Nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm xe cơ giới vốn là nhóm nghiệp vụ phát triển mạnh và nhiều tiềm năng trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, nhưng tồn tại nhiều vấn đề như cạnh tranh không lành mạnh bằng cách giảm phí sâu, tăng điều kiện, điều khoản bảo hiểm… dẫn đến hiệu quả bảo hiểm giảm; chi phí y tế tăng cao dẫn đến tỷ lệ bồi thường cao, khiến việc kiểm soát tỷ lệ bồi thường bảo hiểm sức khỏe rất khó khăn; tình trạng khách hàng, cơ sở y tế trục lợi bảo hiểm khá phổ biến và khó kiểm soát…
6 tháng đầu năm 2017, tính trên toàn thị trường phi nhân thọ, doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe ước đạt 5.269 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 28% trong tổng doanh thu và tăng 24% so với cùng kỳ 2016; tỷ lệ bồi thường ước đạt 30% (chưa bao gồm dự phòng bồi thường), tương ứng số tiền bồi thường là 1.594 tỷ đồng.
Đối với nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, doanh thu ước đạt 6.579 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 34% và tăng 13% cùng kỳ, tỷ lệ bồi thường ước đạt 43% (chưa bao gồm dự phòng bồi thường), tương ứng số tiền bồi thường là 2.823 tỷ đồng.
Cũng trong thời điểm trên, mặc dù bảo hiểm tài sản vẫn duy trì đà tăng trưởng, nhưng tình trạng cạnh tranh phi kỹ thuật (hạ phí bảo hiểm) vẫn diễn ra, đặc biệt đối với rủi ro nhóm 1 (bảo hiểm tài sản thiệt hại ước doanh thu đạt 3.061 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 16% và tăng 6%).
Trước đó, tại một số cuộc họp dành cho các lãnh đạo doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, các lãnh đạo này thống nhất rằng, khi phát hiện doanh nghiệp cạnh tranh phi kỹ thuật, các cá nhân, tập thể có thể tố giác và gửi bằng chứng về Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV) để cơ quan này báo cáo Bộ Tài chính làm căn cứ để xử lý, hoặc IAV thông báo cho Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên của doanh nghiệp vi phạm khi sai phạm đó gây giảm lợi nhuận hoặc thua lỗ cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, chưa có doanh nghiệp nào hợp tác trong việc chia sẻ thông tin vi phạm.
Trong một động thái mạnh mẽ hơn, mới đây, các lãnh đạo doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đồng loạt kiến nghị lên Bộ Tài chính nghiên cứu ban hành quy định buộc các doanh nghiệp chia sẻ thông tin khách hàng tham gia bảo hiểm, từ đó thành lập một kho dữ liệu chung phục vụ mục đích phòng chống trục lợi bảo hiểm.
Với riêng mảng xe cơ giới, bên cạnh việc hoàn thiện khung quy tắc, điều khoản khung bảo hiểm vật chất bảo hiểm xe cơ giới để làm cơ sở tham khảo áp dụng, tránh cạnh tranh phi kỹ thuật, các lãnh đạo doanh nghiệp bảo hiểm đều cho rằng, cần tiếp tục hoàn thiện quy chế riêng liên quan đến phòng chống trục lợi bảo hiểm xe cơ giới.
Đồng thời, với các hóa đơn điện tử, cần phải chủ động hơn nữa trong việc xây dựng biện pháp phòng chống rủi ro, khi khách hàng sử dụng hóa đơn điện tử in ra nhiều lần để thanh toán với doanh nghiệp bảo hiểm. Hiện tại, một số doanh nghiệp hạn chế rủi ro bằng cách yêu cầu phải có dấu xác nhận của cơ sở y tế, hoặc phải có tờ khai chi phí y tế bản gốc…
Đối với kênh bán bảo hiểm qua tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp bảo hiểm đề nghị Bộ Tài chính có quy định về tỷ lệ chi phí ngoài bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm tín dụng cá nhân qua kênh tổ chức tín dụng cá nhân (không quá khoảng 50%), nhằm tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp bảo hiểm và đảm bảo minh bạch tài chính.
Phía cơ quan quản lý, cũng như các thành viên thị trường cho rằng, các doanh nghiệp bảo hiểm cần tích cực chia sẻ thông tin liên quan đến các vụ việc gian lận bảo hiểm (các vụ việc có thực, không cần nêu đích danh tên khách hàng), tích cực phản hồi các doanh nghiệp bảo hiểm khác khi có yêu cầu để hỗ trợ giải quyết các phát sinh liên quan, chia sẻ thông tin về các cơ sở có hành vi tiếp tay trục lợi bảo hiểm…
Cùng với đó, việc phối hợp với cơ quan Bảo hiểm Xã hội Việt Nam để phòng chống trục lợi bảo hiểm cũng được lãnh đạo các doanh nghiệp bảo hiểm đặt ra như một phần việc cần đẩy mạnh trong thời gian tới.
Đại diện Bộ Tài chính cho biết, Bộ đang chỉ đạo đơn vị có liên quan triển khai phối hợp với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam trong việc chia sẻ thông tin trên cơ sở dữ liệu bảo hiểm y tế của cơ quan này nhằm trao đổi kinh
theo tinnhanhchungkhoan.vn