng hoa uất kim cương (hoa tu líp) đã có ảnh hưởng đến cả lịch sử của đất nước – là nuôi bò sữa trên quy mô lớn, là cơ sở cho phó mát, một sản phẩm xuất khẩu quan trọng. Nền nông nghiệp Hà Lan tạo việc làm cho gần 4% người lao động nhưng lại góp phần quan trọng trong xuất khẩu. Sau Mỹ và Pháp, Hà Lan là nước xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp lớn thứ ba trên thế giới.
Từ thế kỷ 16, Hà Lan đã theo kinh tế thị trường, tự do hóa nền kinh tế – thương mại, có đội thương thuyền mạnh nhất thế giới, xâm chiếm Mỹ (còn nhiều địa danh do người Hà Lan đặt tên như phố Wall, khu Harlem, New York vốn tên là New Amsterdam…), châu Phi, Indonesia… Thế kỷ 17, Hà Lan là trung tâm tài chính lớn nhất thế giới với các tổ chức tín dụng, ngân hàng, thị trường chứng khoán đầu tiên trên thế giới. Công ty Đông Ấn Hà Lan được coi là tập đoàn xuyên quốc gia đầu tiên trên thế giới. Do vậy, thế kỷ 17 được coi là “thế kỷ Hà Lan”, sau đó bị Anh, Đức, Mỹ vượt lên.
Điểm nổi bật của nền kinh tế Hà Lan là có nền công nghiệp phát triển và ổn định, tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát ở mức thấp và là cửa ngõ thông thương quan trọng ở châu Âu. Các ngành công nghiệp mũi nhọn của Hà Lan là chế biến thực phẩm, hoá chất, khai thác dầu khí và sản xuất máy móc thiết bị điện tử.
Là nước hẹp, người đông, không có nhiều tài nguyên thiên nhiên, Hà Lan chỉ có khí đốt (trữ lượng khoảng 2.680 tỷ m3), một khối lượng không lớn dầu lửa ở biển Bắc (sản lượng đáp ứng khoảng 20% nhu cầu hiện nay), nhưng đã biết sử dụng thế mạnh là một quốc gia ven biển, cửa khẩu của 3 con sông lớn ở Tây Âu và giữa các cường quốc kinh tế Anh, Pháp, Đức để phát triển các ngành dịch vụ hàng hải, cảng, vận tải sông, công nghiệp chế biến, hoá dầu… Hà Lan cũng đã tận dụng đất đai màu mỡ để phát triển nông nghiệp và ngành công nghiệp thực phẩm.
Những lĩnh vực có thế mạnh: xây dựng, hoá chất, khai thác dầu khí, công nghiệp sản xuất máy móc thiết bị điện tử, vi điện tử, chế biến nông sản, thực phẩm, đánh cá. Năm 2007, kinh tế cơ bản tiếp tục phát triển, GDP đạt 556 tỉ euro và tổng kim ngạch thương mại là 654 tỉ euro tuy nhiên từ năm 2008 kinh tế Hà Lan bị tác động mạnh của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới.[10]
Hiện nay, với kim ngạch thương mại khoảng 1100 tỉ USD, Hà Lan là nền kinh tế đứng thứ 16 thế giới. Mấy thập niên qua, Hà Lan đã xây dựng thành công nền kinh tế tri thức. Dịch vụ chiếm 74%, công nghiệp 24% và nông nghiệp 2% GDP. 98% dân có tivi và sử dụng internet (thứ 2 thế giới sau Israel), 91% dân sử dụng máy vi tính, cao thứ 3 thế giới (sau Canada và Thụy Sỹ). Hà Lan có các tập đoàn hàng đầu thế giới như Shell (số 1 thế giới năm 2008), Philips (công ty điện tử đầu tiên trên thế giới), Unilever, Akzo Nobel, tập đoàn ING và ABN… Hà Lan chú trọng phát triển bền vững (GDP tăng 1 – 2%/năm), cân bằng sinh thái, môi trường, chất lượng cuộc sống, xây dựng các thiết chế học tập suốt đời, tuổi thọ trung bình 80 tuổi, chỉ số phát triển con người HDI 95,8% (cao thứ 6 thế giới)…[6]
Hiệu suất giao dịch chứng khoánAmsterdam.
