Mua bảo hiểm du lịch châu âu đi Thụy Điển và những điều cần biết về Thụy Điển

Thông tin cơ bản

Tên đầy đủ Vương quốc Thụy Điển
Vị trí địa lý Bắc Âu, bán đảo Scvàinavi, giáp Na Uy và Phần Lan
Diện tích Km2 449,964
Tài nguyên thiên nhiên kim loại, vàng, urani, bạc, tungsteng, than, năng lượng hydro
Dân số (triệu người) 9.12
Cấu trúc dân số 0-14 tuổi: 15.4%
15-24 tuổi: 12.9%
25-54 tuổi: 38.8%
55-64 tuổi: 12.4%
Trên 65 tuổi: 20.5%
Tỷ lệ tăng dân số (%) 0.180
Dân tộc dân bản xứ Swedes with Finnish và Sami : Finns, Yugoslavs, Danes, Nhoặcwegians, Greeks, Turks
Thủ đô Stockhom
Quốc khánh 6/6/1916
Hệ thống pháp luật Hệ thông luật dân sự Châu Âu lục địa
GDP (tỷ USD) 395.8
Tỷ lệ tăng trưởng GDP (%) 1.2
GDP theo đầu người (USD) 41700
GDP theo cấu trúc ngành nông nghiệp: 1.8%
công nghiệp: 27.3% 
dịch vụ: 70.9%
Lực lượng lao động (triệu) 5.032
Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp nông nghiệp: 1.1% 
công nghiệp: 28.2% 
dịch vụ: 70.7%
Sản phẩm Nông nghiệp Lúa mỳ, lúa mạch, đường từ củ cải đường, thịt, sữa
Công nghiệp Sắt thép, thiết bị có độ chính xác cao (vòng bi, các bộ phận của điện thoại, radio, thiết bị đo lường), giấy và sản phẩm từ giấy, thực phẩm chế biến, mô tô
Xuất khẩu (triệu USD) 177600
Mặt hàng xuất khẩu Máy móc, mô tô, sản phẩm từ giấy, sản phẩm từ gỗ và bột giấy, sản phẩm sắt thép, hóa chất
Đối tác xuất khẩu Na Uy, Đức, Anh, Đan Mạch, Phần Lan, Hoa Kỳ, Pháp, Hà Lan, Bỉ
Nhập khẩu (triệu USD) 166400
Mặt hàng nhập khẩu Máy móc, dầu và các sản phẩm từ dầu, hóa chất, mô tô, sắt và thép, thực phẩm, quần áo
Đối tác nhập khẩu Đức, Đan Mạch, Na Uy, Hà Lan, Anh, Phần Lan, Pháp, Trung Quốc, Nga

Nguồn: CIA 2013

* Thể chế nhà nước: Theo thể chế Quân chủ Nghị viện (từ năm 1809). Hiến pháp hiện hành ban hành ngày 1 tháng Giêng năm 1975. Có 21 hạt là 21 đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương.

Vua là người đứng đầu trong các công việc đại diện hay lễ nghi, nhưng không có quyền hành pháp. Quốc hội gồm 349 thành viên được bầu bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 4 năm. Quốc hội bầu Thủ tướng theo sự giới thiệu của Chủ tịch Quốc hội. Thủ tướng chỉ định các thành viên của Nội các. Nội các chịu trách nhiệm trước Quốc hội.

               Chính phủ hiện nay (2010 – 2014) là Chính phủ Liên minh trung hữu do Thủ tướng Fredrik Reinfeldt đứng đầu, tái đắc cử lần đầu tiên trong lịch sử Thụy Điển. Khối các đảng trung hữu gồm Ôn hòa, Tự do, Trung tâm, và Dân chủ Thiên chúa giáo.

* Địa lý: Thuộc Bắc Âu. Dãy núi Nô – rơ – lân dọc theo biên giới với Na Uy và các núi ở phía bắc chiếm 2/3 lãnh thổ của Thuỵ Điển. Vùng Kép – nê – kây – sê có đỉnh núi cao nhất, 2.123m. Vùng Svi – lan ở trung tâm có nhiều hồ. ở phía nam là vùng cao Sma-lân và vùng đất thấp màu mỡ Scan-nê.

Khí hậu: Mùa đông dài và lạnh, mùa hè ấm. Vùng núi phía Bắc có tuyết 8 tháng trong một năm, nên mùa đông khắc nghiệt hơn so với vùng Snếch-kơ ở miền nam, nơi có mùa đông tương đối ôn hoà.

