Câu hỏi 277: Trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển được xác định dựa trên các căn cứ pháp lý nào?
Trả lời:
Hoạt động tàu biển thuộc lĩnh vực hàng hải quốc tế nên bên cạnh những nguồn luật quốc gia, các căn cứ pháp lý cho việc xác định TNDS còn có các nguồn luật quốc tế: công ước, nghị định thư, hiệp định…Các quy định về các loại TNDS (TNDS đối với hàng hóa, hành khách chuyên chở; thuyền bộ và người thứ ba khác trong các tai nạn đâm va, ô nhiễm dầu…) rất đa dạng. C¸c quy ®Þnh ®ã một mặt quy kết các trách nhiệm mà chủ tàu phải gánh chịu mặt khác cho phép chủ tàu được giới hạn trách nhiệm bồi thường tÝnh theo những c¨n cø nhất định.
▪ Ví dụ: Các quy định đáng chú ý trong Bộ luật hàng hải Việt nam về những loại TNDS cơ bản của chủ tàu :
– Đối với thuyền bộ: Chương II , mục 8, điều 48 , điều 58;
– Đối với hàng hóa chuyên chở: Chương V,mục 2,điều 75; điều 77;điều 78; điều 79; điều 80
– Đối với hành khách: Chương VI, điều 126 ; điều 130 ; điều 122 ;
– Đối với xác tàu, tài sản chìm đắm : Chương XII, điều 198 ; điều 200 ;
– Đối với tai nạn đâm va: Chương XIII, điều 208, điều 209 ;
– Đối với đóng góp tổn thất chung: Chương XIV, điều 213, điều 214;
– Về giới hạn trách nhiệm dân sự: Chương XV
Các nguồn luật quốc tế điều chỉnh quan hệ TNDS của chủ tàu như là: Công ước Brusell 1924 ; Nghị định thư sửa đổi công ước Brussell – Visby Rules 1968 ; Quy tắc Hamburg 1978…
>>> Xem thêm: Bảo hiểm du lịch châu âu cần thiết cho chủ tàu
Câu hỏi 278: Thế nào là bảo hiểm P and I ?
Trả lời:
Bảo hiểm P and I là loại bảo hiểm được cung cấp bởi loại tổ chức đặc biệt: Hội bảo trợ và bồi thường (Protection and Indemnity). Có thể coi là một hình thức tương hỗ nhằm tự bảo hiểm lẫn nhau về trách nhiệm dân sự của các chủ tàu, người thuê tàu định hạn tham gia bảo hiểm (các chủ tàu hội viên của Hội là người được bảo hiểm và cũng có thể coi là có tư cách người bảo hiểm).
Các Hội P & I có nguồn gốc là những tổ chức phi lợi nhuận được lập ra ở Anh thoạt tiên lấy tên là Protection Clubs với mục đích ban đầu bảo hiểm 25% trách nhiệm đâm va và thiệt hại gây ra cho các vật thể cố định (như cầu tàu và bến tàu) – các trách nhiệm này đã và đang không được bảo hiểm trong HĐBH thân tàu, cũng như các trách nhiệm về thương tật và tử vong. Sau đó, các Hội đã mở rộng phạm vi các rủi ro khác như là trách nhiệm đối với hàng hóa chuyên chở … và loại bảo hiểm mà Hội cung cấp cho các chủ tàu – hội viên được gọi là bảo hiểm P & I. Hiện nay có nhiều Hội P & I có trụ sở tại Anh, Na uy, Thụy điển, Mỹ, Nhật, Hồng kông với phạm vi hoạt động quốc tế đang phục vụ rất tích cực cho mục đích cơ bản là bảo hiểm các loại TNDS của chủ tàu và các chủ tàu trên toàn thế giới đều có thể tham gia vào Hội bất kỳ theo mong muốn.
Câu hỏi 279: Bảo hiểm P and I bảo vệ cho chủ tàu trước những loại rủi ro nào?