Hiện Hà Lan là một trong những nước Châu Âu bị tác động mạnh bởi khủng hoảng kinh tế – tài chính toàn cầu bắt đầu từ 2008. Mặc dù Chính phủ đã có nhiều nỗ lực (từ 2008 dành khoảng 50 tỉ euro để kích cầu tập trung vào 4 lĩnh vực chính: mua nợ xấu kèm điều kiện tăng giám sát hệ thống tài chính; mở rộng giao thông như nâng cấp cơ sở hạ tầng dài hạn, tạo việc làm, giảm thất nghiệp..; hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ là đối tượng bị tác động mạnh nhất của khủng hoảng nhưng năng động, dễ thích nghi, tạo nhiều việc làm; tăng bảo hiểm xã hội nhất là cho người già, trẻ em, người bệnh) nhưng tình hình vẫn rất khó khăn: GDP năm 2009 dự kiến giảm 4%, tăng 0% năm 2010 và có thể bắt đầu tăng trưởng từ năm 2011. Năm 2009, mặc dù vẫn chịu ảnh hưởng kinh tế suy thoái, Hà Lan vẫn xuất siêu 39 tỉ đô, là nước xuất siêu cao thứ 2 trongEU sau Đức với 135,8 tỉ đô. Tỉ lệ thất nghiệp của Hà Lan năm 2009 là 5,6% và có thể tăng đến 8% năm 2010 (tương đương 600.000 người thất nghiệp). Thâm hụt ngân sách năm 2009 là 5,3%, dự kiến thâm hụt 6% năm 2010. Nợ quốc gia dự kiến tăng lên khoảng 65,7% năm 2010.
Các chỉ số kinh tế:
GDP: 796,7 tỉ USD (2009)
GDP đầu người: 39.400 USD (2009)
Tăng trưởng kinh tế: – 3,9% (2009), 1,9% (2008), 3.9% (2007)
Thất nghiệp: 4,8% (2009)
Lạm phát: 1,2% (2009)
Nợ công: 60,9% GDP[6]
Lâm nghiệp và ngư nghiệp
Rừng của Hà Lan khá khiêm tốn so với các nước châu Âu[ khá, cho nên việc sản xuất [[[gỗ]] được xếp vào loại sản xuất thứ yếu. Nhưng ngư nghiệp lại là một hoạt động truyền thống vẫn tiếp tục giữ một vai trò quan trọng, mặt dù có sự giảm trữ lượng hải sản do tình trạng ô nhiễm ở Biển Bắc. Cá thu Đại Tây Dương, cá trích Đại Tây Dương, cá bơn sao châu Âu, trai xanh, cá bơn, cá tuyết Đại Tây Dương và tôm là những loại hải sản được đánh bắt nhiều nhất, với tổng lượng lên đến 570.226 tấn năm 2001.
Sản xuất
Hà Lan có lĩnh vực sản xuất rất đa dạng, và đa số mới được bắt đầu trong thời gian gần đây vì việc sản xuất công nghiệp tương đối không còn quan trọng nữa sauThế chiến II. Những ngành công nghiệp nặng như sản xuất sắt thép, các thiết bị vận tải và các loại máy móc lớn có mức độ quan trọng kém hơn so với các nước láng giềng. Sự tăng tướng nhanh chóng sau năm 1945 đã được dẫn đầu bởi các ngành công nghiệp hóa chất và điện tử. Cũng quan trọng không kém trong lĩnh vực sản xuất là việc chết biến thực phẩm, nước uống, các sản phẩm thuốc lá, máy móc, thiết bị vận tải (đặc biệt là cho cho các tàu buôn), sắt thép và vật liệu in ấn.