* Kinh tế: Công nghiệp chiếm 29.5%; nông nghiệp chiếm: 3.1% và dịch vụ: 65.1% GDP.

Thuỵ Điển có mức sống cao nhờ giữ vai trò trung lập trong hai cuộc đại chiến thế giới, nhờ nguồn thuỷ điện rẻ và dồi rào (sản xuất điện năng đạt 135,192 tỷ kwh) và nhờ khoáng sản giàu trữ lượng và phong phú. Thuỵ Điển chiếm 15% trữ lượng quặng u – ra- ni- um của thế giới. Ngoài ra Thuỵ Điển có trữ lượng lớn quặng sắt, làm cơ sở cho công nghiệp nặng để xuất khẩu sang Tây Âu. Nông nghiệp, cũng như phần lớn dân số, tập trung ở miền Nam. Các sản phẩm chủ yếu gồm có bơ sữa, thịt, lúa mạch, củ cải đường và khoai tay. Những cánh rừng thông bạt ngàn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp giấy, đóng tàu thuyền, sản xuất đồ gỗ và xuất khẩu gỗ với khối lượng lớn. Công nghiệp nặng gồm các ngành sản xuất xe động cơ, máy bay và cơ khí. Ngành đóng tàu trọng tải lớn đã ngừng hoạt động.

                Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm gần kề đạt khá: 2005 tăng 3,3%; 2006 tăng 4,2%; và 2007 tăng 2,5%. Riêng năm 2008 tăng trưởng -0,2%, 2009 tăng trưởng -4,9%. Xuất khẩu đạt 168,7 tỷ USD (năm 2007), 183,5 tỷ USD (năm 2008), 130 tỷ USD (năm 2009) ; nhập khẩu đạt 152,4 tỷ USD (năm 2007), 167,3 tỷ USD (năm 2008), 118 tỷ USD (năm 2009); đầu tư ra nước ngoài đạt 304,6 tỷ USD (năm 2007), 370,8 tỷ USD (năm 2008); đầu tư nước ngoài (FDI) của Thụy Điển đạt 276,2 tỷ USD (năm 2007), 325,9 tỷ USD (năm 2008); nợ của chinh phủ năm 2007 là 172,8 tỷ USD – 38% GDP, năm 2008 là 172,9 tỷ USD – 35% GDP.

* Văn hoá – xã hội: Số người biết đọc, biết viết đạt 99%.

Ngân sách dành cho giáo dục đứng vào loại cao nhất thế giới.

Giáo dục mầm non đối với trẻ ở độ tuổi từ 3 đến 4 tuổi Giáo dục tiểu học 6 năm miễn phí vào giáo dục bắt buộc 9 năm; 90% học sinh học xong lớp 9 tiếp tục lên trung học. Từ năm 2011, các trường cao đẳng và đại học không áp dụng chế độ miễn học phí đối với học sinh các nước ngoài EU/EEA. Bên cạnh đó có chương trình dạy ngoài giờ cho người lớn tuổi. 

Chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng là một quan tâm lớn của Chính phủ. Mọi dịch vụ y tế miễn phí và chất lượng dịch vụ cao.

                Tuổi thọ trung bình từ 2006 – 2010 : nam: 79,13 tuổi; nữ: 83,19 tuổi.

Những danh thắng dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí: ở thủ đô có viện bảo tàng cổ vật Quốc gia, nhà thờ Rít đơ hôm, Hoàng cung, thư viện Hoàng gia, cung điện Đrốt –ning- hôm, hồ Si – đan, kênh Gô-ta…

Các mốc lịch sử quan trọng :

– Năm 610 Thụy Điển trở thành quốc gia thống nhất.