Trả lời:
Các chủ tàu tham gia bảo hiểm P & I sẽ được Hội bảo hiểm đối với các loại trách nhiệm dân sự có thể phát sinh trong kinh doanh, khai thác tàu biển. Cụ thể:
– Trách nhiệm về ốm đau, thương tật, chết của chủ tàu đối với thuyền viên, hành khách, người tham gia làm hàng trên tàu và người thứ ba khác
– Trách nhiệm phát sinh trong tai nạn đâm va giữa tàu được bảo hiểm với tàu khác (phần trách nhiệm đâm va ngoài phạm vi trách nhiệm của bảo hiểm thân tàu – phần trách nhiệm còn lại sau khi bảo hiểm thân tàu đã bồi thường 3/4 trách nhiệm đâm va và trong giới hạn 3/4 số tiền bảo hiểm thân tàu)
– Trách nhiệm phát sinh trong tai nạn đâm va giữa tàu với những vất thể khác như cầu cảng, các công trình nổi hoặc ngầm ở biển
– Trách nhiệm đối với xác tàu đắm
– Trách nhiệm về ô nhiễm
– Trách nhiệm đối với hàng hóa chuyên chở
– Tiền phạt của tòa án, chính quyền, cảng, hải quan…
– Các trách nhiệm khác: những phí tổn mà hội viên phải gánh chịu liên quan đến việc điều tra và làm thủ tục tố tụng nhằm bảo vệ quyền lợi chủ tàu hoặc liên quan đến việc bào chữa truy tố hình sự đối với đại lý, thuyền viên hay người giúp việc của chủ tàu; các chi phí phát sinh do thay đổi tuyến đường nhằm cứu chữa cho những người trên tàu, người tị nạn, nạn nhân được cứu; tiền lương và bồi thường thất nghiệp khi tàu đắm
Hiện nay, các Hội P & I bảo hiểm có giới hạn trách nhiệm là 1 tỷ USD đối với trách nhiệm ô nhiễm dầu còn các loại trách nhiệm khác được bảo hiểm theo nguyên tắc không giới hạn.
Câu hỏi 280: Các chủ tàu Việt nam có thể tham gia bảo hiểm P and I bằng cách nào? Những giấy tờ cần thiết khi yêu cầu bảo hiểm? cách giải quyết trong trường hợp tàu đổi chủ trong thời hạn bảo hiểm?
Trả lời:
– Thông thường các chủ tàu Việt nam tham gia các Hội tương hỗ P and I thông qua các DNBH hoạt động tại Việt nam. Các DNBH thường bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm luôn trách nhiệm dân sự của chủ tàu và sau đó thay mặt các chủ tàu tham gia bảo hiểm P and I. Các DNBH sẽ căn cứ vào khả năng tài chính của mình để quyết định phần trách nhiệm giữ lại và phần còn lại sẽ bảo hiểm tại Hội P & I. Có thể coi các DNBH là những người bảo hiểm gốc, sau khi nhận trách nhiệm bảo hiểm cho các chủ tàu thì tiến hành nhượng tái bảo hiểm cho Hội P & I. Chính vì thế, một điểm đặc thù là DNBH sẽ bồi thường cả 4/4 trách nhiệm đâm va giữa tàu được bảo hiểm và tàu khác.
– Khi tham gia bảo hiểm, giấy yêu cầu bảo hiểm phải gửi cho người bảo hiểm trước 07 ngày kể từ ngày yêu cầu bảo hiểm có hiệu lực với nội dung kê khai theo mẫu in sẵn của người bảo hiểm. Đối với những tàu mới tham gia bảo hiểm lần đầu với Người bảo hiểm, kèm theo giấy yêu cầu bảo hiểm phải có bản sao các giấy tờ sau:
○ Chứng thư quốc tịch.
