(HQ Online)- Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ xin rút đề án trình Chính phủ dự thảo Nghị định thành lập và tổ chức hoạt động Quỹ hưu trí tự nguyện trong năm 2014.
Trước đó, nhiều chuyên gia kinh tế kỳ vọng việc sớm triển khai Quỹ hưu trí tự nguyện không chỉ góp phần quan trọng cải thiện an sinh xã hội, mà còn mở ra dư địa phát triển mới cho ngành quỹ, góp phần thúc đẩy thị trường vốn, thị trường chứng khoán phát triển.
Việc triển khai hình thức bảo hiểm hưu trí tự nguyện được cho là một trong những giải pháp nhằm giảm gánh nặng của quỹ Bảo hiểm xã hội, tăng an sinh xã hội cho người dân.
Vì vậy, cần cơ chế khuyến khích người dân tham gia, đóng góp, giúp có thêm nguồn thu nhập ổn định khi đến tuổi về hưu. Ngoài ra, dòng vốn từ các quỹ hưu trí sẽ được tái đầu tư trở lại nền kinh tế, góp phần cho sự phát triển chung của nền kinh tế”. |
|
Chủ tịch (VCCI) Vũ Tiến Lộc phát biểu tại Hội thảo “Bảo hiểm hưu trí tự nguyện: Cơ hội cho DN và người lao động” |
Trong Đề án hình thành và phát triển chương trình hưu trí tự nguyện đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào đầu năm 2014 đã đặt ra mục tiêu đến năm 2020, có khoảng 150.000 người tham gia mua sản phẩm bảo hiểm hưu trí, hoặc đóng góp vào các quỹ hưu trí tự nguyện theo hình thức ủy thác đầu tư.
Đến năm 2020, doanh số tích lũy của các quỹ hưu trí tự nguyện để đầu tư trở lại nền kinh tế, trong đó có thị trường vốn, thị trường chứng khoán khoảng 10.000 – 12.000 tỷ đồng.
Về phía Bộ Tài chính cho biết, đã phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu soạn thảo Nghị định thành lập và tổ chức hoạt động Quỹ hưu trí tự nguyện và đã lấy ý kiến chuyên gia Ngân hàng thế giới 2 lần.
Tuy nhiên, trong quá trình soạn thảo đã phát sinh một số vấn đề vướng mắc vì Quỹ hưu trí tự nguyện là hoàn toàn mới tại Việt Nam, việc tổ chức mô hình đòi hỏi thận trọng, đảm bảo an toàn, công khai, minh bạch, bền vững. Trong khi đó, kinh nghiệm quốc tế rất đa dạng và các nước đã mất nhiều năm để xây dựng và cải tiến mô hình quản lý.
Theo thông lệ quốc tế, để đảm bảo tính khả thi cho triển khai quỹ hưu trí tự nguyện, hành lang pháp lý sẽ phải quy định chi tiết về tỷ lệ đóng góp của DN và người lao động mà họ được trích nộp từ thu nhập trước thuế đưa vào quỹ; hoạt động đầu tư, giám sát quỹ; cách thức DN, người lao động được hưởng quyền lợi từ các khoản đóng góp của họ vào quỹ..
“Do vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, lựa chọn và xây dựng mô hình cho Việt Nam mất khá nhiều thời gian nên cần có thêm thời gian nghiên cứu, xây dựng và trình Chính phủ dự thảo Nghị định”- Bộ Tài chính dẫn chứng.
Bảo Hiểm Bảo Việt (Theo baohaiquan.vn)