KTĐT – Đến thời điểm này, Bộ Y tế đã hoàn thiện danh mục thuốc bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi, trong đó, nhiều loại thuốc có chi phí lớn cho điều trị bệnh ung thư được đề xuất chi trả 100%.
Chi trả 100% nhiều loại thuốc đắt tiền
Ông Nguyễn Xuân Cung (quê Quỳnh Phụ, Thái Bình) hiện đang điều trị ung thư phổi tại Bệnh viện Phổi T.Ư. Trong các loại thuốc mà ông được bác sĩ chỉ định, có thuốc Avastin rất đắt tiền, chi phí lên tới 50 triệu đồng/năm, nhưng BHYT chỉ chi trả 50% tiền thuốc. “Cho dù đã được BHYT trả 50%, nhưng tôi vẫn phải bỏ tới 75 – 80 triệu đồng cho riêng một loại thuốc này, chưa kể các thuốc khác, cùng đủ thứ tiền nằm viện, đi lại. Gia đình tôi đã phải bán nhà, vay mượn ngân hàng, chắc không thể cầm cự được thêm nữa” – ông Cung bộc bạch. Còn chị Nguyễn Như Mai (Thạch Thất, Hà Nội), có con điều trị ung thư máu tại Viện Huyết học – Truyền máu T.Ư cho biết, con chị được bác sĩ kê thuốc Tasigna, là loại thuốc rất đắt tiền, với chi phí gần 85 triệu đồng/tháng, nhưng chỉ được BHYT thanh toán 50%. Con mới điều trị được gần một tháng, nhưng kinh tế gia đình chị đã rơi vào cảnh kiệt quệ. “Giá như BHYT thanh toán 100% chi phí tiền thuốc, may ra con tôi còn có cơ hội được cứu sống, còn thế này thì…” – chị bỏ lửng câu nói trong sự thất vọng đến cùng cực.
Ông Nguyễn Xuân Cung (quê Quỳnh Phụ, Thái Bình) hiện đang điều trị ung thư phổi tại Bệnh viện Phổi T.Ư. Trong các loại thuốc mà ông được bác sĩ chỉ định, có thuốc Avastin rất đắt tiền, chi phí lên tới 50 triệu đồng/năm, nhưng BHYT chỉ chi trả 50% tiền thuốc. “Cho dù đã được BHYT trả 50%, nhưng tôi vẫn phải bỏ tới 75 – 80 triệu đồng cho riêng một loại thuốc này, chưa kể các thuốc khác, cùng đủ thứ tiền nằm viện, đi lại. Gia đình tôi đã phải bán nhà, vay mượn ngân hàng, chắc không thể cầm cự được thêm nữa” – ông Cung bộc bạch. Còn chị Nguyễn Như Mai (Thạch Thất, Hà Nội), có con điều trị ung thư máu tại Viện Huyết học – Truyền máu T.Ư cho biết, con chị được bác sĩ kê thuốc Tasigna, là loại thuốc rất đắt tiền, với chi phí gần 85 triệu đồng/tháng, nhưng chỉ được BHYT thanh toán 50%. Con mới điều trị được gần một tháng, nhưng kinh tế gia đình chị đã rơi vào cảnh kiệt quệ. “Giá như BHYT thanh toán 100% chi phí tiền thuốc, may ra con tôi còn có cơ hội được cứu sống, còn thế này thì…” – chị bỏ lửng câu nói trong sự thất vọng đến cùng cực.
Chụp cộng hưởng từ cho bệnh nhân tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội. Ảnh: Hải Lý.
|
Theo bà Tống Thị Song Hương – Vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế), danh mục thuốc BHYT mới nhất dự kiến áp dụng vào đầu năm 2015 khi Luật BHYT sửa đổi có hiệu lực. Theo đó, một số thuốc điều trị ung thư, thuốc ngoài danh mục đã được đề xuất tăng mức thanh toán. Trong đó, thuốc Glivec và Tasigna (điều trị ung thư máu) được đề xuất mức tăng lên 70 – 100% thay vì BHYT thanh toán 50% như hiện nay. Hiện, chi phí điều trị cho thuốc Glivec là 48,5 triệu đồng/tháng và Tasigna là gần 85 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, một số thuốc điều trị ung thư đang được BHYT thanh toán 50% cũng được đề xuất tăng mức thanh toán lên 100% như thuốc Avastin (điều trị ung thư phổi, đại trực tràng, thận, não, buồng trứng) chi phí khoảng 150 triệu đồng/năm; thuốc Cimaher (cho bệnh nhân ung thư đầu mặt cổ giai đoạn muộn) có mức thanh toán từ 122 – 245 triệu đồng/năm; thuốc Agrentina (trị ung thư phổi), chi phí điều trị trong 4 đợt khoảng 74 triệu đồng; thuốc Simulect (thuốc chống thải ghép) có chi phí từ 28 – 57 triệu đồng/năm…
Đáp ứng nhu cầu điều trị thông thường
Cũng theo bà Hương, đối với một số thuốc mà hiệu quả điều trị chưa rõ ràng, chi phí lớn như thuốc trị ung thư máu Decitabin (chi phí khoảng 300 triệu đồng/bệnh nhân/năm), Trastuzumad (trị ung thư vú có HER2 dương tính, u dạ dày di căn) chi phí 30 triệu đồng/3 tuần, Cetuximad (trị ung thư đại trực tràng di căn) chi phí 86 – 101 triệu đồng/tháng, được đề xuất giữ nguyên mức Quỹ BHYT thanh toán như hiện nay là 50%. Nhưng với hơn 50 hoạt chất và thuốc điều trị ung thư, hơn 100 loại thuốc điều trị tim mạch, gần 20 hoạt chất điều trị tiểu đường có trong danh mục, đặc biệt có những thuốc có chi phí điều trị lên tới cả trăm triệu đồng vẫn đang được Quỹ BHYT chi trả, đủ đáp ứng nhu cầu điều trị thông thường.
