Người xin visa cần phải nộp một loạt các giấy tờ kèm theo đơn xin visa để chứng minh mình hội tụ đủ điều kiện nhập cảnh Schengen và không tiềm ẩn nguy cơ nhập cư trái phép hay đối với an ninh hoặc sức khỏe cộng đồng nơi họ đến lưu trú.
Đơn xin visa theo chế độ phổ thông cần phải được nộp kèm với các giấy tờ liệt kê dưới đây. Lưu ý rằng thân nhân của công dân Tây Ban Nha, Liên minh Châu Âu, Na Uy, Ai-xơ-len, Liechtenstein hoặc Thụy sĩ có quyền được áp dụng chế độ cộng đồng Châu Âu và, trong trường hợp đó, không cần nộp bất kỳ giấy tờ nào được liệt kê dưới đây.
1.-Hồ sơ chứng minh mục đích chuyến đi
Nhấp vào những đường dẫn dưới đây tùy theo mục đích chuyến đi.
Quá cảnh sân bay (Thị thực loại A)
- Sơ yếu lý lịch của người xin thị thực
- Giấy tờ chứng minh ý định đi tiếp: đặt vé máy bay đi tiếp cho các đích đến sau và đích đến cuối cùng.
Quá cảnh lãnh thổ
- Sơ yếu lý lịch của người xin thị thực
- Văn bản nêu chi tiết hành trình dự kiến.
- Giấy tờ chứng minh ý định đi tiếp: vé máy bay đi tiếp và thị thực cho các nước đến tiếp theo và nước đích đến cuối cùng.
- Giấy khẳng định đặt phòng tại tất cả các khách sạn hoặc cơ sở công cộng khác nếu định lưu trú tại khách sạn hoặc các cơ sở này
- Hợp đồng thuê nhà hoặc giấy chứng minh sở hữu bất động sản nếu định thuê nhà riêng để lưu trú.
- Giấy mời gốc nếu được mời bởi cá nhân. Chỉ chấp nhận thư mời theo mẫu chính thức được cấp bởi Sở cảnh sát tại nơi người mời cư trú (xem Lệnh PRE/1283/2007, ngày 10/05, Công báo ngày11/05/07, quy định các quy cách và yêu cầu để cấp giấy mời đối với cá nhân mời người nước ngoài nhập cảnh lãnh thổ quốc gia với mục đích tư hoặc du lịch) hoặc Thư mời làm trước Công chứng viên. Trong một số trường hợp đặc biệt và chỉ khi Đại sứ quán chấp thuận, có thể nộp thư cá nhân. Lưu ý rằng thư mời không có ý nghĩa miễn cho người xin thị thực việc chứng minh hội tụ đủ các yêu cầu về nhập cảnh trong bất kỳ trường hợp nào, vì thư mời chỉ chứng minh đáp ứng được yêu cầu về việc ở. Các giấy tờ chứng minh có quan hệ thư từ qua lại hoặc liên hệ điện thoại trước đó giữa người mời và người được mời cũng giúp cho hồ sơ xin thị thực có kết quả tốt hơn.
Lưu trú vì lý do công tác
- Sơ yếu lý lịch của người xin thị thực
- Thư mời gốc, nếu được mời bởi một công ty hoặc một cơ quan công. Thư mời này phải nêu chi tiết về hoạt động của bên mời và bên được mời, mối quan hệ giữa hai bên, chi tiết cá nhân của bên được mời, thời gian lưu trú, ngày dự kiến, lịch làm việc và các chi tiết khác về việc lưu trú này.
- Thư mời hoặc vé vào cửa do cơ quan tổ chức sự kiện cấp, kèm theo chương trình sự kiện nếu tham dự hội thảo, hội chợ, hội nghị thương mại hoặc hội nghị chuyên đề hoặc một loại sự kiện nào khác liên quan tới nghề nghiệp hay hoạt động thương mại của người xin thị thực.
- Xác nhận chỗ ở (hóa đơn hoặc chứng nhận trả trước cho khoảng thời gian lưu trú hoặc xác nhận đặt phòng) tại tất cả các khách sạn hoặc cơ sở công cộng khác nếu định lưu trú tại khách sạn hoặc các cơ sở này.
- Hợp đồng thuê nhà hoặc giấy chứng minh sở hữu bất động sản nếu định thuê nhà riêng để lưu trú.
