Bảo hiểm nông nghiệp: Khó đủ đường

Sau gần 3 năm thực hiện, hiệu quả của Chương trình Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp tại 20 tỉnh trên một số mặt hàng vật nuôi, cây trồng, thủy sản còn rất khiêm tốn. Các dịch vụ bảo hiểm về chỉ số đối với cây lúa, bảo hiểm chi phí sản xuất đối với chăn nuôi, thủy sản cần tiếp tục được hoàn thiện để đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp bảo hiểm và người dân.

alt

CôngThương – Vướng chính sách

Ông Trần Công Thắng- Trưởng bộ môn Nghiên cứu chiến lược chính sách (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT)- chia sẻ, chương trình đã triển khai gần 3 năm, nhưng thực tế mới thực hiện được 1,5 năm. Sự chậm trễ trong ban hành các văn bản chi tiết hướng dẫn triển khai bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) đã gây lúng túng cho cả Ban chỉ đạo, công ty bảo hiểm và người dân. Thời gian triển khai kéo dài khiến chi phí tăng cao, trong khi thực tế, đối với các hộ nông dân nhỏ chỉ cần phí đào tạo và giao dịch. Bên cạnh đó, thủ tục BHNN còn phức tạp. “Ví dụ, đối với tôm, cần phải có chứng nhận nuôi theo quy trình, hoạt động nuôi thả và lấy mẫu, hay đối với việc xác nhận bò chết cần đến 5, 6 chữ ký trong đó có cả chữ ký của chủ tịch xã mà chủ tịch xã lại không có trình độ thú y”- ông Thắng nói.

Mặt khác, việc xác định thiệt hại chưa có sự đồng nhất. Như đối với lúa, việc xác định thiệt hại dựa trên đánh giá, tính theo năng suất trung bình của xã. Tuy nhiên, có nhiều xã quá rộng, nên việc xác định theo cách này sẽ không chính xác. Vì vậy, có những hộ thiệt hại thật đôi khi không được đền bù. Đối với chăn nuôi và thủy sản, tại một số nơi lãnh đạo không có chuyên môn vẫn phải ký xác nhận bệnh dịch…

Nếu nhà tái bảo hiểm không chấp nhận tái bảo hiểm thì việc thí điểm BHNN sẽ phải ngừng. Bởi nếu tiếp tục thực hiện khi không thu xếp được tái bảo hiểm thì trách nhiệm bồi thường tổn thất khi xảy ra sẽ rất lớn. Cả nhà nước, chính quyền địa phương cũng như DN bảo hiểm sẽ không thể đáp ứng được.

Khó doanh nghiệp

Bà Trần Thị Diệu Hằng- Trưởng phòng Bảo hiểm phi nhân thọ- Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính)- cho biết, các doanh nghiệp (DN) tham gia BHNN cũng gặp nhiều khó khăn vì đây là loại hình bảo hiểm mới, rất phức tạp, lần đầu làm thí điểm, lực lượng cán bộ mỏng, chưa có kinh nghiệm… Trong khi đó, phạm vi bảo hiểm trên địa bàn rộng, phân tán nhỏ lẻ, cùng với thiên tai, dịch bệnh xảy ra nhiều. Vì vậy, DN bảo hiểm gặp nhiều khó khăn trong việc cung cấp dịch vụ cũng như kiểm tra, giám sát rủi ro.

Năm 2012, xảy ra tổn thất lớn về bảo hiểm tôm, các DN bảo hiểm gặp nhiều khó khăn do không ký được hợp đồng tái bảo hiểm cho toàn bộ chương trình tái BHNN, bao gồm cả bảo hiểm cây lúa, vật nuôi, thủy sản. Năm 2013, các nhà tái bảo hiểm quốc tế không nhận tái BHNN do tỷ lệ bồi thường bảo hiểm tôm, cá lớn. Bà Hằng chia sẻ, nếu nhà tái bảo hiểm không chấp nhận tái bảo hiểm thì việc thí điểm BHNN sẽ phải ngừng. Bởi nếu tiếp tục thực hiện khi không thu xếp được tái bảo hiểm thì trách nhiệm bồi thường tổn thất khi xảy ra sẽ rất lớn. Cả nhà nước, chính quyền địa phương cũng như DN bảo hiểm sẽ không thể đáp ứng được. Trước tình hình đó, Bộ Tài chính đã thống nhất với Bộ NN&PTNT điều chỉnh tăng phí bảo hiểm, đồng thời đàm phán với nhà tái bảo hiểm nhận tái bảo hiểm 82,93% mức trách nhiệm bảo hiểm để chương trình có thể tiếp tục thực hiện.

TS. Đặng Kim Sơn – Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển NNNT (Bộ NN&PTNT)- nhấn mạnh, bảo vệ sản xuất nông nghiệp trước những rủi ro là rất quan trọng. Trong đó, hiệu quả nhất là bảo hiểm. Gần đây, Chính phủ đã giao cho các ngành chức năng và các ngân hàng liên quan tiến hành làm thí điểm BHNN ở một số tỉnh với một số mặt hàng chính. Đây là bước đi rất quan trọng đặt nền móng cho việc xác định luận cứ khoa học cho việc đánh giá mức độ thiệt hại, cách thức đền bù cho nông dân.

Theo (baocongthuong.com.vn)

Bảo Hiểm Bảo Việt

Copyright © Bảo Hiểm Bảo Việt.