Để xây dựng được danh mục thuốc lần này, hội đồng chuyên môn giữa các bên đã phải “ngồi cùng nhau” rất nhiều lần mới có thể thống nhất. Các thành viên hội đồng luôn cân nhắc giữa một bên là giới hạn của Quỹ BHYT, một bên là tinh thần nhân văn đối với bệnh nhân bị ung thư. Do đó, danh mục thuốc hướng tới hiệu quả trong điều trị với giá phù hợp khả năng chi trả của cả người bệnh và Quỹ BHYT.
Bên cạnh việc tăng mức chi trả đối với các loại thuốc đắt tiền, thì danh mục thuốc sửa đổi cũng sẽ rút bớt một số thuốc đã bị đình chỉ, rút số đăng ký, thuốc hỗ trợ điều trị mà hiệu quả chưa rõ ràng nhưng chi phí lại quá lớn; giảm mức thanh toán BHYT với một số loại thuốc. Đối với những thuốc có chi phí lớn, BHYT cũng sẽ có các quy định cụ thể về trường hợp bệnh nhân nào được sử dụng, tránh sử dụng tràn lan, lạm dụng, khiến Quỹ BHYT bị thâm hụt.
Đáp ứng nhu cầu điều trị thông thường
Cũng theo bà Hương, đối với một số thuốc mà hiệu quả điều trị chưa rõ ràng, chi phí lớn như thuốc trị ung thư máu Decitabin (chi phí khoảng 300 triệu đồng/bệnh nhân/năm), Trastuzumad (trị ung thư vú có HER2 dương tính, u dạ dày di căn) chi phí 30 triệu đồng/3 tuần, Cetuximad (trị ung thư đại trực tràng di căn) chi phí 86 – 101 triệu đồng/tháng, được đề xuất giữ nguyên mức Quỹ BHYT thanh toán như hiện nay là 50%. Nhưng với hơn 50 hoạt chất và thuốc điều trị ung thư, hơn 100 loại thuốc điều trị tim mạch, gần 20 hoạt chất điều trị tiểu đường có trong danh mục, đặc biệt có những thuốc có chi phí điều trị lên tới cả trăm triệu đồng vẫn đang được Quỹ BHYT chi trả, đủ đáp ứng nhu cầu điều trị thông thường.
Để xây dựng được danh mục thuốc lần này, hội đồng chuyên môn giữa các bên đã phải “ngồi cùng nhau” rất nhiều lần mới có thể thống nhất. Các thành viên hội đồng luôn cân nhắc giữa một bên là giới hạn của Quỹ BHYT, một bên là tinh thần nhân văn đối với bệnh nhân bị ung thư. Do đó, danh mục thuốc hướng tới hiệu quả trong điều trị với giá phù hợp khả năng chi trả của cả người bệnh và Quỹ BHYT.
Bên cạnh việc tăng mức chi trả đối với các loại thuốc đắt tiền, thì danh mục thuốc sửa đổi cũng sẽ rút bớt một số thuốc đã bị đình chỉ, rút số đăng ký, thuốc hỗ trợ điều trị mà hiệu quả chưa rõ ràng nhưng chi phí lại quá lớn; giảm mức thanh toán BHYT với một số loại thuốc. Đối với những thuốc có chi phí lớn, BHYT cũng sẽ có các quy định cụ thể về trường hợp bệnh nhân nào được sử dụng, tránh sử dụng tràn lan, lạm dụng, khiến Quỹ BHYT bị thâm hụt.
GS.TS Nguyễn Anh Trí – Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu T.Ư cho rằng, đối với bệnh nhân ung thư, phải điều trị cả đời, các loại thuốc lại rất đắt, nếu BHYT không giúp bệnh nhân thanh toán thì sẽ rất nhiều người mất đi cơ hội sống: “Đơn cử thuốc Glivec (trị ung thư máu), nếu không có BHYT chi trả, trung bình người bệnh sẽ phải trả 45 – 50 triệu đồng/tháng. Nếu phải trả chi phí y tế lớn như vậy, ngay cả người giàu cũng khó chi trả”. |
Bảo Hiểm Bảo Việt (theo ktdt.vn)