– Từ thế kỷ 9 – 11 người Viking Thụy Điển đi chinh phục phần lớn châu Âu và làm chủ biển Ban tích;

– Từ 1160 – 1809 Thụy Điển thống trị Phần Lan;

– Từ 1370 – 1524 Thụy Điển Bị Đan Mạch thống trị trong liên minh Kalmar;

– Năm 1523 Liên minh Kalmar tan rã; Thụy Điển bước vào thời kỳ hưng thịnh với triều đại vua đầu tiên (Vua Gustaf Vasa);

– Thế kỷ 17 – 18 là thời kỳ cường quốc phong kiến Thụy Điển tiến hành chiến tranh thôn tính các nước láng giềng (Nga, Đức, Ba Lan, Đan Mạch, Phần Lan);

– Năm 1721 Thụy Điển bị Nga hoàng đánh bại và bị mất các vùng xung quanh Ban tích, trừ Phần Lan; chấm dứt thời kỳ cường quốc Thụy Điển;

– Từ 1808 – 1809 Nga gây chiến với Thụy Điển để thực hiện ý đồ thôn tính Phần Lan. Thụy Điển thua phải nhường Phần Lan cho Nga;

– Năm 1812 Thụy Điển liên minh với Nga và Anh đánh bại Napoleon. Thụy Điển được chia Na Uy (Na Uy trước đó nằm dưới sự cai trị của Đan Mạch và Đan Mạch liên minh với Napoleon);

– Năm 1905 Na Uy tách khỏi Thụy Điển, trở thành quốc gia độc lập;

– Năm 1814 kết thúc cuộc chiến tranh cuối cùng có Thụy Điển tham. Kể từ đó, Thụy Điển thực hiện chính sách trung lập, không đứng về bên nào, kể cả trong Chiến tranh thế giới I và II;

– Ngày 19/12/1946 Thụy Điển gia nhập Liên hợp quốc;

– Tháng 11/1959 Thụy Điển gia nhập khối Mậu dịch tự do Châu Âu (EFTA);

– Ngày 1/3/ 1994 Thụy Điển và EU ký Hiệp định về việc Thụy Điển gia nhập EU và trở thành thành viên chính thức EU từ 1/1/1995 sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 13/11/1994.

Cho đến nay, Thụy Điển vẫn chưa tham gia khối sử dụng đồng tiền Euro.

Giới thiệu về gói sản phẩm bảo hiểm du lịch châu âu đi Thụy Điển

Sản phẩm bảo hiểm này là một trong những nội dung quan trọng, cần thiết đối với mỗi khách du lịch mỗi khi họ đi sang Thụy Điển. Trong quá trình làm visa tại Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam thì thông thường khách hàng sẽ được yêu cầu cần phải có bảo hiểm với quyền lợi về chi phí y tế khi ở Thụy Điển và quyền lợi về hồi hương Việt Nam.

Sản phẩm bảo hiểm xin visa châu âu đi Thụy Điển còn giúp khách hàng chi trả cho những rủi ro không mong muốn, đột xuất khi khách hàng đang ở Thụy Điển như: những tai nạn cá nhân, những đau ốm đột xuất, những rủi ro do hành lý tư trang bị mất cắp, bị thất lạc, bị chậm trễ… chuyến bay bị hoãn liên tục, kéo dài, hoặc những vấn đề phải hồi hương Việt Nam.. đều nằm trong số những quyền lợi mà khách hàng được hưởng đối với chính sách bảo hiểm mà mình đang tham gia.

Để mua bảo hiểm du lịch châu âu tại Bảo Hiểm Bảo Việt, khách hàng cần cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết như sau:

Họ và tên:

Ngày tháng năm sinh:

Địa chỉ liên hệ:

Số hộ chiếu:

Ngày đi và ngày về:

Nước đến:

Hạng bảo hiểm:

Khách hàng có thể mua bảo hiểm online bằng cách liên hệ tới số điện thoại 0966.831.332 để được tư vấn miến phí và làm bảo hiểm một cách nhanh nhất. Tư vấn viên bảo hiểm sẽ tiến hành tiếp nhận thông tin và cấp giấy chứng nhận bảo hiểm tới địa chỉ mà khách hàng yêu cầu. Khách hàng cũng có thể tới trụ sở Bảo Việt gần nhất với mình để làm bảo hiểm. Ví dụ nếu khách hàng ở Hà Nội thì có thể liên hệ tới trụ sở Bảo Việt Hà Nội để làm bảo hiểm. Nếu khách hàng ở thành phố Hồ Chí Minh thì có thể liên hệ tới Bảo Việt Hồ Chí Minh hay Bảo Việt Sài Gòn để làm bảo hiểm cho mình. Lưu ý là khách hàng cần chuẩn bị đầy đủ các thông tin như trên để làm bảo hiểm.

Liên hệ tư vấn và làm bảo hiểm du lịch châu âu: 0966.831.332

Copyright © Bảo Hiểm Bảo Việt.