○ Giấy chứng nhận khả năng an toàn đi biển của tàu kèm theo các biên bản kiểm tra từng phần do cơ quan đăng kiểm cấp.
○ Chứng nhận ISPS, ISM Code.
○ Hợp đồng hoặc những văn bản pháp lý liên quan trách nhiệm mà chủ tàu đó ký kết với thuyền viên hoặc với người thứ ba.
○ Các giấy tờ khác liên quan đến tàu được bảo hiểm theo yêu cầu của người bảo hiểm.
Khi nhận được giấy yêu cầu bảo hiểm và các tài liệu liên quan nói trên, người bảo hiểm sẽ xem xét và tiến hành kiểm tra tình trạng thực tế con tàu. Nếu tàu thực sự đảm bảo an toàn đi biển người bảo hiểm sẽ chấp nhận và cấp giấy chứng nhận bảo hiểm P&I cho tàu.
Trừ trường hợp người bảo hiểm có toàn quyền quyết định khác, thì hiệu lực bảo hiểm cũng tự động chấm dứt khi:
o Thay đổi cơ quan Đăng kiểm của tàu, hoặc thay đổi, đình chỉ, gián đoạn, thu hồi hay mãn hạn cấp của tàu; qui định rằng nếu tàu đang ở ngoài biển việc kết thúc bảo hiểm sẽ được dời lại cho đến khi tàu về tới cảng kế tiếp.
o Có sự thay đổi về chủ quyền hay quốc kỳ, chuyển quyền quản lý mới hay cho thuê tàu trần .
o Tàu bị Nhà nước trưng thu hay trưng dụng.
Câu hỏi 281: Chñ tµu ®· tham gia bảo hiểm P and I phải làm gì khi xảy ra sự cố ?
Trả lời:
Khi xảy ra các tai nạn, sự cố hay khiếu nại có liên quan đến tàu được bảo hiểm, thì trong vòng 72 giờ (trừ các ngày lễ, tết) kể từ khi phát sinh các tai nạn, sự cố hay khiếu nại nêu trên người được bảo hiểm phải bằng mọi cách thông báo ngay cho người bảo hiểm mọi thông tin về sự cố thu thập và gửi cho DNBH hồ sơ gồm các chứng từ sau:
– Giấy chứng nhận bảo hiểm P & I và giấy sửa đổi bổ sung (nếu có)
– Biên bản giám định trước khi nhận bảo hiểm (pre-entry survey) nếu có, biên bản giám định trước khi xếp hàng lên tàu (preloading survey) nếu có; biên bản giám định điều kiện nếu có (condition survey) và biên bản giám định tiếp theo nếu có (follow-up survey)
– Các giấy tờ đăng kiểm, giấp phép của tàu
– Bằng cấp của thuyền trưởng, máy trưởng
– Kháng nghị hàng hải (có xác nhận của cơ quan cơ thẩm quyền nơi tàu xảy ra tai nạn hoặc cảng đến đầu tiên nếu sự cố xảy ra khi tàu đang ở ngoài khơi).
– Trích sao đầy đủ và chi tiết Nhật ký hàng hải, Nhật ký máy, Nhật ký vô tuyến điện, Thông báo thời tiết …
– Thông báo sự cố của chủ tàu, người thuê tàu
– Biên bản giám định sự cố; các chứng từ hóa đơn liên quan đến việc khắc phục sự cố
– Yêu cầu bồi thường của bên thứ ba gửi người được bảo hiểm
– Các chứng từ chuyển trả tiền của chủ tàu nếu chủ tàu buộc phải trả tiền trong trường hợp khẩn cấp
– Giấy yêu cầu bồi thường
– Các tài liệu liên quan đến trách nhiệm của người thứ ba (trường hợp tổn thất có liên quan đến người thứ ba), hoặc các giấy tờ cần thiết khác theo yêu cầu của người bảo hiểm.
