Mới: TP.HCM hướng dẫn thu BHXH, BHTN, BHYT

BHXH TP.HCM vừa có công văn 1734/BHXH-QLT hướng dẫn thu BHXH, BHYT, BHTN, BH TNLĐ-BNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT.

Theo đó, BHXH TP.HCM hướng dẫn một số nghiệp vụ thu bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp (BH TNLĐ-BNN); cấp sổ BHXH, cấp thẻ BHYT, một số lưu ý khi thực hiện Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:
Đối tượng tham gia BHXH, BH TNLĐ-BNN, BHYT, BHTN gồm: Người làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; kể cả HĐLĐ của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động; Cán bộ, công chức, viên chức ( Riêng cán bộ, công chức, viên chức quản lý không thuộc đối tượng đóng BHTN); Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
Người chỉ tham gia BHXH, BH TNLĐ-BNN: Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 (trừ hợp đồng thử việc theo quy định của pháp luật về lao động) thực hiện từ ngày 1-1-2018.
Người lao động đang tham gia và người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH bắt buộc còn thiếu tối đa 6 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc trợ cấp tuất hằng tháng thì được đóng 1 lần số tháng còn thiếu để hưởng chế độ theo quy định.
Người lao động được cử đi học, thực tập, công tác trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương ở trong nước thuộc diện tham gia BHXH, BHTN bắt buộc;
Người lao động đồng thời có từ 2 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất.
Trường hợp người lao động giao kết HĐLĐ với nhiều người sử dụng lao động mà đã đóng BHXH và quỹ BH TNLĐ-BNN tại một nơi thì người sử dụng lao động nơi còn lại phải đóng BH TNLĐ-BNN cho người lao động nếu người lao động thuộc đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc.
Theo hướng dẫn, mức đóng căn cứ tiền lương tháng nhân (X) tỷ lệ đóng theo từng nguồn quỹ tương ứng.

Quỹ

Trách nhiệm

BHXH

BH TNLĐ – BNN

BHYT

BHTN

Cộng

Người sử dụng LĐ

17%

0,5%

3%

1%

21,5%

Người lao động

8%

 

1,5%

1%

10,5%

Trong đó tỷ lệ 25% quỹ BHXH được phân bổ cho các quỹ ốm đau, thai sản: 3%; hưu trí, tử tuất: 22%.
Công văn cũng lưu ý, người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng (trường hợp thực hiện chế độ làm việc 26 ngày/tháng) thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BH TNLĐ- BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động;
Trường hợp HĐLĐ hết thời hạn trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đến khi HĐLĐ hết thời hạn được tính là thời gian đóng BHXH; thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản sau khi HĐLĐ hết thời hạn không được tính là thời gian đóng BHXH.
Thời gian hưởng chế độ thai sản của người lao động chấm dứt HĐLĐ, HĐLV hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi không được tính là thời gian đóng BHXH.
Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng BHXH, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ và đơn vị phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
Trường hợp người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng, người mẹ nhờ mang thai hộ, người cha nhờ mang thai hộ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hưởng chế độ thai sản mà không nghỉ việc thì người lao động và đơn vị vẫn phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
Người lao động ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao động mà vẫn được hưởng tiền lương thì người lao động và đơn vị thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo mức tiền lương người lao động được hưởng trong thời gian ngừng việc.

BHXH TP.HCM đã đề nghị các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn thành phố truy cập http://bhxhtphcm.gov.vn/Resource/vanban/qd595.pdf, tải toàn văn nội dung quy trình và mẫu biểu theo Quyết định 595/QĐ-BHXH để tham khảo và thống nhất thực hiện.

theo plo.vn

Copyright © Bảo Hiểm Bảo Việt.