Cộng hòa Guinea Xích Đạo (tiếng Tây Ban Nha: República de Guinea Ecuatorial, phiên âm tiếng Việt: Ghi-nê Xích Đạo[2]) là một quốc gia ở khu vực Tây Phi.
Lịch sử
Vùng đất liền là nơi định cư của người Pygmy. Người Fang và người Bubi di cư đến đây trong thế kỉ 17 và đến đảoFerdinan Po (Bioko ngày nay) thế kỉ 19.
Người Bồ Đào Nha khám phá ra các đảo Fernando Po (Bioko) và Pagalu (Annobón) vào thế kỉ 15, và nhượng lại choTây Ban Nha năm 1778. Từ năm 1840, Pháp và Tây Ban Nha đều muốn giành quyền kiểm soát vùng Rio Muni ở lục địa.
Năm 1885, cả hai vùng này trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha cho đến khi giành được độc lập năm 1968. Đây là quốc gia duy nhất ở châu Phi nói tiếng Tây Ban Nha.
Kể từ khi cầm quyền, Tổng thống Francisco Macias Nguema được xem là cha đẻ của nền độc lập, lập chế độ độc tài, tàn phá nền kinh tế của đất nước còn non trẻ và lạm dụng nhân quyền. Tự phong là “sự thần kì duy nhất”, Nguema được coi là một trong những người cầm quyền chuyên chế và bạo ngược nhất trong lịch sử châu Phi. Tháng 8 năm1979, Nguema bị một người cháu là Trung tá Teodoro Obiang Nguema Mbasogo lật đổ và hành quyết. Mbasogo dần dần hiện đại hóa đất nước nhưng vẫn giữ lại nhiều thông lệ độc tài của cựu Tổng thống Nguema. Năm 1996, Mbasogo giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Tổng thống với 99% số phiếu. Năm 1999, một số các nhà lãnh đạo đối lập bị bắt giữ vì yêu cầu hủy bỏ kết quá bầu cử lập pháp trong đó đảng của Mbasogo giành chiến thắng áp đảo. Mbasogo tái đắc cử Tổng thống năm 2002 với 97% số phiếu.
Chính trị
Đối nội
Trước khi độc lập tại Guinea Xích Đạo có nhiều đảng phái nhưng trong những năm 1970 và 1980 chỉ có 1 đảng duy nhất hợp pháp là Đảng Lao động Thống nhất toàn quốc (Partido Unico Nacional de Trabaladores) thành lập tháng 4năm 1970 do Tổng thống M.Nguéma Biyogo làm Chủ tịch. Tháng 6 năm 1972, ông M. Nguéma Biyogo được đề cử làm Tổng thống suốt đời kiêm Thủ tướng. Tháng 6/1973, Hiến pháp mới được thông qua, quy định Guinea Xích Đạo là quốc gia thống nhất gồm Fernando Pô và Rio Muni.
Guinea Xích Đạo chủ trương củng cố độc lập dân tộc, tự lực cánh sinh xây dựng và phát triển kinh tế.
Tháng 8 năm 1979, ông Teodoro O.N. Mbasogo làm đảo chính lật đổ Francisco M. Ngúema, thành lập Đảng Dân chủ Guinea Xích Đạo (PDGE). Ngày 16 tháng 11năm 1991, Guinea Xích Đạo thông qua Hiến pháp mới chấp nhận chế dộ đa đảng song quá trình dân chủ hoá gặp nhiều khó khăn, chưa tổ chức được bầu cử Quốc hội (dự kiến vào năm 1998), lực lượng chống đối mạnh. Ngày 7 tháng 7 năm 1997, chính quyền đã phải kêu gọi Tây Ban Nha, Pháp, Mỹ, OUA và Liên Hiệp Quốc can thiệp nhằm chấm dứt đổ máu do lực lượng binh biến gây ra.
Thể chế nhà nước: Chế dộ Tổng thống nhưng do giới quân sự nắm quyền.
Đảng cầm quyền: Đảng dân chủ Guinea Xích Đạo (PDGE)
Đảng đối lập: Liên đoàn Lực lượng đối lập Guinea Xích Đạo.
Đối ngoại
Guinea Xích Đạo theo đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, không liên kết, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh Guinea Xích Đạo có quan hệ gắn bó với các nước xã hội chủ nghĩa và đã từng cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel (tháng 10 năm 1973) và với Mỹ (tháng 3 năm 1976). Tuy nhiên hiện nay bạn mở rộng quan hệ với tất cả các nước trong đó ưu tiên quan hệ với các nước láng giềng ở khu vực Tây Phi, coi trọng quan hệ với Tây Ban Nha vàPháp. Guinea Xích Đạo là thành viên của 26 tổ chức quốc tế lớn trong đó có IMF, G-77, ACCT, FAO.