– Các chứng từ cần thiết khác (tùy vào từng trường hợp cụ thể: hậu quả là tổn thất hàng hóa; thương tật cá nhân; trách nhiệm đâm va; ô nhiễm, tổn thất chung…)
Sau 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ khiếu nại, nếu người bảo hiểm không có yêu cầu gì thêm thì hồ sơ khiếu nại được coi là đầy đủ và hợp lệ
Câu hỏi 282: Phí bảo hiểm được tính dựa trên những căn cứ nào? Thời gian tàu ngừng hoạt động có được hoàn phí hay không?
Trả lời:
Hội P & I tính mức phí thu/ 1GT hàng năm cho mỗi loại tàu, chủ tàu. Về nguyên tắc mức phí tương hỗ không cố định trước mà phụ thuộc vào tình hình phát sinh các khoản chi bồi thường và chi phí quản lý khác của Hội và chia thành phí đóng trước và phí đóng thêm. Phí đóng trước sẽ dựa vào các căn cứ như là:
– Loại tàu, tuổi tàu, phạm vi hoạt động, mức khấu trừ, trình độ nghề nghiệp của thủy thủ đoàn
– Kết quả thống kê về tình hình tổn thất của chủ tàu trong nhiều năm trước
Đối với các chủ tàu Việt nam với đặc thù tham gia bảo hiểm (xem câu 279), nên các DNBH vẫn áp dụng mức phí cố định. Tỷ lệ phí bảo hiểm hàng năm áp dụng cho các loại tàu, nhóm tàu do DNBH tính toán trên cơ sở phí và điều kiện bảo hiểm do Hội bảo hiểm P&I qui định. Phí bảo hiểm P&I sau khi cân đối với nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu trong cùng một đội tàu có thể được điều chỉnh tăng hoặc giảm phụ thuộc vào tỉ lệ tổn thất so với phí bảo hiểm trong từng thời gian 05 năm liên tục. Phí bảo hiểm thanh toán bằng USD và được qui đổi tương đương ra tiền Việt Nam theo tỷ giá liên ngân hàng thương mại tại thời điểm thanh toán.
DNBH chỉ hoàn phí với điều kiện chủ tàu đã đóng toàn bộ phí bảo hiểm cho nguyên thời gian bảo hiểm ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm và thông báo thu phí kèm theo, và:
a) Trường hợp tàu nằm đậu tại nơi an toàn trong thời gian liên tục 30 ngày trở lên với điều kiện không có thuyền viên trên tàu (ngoại trừ thuyền viên trên tàu để bảo quản hay bảo vệ tàu) và tàu không chở hàng hóa, đồng thời chủ tàu gửi thông báo bằng văn bản cho DNBH 01 tuần trước khi tàu nằm đậu và được DNBH đồng ý: DNBH sẽ hoàn lại 90% phí bảo hiểm cho thời gian tàu nằm đậu này.
b) Trường hợp tàu nằm đậu tại nơi an toàn trong thời gian liên tục 30 ngày trở lên kể cả trường hợp có thuyền viên trên tàu nhưng không có hàng hóa chở trên tàu, đồng thời chủ tàu gửi thông báo bằng văn bản cho DNBH 01 tuần trước khi tàu nằm đậu và được DNBH đồng ý: DNBH sẽ hoàn lại 50% phí bảo hiểm cho thời gian tàu nằm đậu này.
c) Trường hợp chủ tàu gửi thông báo bằng văn bản cho DNBH trước 01 tuần yêu cầu chấm dứt bảo hiểm với lí do chính đáng: DNBH sẽ hoàn lại 80% phí bảo hiểm cho khoảng thời gian còn lại không bảo hiểm.
d) Áp dụng cho khoản (a) và (b) trong phần này: chỉ hoàn lại phí bảo hiểm khi kết thúc năm bảo hiểm và tàu không bị tổn thất toàn bộ.
Bảo Hiểm Bảo Việt