Năng lượng và khai khoáng
Cấu trúc công nghiệp của Hà Lan có liên quan mật thiết đối với các nguồn năng lượng. Trong nhiều thế kỷ đất nước này phụ thuộc chủ yếu vào các cối xay gió vàthan bùn để làm nguồn năng lượng. Khi những nguồn này trở nên lỗi thời thì than lại ngày càng trở nên quan trọng. Trữ lượng than ở Limburg đã cung ứng cho một phần nhu cầu của Hà Lan. Nhưng hầu hết lượng than sử dụng ở đây đều phải nhập khẩu. Xăng dầu và khí thiên nhiên đã trở nên quan trọng sau Thế chiến II. những loại nhiên liệu này cũng phải nhập khẩu, và cảng Rotterdam đã trở thành một trung tâm hàng đầu trong việc tiếp nhận và tinh chế xăng dầu.
Đến thập kỷ 1950 và 1960, Hà Lan đã phát hiện được một trữ lượng lớn khí thiên nhiên ở tỉnh Groningen. Việc sản xuất các loại khí này đã gia tăng nhanh chóng, ho phép các mỏ than cuối ùng ở đây có thể đóng cửa vào năm 1973 và biến nước này thành quốc gia xuất khẩu hàng đầu về những loại sản phẩm này. Sản lượng điện 2001 là 88,3 tỉ kilowatt giờ, trong đó 90% được sản xuất từ các nhà máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Tài nguyên thiên nhiên
Nước Hà Lan có khí đốt, được khai thác trên quy mô lớn gần Groningen cũng như là phía nam biển Bắc. Năm 1996 có 75,8 tỉ m³ (theo BP) được khai thác. Như thế Hà Lan đứng thứ 5 trên thế giới về khai thác khí đốt, sau Nga (561,1 tỉ m³), Mỹ(546,9 tỉ m³), Canada (153 tỉ m³) và Liên hiệp Anh (84,6 tỉ m³). Ngoài ra còn có trữ lượng dầu nhỏ tại vùng biên giới Emslandvà mỏ muối tại Delfzijl và Hengelo. Ngoại trừ đất sét thí dụ như tại Bourtanger Moor Hà Lan không có tài nguyên khoáng sản lớn.
Chi tiêu quốc gia
Trong thời gian tỷ lệ chi tiêu quốc gia cho:
Hệ thống y tế-sức khỏe: 15%
Hệ thống giáo dục: 10%
Quân sự: 4%
Hội họa
Nhiều họa sĩ nổi tiếng thế giới là người Hà Lan. Một trong những nghệ sĩ nổi tiếng nhất là Hieronymus Bosch. Thời kỳ nở rộ của nền cộng hòa trong thế kỷ 17, cái được gọi là “Kỷ nguyên Vàng”, đã mang lại nhiều nghệ sĩ lớn như wie Rembrandt van Rijn, Johannes Vermeer, Frans Hals, Carel Fabritius, Gerard Dou, Paulus Potter, Jacob Izaaksoon van Ruisdael hay Jan Steen. Họa sĩ nổi tiếng của những thời kỳ sau đó là Vincent van Gogh và Piet Mondriaan. M. C. Escher là một nhà nghệ sĩ tạo hình được nhiều người biết đến
Khoa học
Desiderius Erasmus, Baruch Spinoza và Christiaan Huygens đều là người Hà Lan. René Descartes ở tại Hà Lan phần lớn thời gian sáng tạo của ông. Nói chung từ đầu thời kỳ Cận đại (Modern Times) rất nhiều nhà khoa học bị truy nã đã tìm được nơi tỵ nạn và khả năng làm việc tại Hà Lan. Lý thuyết về Xã hội học hiện đại đã hàm ơn người thành lập ra nó, Sebald Rudolf Steinmetz, nhiều khởi xướng quan trọng.
Kiến trúc
Kiến trúc sư người Hà Lan đã có nhiều thúc đẩy quan trọng cho kiến trúc của thế kỷ 20. Đặc biệt nổi bật là Hendrik Petrus Berlage và các kiến trúc sư của nhóm De Stijl(Robert van’t Hoff, J.J.P. Oud, Gerrit Rietveld). Trường phái Amsterdam (Michel de Klerk) đóng góp một phần đáng chú ý cho trường phái biểu hiện của kiến trúc.
Sau Đệ nhị thế chiến vẫn nổi bật nhiều kiến trúc sư người Hà Lan. Aldo van Eyck và Herman Hertzberger đã tạo hình cho trường phái kết cấu (structuralism). Piet Blom được nhiều người đến qua các căn nhà có tính cách riêng biệt của ông.