Địa lý
Nước này nằm ở Tây Phi, bên bờ vịnh Guinea. Lãnh thổ gồm hai phần: phần lục địa là cao nguyên Mbini và vùng đồng bằng ven Đại Tây Dương; phần kia là quần đảo núi lửa nằm chếch lên ở phía Tây Bắc, ngoài khơi Cameroon, trong đó các đảo chính gồm đảo Bioko và đảo Annobón. Thủ đô Malabo đóng tại đảo Bioko.
Hành chính
Guinea Xích Đạo được chia thành 2 khu vực và bảy tỉnh
Khu vực
Khu vực thứ nhất: Khu vực đảo của Guinea Xích Đạo bao gồm các cựu lãnh thổ của Tây Ban Nha là đảo Poo, cùng với đảo Annobón, nằm trong Vịnh Guinea và trong vịnh Corisco. Khu vực này rộng 2.052 km² và có dân số khoảng 265.000 người. Nó được chia thành tỉnh:
Annobón
Bioko Norte
Bioko Sur
Khu vực thứ 2: Río Muni là khu vực lục địa của Guinea Xích Đạo, rộng 26.017 km². Tên gọi của khu vực này có nguồn gốc từ sông Muni. Có dân số khoảng 300.000 người thuộc sắc tộc Fang. Khu vực này có 4 tỉnh:
Centro Sur
Kie-Ntem
Litoral
Wele-Nzas
Tỉnh
Guinea Xích Đạo gồm có 3 tỉnh nằm ở các đảo và 4 tỉnh nằm ở đất liền.
Annobón Province (San Antonio de Palé)
Bioko Norte Province (Malabo)
Bioko Sur Province (Luba)
Centro Sur Province (Evinayong)
Kié-Ntem Province (Ebebiyín)
Litoral Province (Bata) includes the islands of the Corisco Bay.
Wele-Nzas Province (Mongomo)
Các tỉnh lại được chia tiếp thành các huyện.
Kinh tế
Quốc gia này thuộc vào nhóm các nước kém phát triển. Kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp (cây lương thực, cây xuất khẩu) và dầu mỏ. Gỗ, cà phê, ca cao và dầu mỏ là các mặt hàng xuất khẩu chính. Việc phát hiện và khai thác các mỏ dầu có trữ lượng lớn đã góp phần thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển trong những năm gần đây. Tuy nhiên, các nguồn tài nguyên khác như titan, sắt, măng gan, uranium chưa được chú trọng khai thác. Lâm nghiệp, nông trại, đánh bắt cá chiếm tỉ trọng lớn trong GDP. Mặc dầu độc lập khá sớm, Guinea Xích Đạo vẫn dựa vào sản xuất ca cao để kiếm lượng ngoại tệ mạnh. Tình trạng tồi tệ của kinh tế nông thôn dưới các chế độ tàn bạo nối tiếp nhau đã làm giảm tiềm năng phát triển nông nghiệp vốn luôn dẫn đầu.
Từ năm 1993, Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đình chỉ viện trợ do chính phủ tham nhũng và quản lí yếu kém. Lĩnh vực kinh doanh hầu như nằm trong tay các viên chức chính phủ và các thành viên gia đình.
Guinea Xích Đạo đã tận dụng được sự phá giá đồng franc CFA (1-1994). Thúc đẩy sản xuất phát triển, giá dầu lửa tăng là hai yếu tố chính kích thích tăng trưởng kinh tế năm 2000-2001.[4]
Hiện nay, Guinea Xích Đạo đang phát triển trồng lúa, thăm dò khai thác dầu lửa ở vịnh Corisco. Tây Ban Nha và Mỹ nắm toàn bộ ngành khai thác dầu lửa của nước này. Nông nghiệp chiếm 20%GDP, công nghiệp chiếm 60% GDP, dịch vụ chiếm 20% GDP. Xuất khẩu chủ yếu là dầu, ca cao, cao su sang Mỹ 62%, Nhật 3%, Tây Ban Nha 17%, Trung Quốc 9%. Nhập chủ yếu thực phẩm, quần áo, máy móc, thiết bị của Cameroon 10%, Tây Ban Nha 10%, Pháp 15%, Mỹ 35% và Anh 6% (1997).[5]
GDP thực tế: 22,86 tỷ USD (2009)
GDP đầu người thực tế: 36.100 USD (2009)
Tăng trưởng: -1,8% (2009) (Theo CIA)
Dân số
Đa số người dân Guinea Xích Đạo có nguồn gốc thuộc sắc tộc Bantu.[6] Các nhóm dân tộc lớn nhất là người Fang, là bản địa ở đất liền, nhưng di cư đáng kể đến đảoBioko đã dẫn đến số lượng người Fang đông hơn trước người Bantu trước đó. Người Fang hiện chiếm 80% dân số[7] và bao gồm 67 dòng họ. Những người Fang sống ở phần phía bắc của Río Muni nói tiếng Fang-Ntumu, trong khi những người ở miền Nam nói tiếng Fang-Okah, hai tiếng địa phương có sự khác biệt nhưng là có hiểu lẫn nhau. Tiếng địa phương của người Fang cũng được sử dụng tại các bộ phận của nước láng giềng Cameroon (Bulu) và Gabon. Ngoài ra, còn có người Bubi, hiện đang chiếm 15% dân số, là dân tộc bản địa đến đảo Bioko.
Ngoài ra, có những nhóm dân tộc ven biển, đôi khi được gọi là Ndowe hoặc “Playeros” là: Combes, Bujebas, Balengues, và Bengas sống trên các hòn đảo, và người Fernandinos, một cộng đồng người Krio trên đảo Bioko. Cùng với nhau, các nhóm này chiếm khoảng 5% dân số. Một số người châu Âu (chủ yếu là người Tây Ban Nha hoặc người Bô Đào Nha) – trong đó pha trộn với dân tộc châu Phi – cũng sống trong nước.
Hầu hết người Tây Ban Nha đều ở lại sau Guinea Xích Đạo khi độc lập. Có một số lượng ngày càng tăng của người nước ngoài đến từ các nước lân cận như Cameroon, Nigeria và Gabon. Theo Bách khoa toàn thư của Liên Hiệp Quốc (2002) có khoảng 7% người dân đảo Bioko là sắc tộc Igbo, một dân tộc thiểu số đến từ miền đông nam Nigeria.[8] Guinea Xích Đạo cũng nhận người châu Á và người châu Phi da đen đến từ các quốc gia khác làm công nhân đồn điền ca cao và cà phê. Nhóm người châu Phi da đen đến từ Liberia, Angola và Mozambique. Còn hầu hết người châu Á là gốc Trung Quốc, với số lượng nhỏ người Ấn Độ.
Guinea Xích Đạo cũng cho phép người dân đến định cư tại quốc gia châu Âu, trong đó có Anh, Pháp và Đức. Sau khi độc lập, hàng ngàn người Guinea Xích Đạo đã đến Tây Ban Nha. Thêm 100,000 người Guinea Xích Đạo nữa đã đi đến Cameroon, Gabon và Nigeria vì tránh chế độ độc tài của Francisco Macías Nguema. Một số cộng đồng Guinea Xích Đạo cũng sẽ được tìm thấy ở châu Mỹ Latinh, Mỹ, Bồ Đào Nha, và Pháp. Khai thác dầu đã góp phần tăng gấp đôi dân số ở Malabo.
Các tôn giáo chính ở Guinea Xích Đạo là Kitô giáo chiếm 93% dân số. Đây là chủ yếu Công giáo La Mã (87%) còn lại là thiểu số người Tin Lành (5%). Thêm 5% dân số theo tín ngưỡng bản địa và cuối cùng là 2% dân số theo có tôn giáo khác bao gồm bao gồm người Hồi giáo, Đức tin Bahá’í, và niềm tin khác.[9]
Mua bảo hiểm du lịch đi Guinea Xích Đạo tại Bảo Hiểm Bảo Việt như thế nào?
Bảo hiểm du lịch đi Guinea Xích Đạo là sản phẩm dùng để chi trả cho khách hàng trước những rủi ro trong quá trình ở Guinea Xích Đạo. Việc này là cần thiết bởi vì khách hàng không thể lường trước được những rủi ro gặp phải trong quá trình ở nước ngoài. Những rủi ro đó có thể sảy ra ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào và với mức độ không thể lường được trước. Do đó việc làm bảo hiểm du lịch nước ngoài là việc làm cần thiết đối với mỗi du khách. Nếu khách hàng ở Hà Nội thì có thể liên hệ tới trụ sở của Bảo Việt Hà Nội. Khách hàng ở Thành Phố Hồ Chí Minh thì có thể liên hệ tới Bảo Việt Hồ Chí Minh hay Bảo Việt Sài Gòn. Cách nhanh nhất là khách hàng liên hệ tới số điện thoại: 0966.831.332 để được tư vấn cụ thể và làm bảo hiểm một cách nhanh nhất.
Liên hệ tư vấn và mua bảo hiểm: 0966.831.332