Văn học
Trong Kỷ nguyên Vàng (De Gouden Eeuw) của Hà Lan, văn học cũng nở rộ bên cạnh hội họa mà trong số những người được biết đền nhiều nhất phải kể đến Joost van den Vondel và P. C. Hooft. Trong thời gian chiếm đóng của Đức (1940-1945) Anne Frank đã viết quyển nhật ký nổi tiếng trên thế giới của bà tại Amsterdam. Các tác giả quan trọng của thế kỷ 20là Harry Mulisch, Jan Wolkers và Simon Vestdijk.
Âm nhạc
Cuộc sống âm nhạc Hà Lan trong lãnh vực nhạc cổ điển đã không được tổ chức với mức độ của các quốc gia châu Âu khác trong một thời gian dài. Chỉ đến cuối thế kỷ 19 mới bắt đầu một cuộc chuyên môn hóa và nhiều dàn nhạc giao hưởng cũng như đoàn ca múa thành hình. Các nhà soạn nhạc quan trọng trong thế kỷ 20 là Julius Röntgen, Willem Pijper, Mathijs Vermeulen, Louis Andriessen, Otto Ketting,Ton de Leeuw, Theo Loevendie, Misha Mengelberg, Tristan Keuris và Klaas de Vries. Ban nhạc rock Hà Lan được biết đến nhiều nhất Golden Earring đã có hit lớn nhất của họ với bài “Radar Love” trong thập niên 1970. Cũng được biết đến trên thế giới là ban nhạc rock cổ điển Ekseption chung quanh Rick van der Linden.
Hà Lan có một giới âm nhạc rất sống động trên một mức độ cao. Có rất nhiều nơi tổ chức và trong giới truyền thông các nhà nghệ sĩ được tạo cho khoảng không gian lớn. Những nhạc sĩ được thế giới biết đến thí dụ như là Anouk Teeuwe hay các nhóm Within Temptation và The Gathering (Band).
Từ một vài năm nay âm nhạc tiếng Hà Lan rất thành công. Các ban nhạc nổi tiếng nhất là Blof, là ban nhạc có bài hát được phát thanh nhiều nhất trong truyền thanh Hà Lan, và Acda en de Munnik, song ca bắt đầu được biết đến với những chương trình kỹ xảo nghệ thuật nhỏ. Các ca sĩ như Marco Borsato và Frans Bauercòn đạt được số lượng đĩa bán được cao hơn. Trong dòng nhạc rap, được nhiều người biết đến là Ali B và Lange Frans & Baas B.
Mua bảo hiểm du lịch đi Hà Lan như thế nào?
Bảo hiểm du lịch Hà Lan là sản phẩm bảo hiểm dành cho khách Việt Nam đang có kế hoạch sang Hà Lan với nhiều mục đích khác nhau. Có thể là đi du học, đi du lịch, đi công tác (làm việc), hay là thăm người thân ở nước ngoài,… Khi làm visa đi Hà Lan thì khách hàng cần phải có bảo hiểm du lịch đi Hà Lan với mức quyền lợi tối thiểu là 30000 EUR tức là tương đương với bảo hiểm hạng A của Bảo Hiểm Bảo Việt. Việc làm bảo hiểm tại Bảo Việt là rất đơn giản và dễ dàng. Khách hàng ở Hà Nội có thể liên hệ tới Bảo Việt Hà Nội. Khách hàng ở Thành Phố Hồ Chí Minh thì có thể liên hệ tới Bảo Việt Hồ Chí Minh hay Bảo Việt Sài Gòn để làm bảo hiểm. Cách nhanh nhất là khách hàng liên hệ tới số điện thoại: 0966.831.332 để được tư vấn cụ thể và làm bảo hiểm một cách nhanh nhất. Sau đó khách hàng cung cấp các thông tin cần thiết để làm bảo hiểm:
Họ và tên:
Ngày tháng năm sinh:
Địa chỉ liên hệ:
Số hộ chiếu:
Ngày đi và ngày về:
Nơi đến:
Hạng bảo hiểm:
Liên hệ tư vấn và mua bảo hiểm: 0966.831.332