- Giấy mời gốc nếu được mời bởi cá nhân. Chỉ chấp nhận thư mời theo mẫu chính thức được cấp bởi Sở cảnh sát tại nơi người mời cư trú (xem Lệnh PRE/1283/2007, ngày 10/05, Công báo ngày11/05/07, quy định các quy cách và yêu cầu để cấp giấy mời đối với cá nhân mời người nước ngoài nhập cảnh lãnh thổ quốc gia với mục đích tư hoặc du lịch) hoặc Thư mời làm trước Công chứng viên. Trong một số trường hợp đặc biệt và chỉ khi Đại sứ quán chấp thuận, có thể nộp thư cá nhân. Lưu ý rằng thư mời không có ý nghĩa miễn cho người xin thị thực việc chứng minh hội tụ đủ các yêu cầu về nhập cảnh trong bất kỳ trường hợp nào, vì thư mời chỉ chứng minh đáp ứng được yêu cầu về việc ở. Các giấy tờ chứng minh có quan hệ thư từ qua lại hoặc liên hệ điện thoại trước đó giữa người mời và người được mời cũng giúp cho hồ sơ xin thị thực có kết quả tốt hơn.
- Trong mọi trường hợp, nếu người xin thị thực không phải là chủ hoặc cổ đông chính của công ty thì phải nộp giấy ghi rõ số sổ bảo hiểm xã hội hoặc mã thẻ bảo hiểm y tế của Việt Nam và, ngoài các giấy tờ nêu trên, phải nộp thêm quyết định cử đi công tác, nêu rõ chi tiết cá nhân và chức năng, nhiệm vụ của người được cử đi trong cơ quan.
Nếu muốn, người xin thị thực có thể nộp các giấy tờ khác chứng minh quan hệ thương mại hoặc vị trí chuyên môn của mình, ví dụ như hợp đồng, hóa đơn, vận đơn đường biển, danh sách đặt hàng, sao kê đăng ký hàng hóa, văn bằng, giấy chứng nhận chuyên môn, v.v.
Lưu trú vì lý do du lịch, thăm thân hoặc lý do cá nhân khác
- Sơ yếu lý lịch của người xin thị thực
- Xác nhận chỗ ở tại tất cả các khách sạn hoặc cơ sở công cộng khác nếu định lưu trú tại khách sạn hoặc các cơ sở này.
- Hợp đồng thuê nhà hoặc giấy chứng minh sở hữu bất động sản nếu định thuê nhà riêng để lưu trú.
- Giấy mời gốc nếu được mời bởi cá nhân. Chỉ chấp nhận thư mời theo mẫu chính thức được cấp bởi Sở cảnh sát tại nơi người mời cư trú (xem Lệnh PRE/1283/2007, ngày 10/05, Công báo ngày11/05/07, quy định các quy cách và yêu cầu để cấp giấy mời đối với cá nhân mời người nước ngoài nhập cảnh lãnh thổ quốc gia với mục đích tư hoặc du lịch) hoặc Thư mời làm trước Công chứng viên. Trong một số trường hợp đặc biệt và chỉ khi Đại sứ quán chấp thuận, có thể nộp thư cá nhân. Lưu ý rằng thư mời không có ý nghĩa miễn cho người xin thị thực việc chứng minh hội tụ đủ các yêu cầu về nhập cảnh trong bất kỳ trường hợp nào, vì thư mời chỉ chứng minh đáp ứng được yêu cầu về việc ở. Các giấy tờ chứng minh có quan hệ thư từ qua lại hoặc liên hệ điện thoại trước đó giữa người mời và người được mời cũng giúp cho hồ sơ xin thị thực có kết quả tốt hơn.
- Nếu là lao động làm công ăn lương, người xin thị thực sẽ phải nộp giấy ghi rõ số sổ bảo hiểm xã hội hoặc mã thẻ bảo hiểm y tế của Việt Nam và, ngoài các giấy tờ nêu trên, nộp thêm giấy đồng ý cho nghỉ phép
- Nếu đi du lịch theo tour, phải nộp thêm:
- giấy khẳng định đặt tour của công ty tổ chức du lịch hoặc bất kỳ giấy tờ thích hợp nào nêu rõ chương trình du lịch dự kiến.
- văn bản nêu rõ hành trình du lịch cũng như ngày tháng dự kiến đến và đi, phương tiện di chuyển, khách sạn hoặc cơ sở lưu trú và chương trình ở tất cả và từng địa điểm du lịch cụ thể.
- hợp đồng dịch vụ giữa công ty du lịch ở Việt Nam và công ty đối tác ở bên Tây Ban Nha
- hợp đồng dịch vụ giữa người xin thị thực và công ty du lịch tại Việt Nam.
- Giấy phép kinh doanh lữ hành của công ty du lịch tại Việt Nam
- Nếu đi theo chương trình thưởng của công ty thì phải nộp thêm:
- hồ sơ công ty tổ chức giải thưởng (giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế, sao kê tài khoản ngân hàng 3 tháng cuối)
- Thông báo về chương trình giải thưởng của công ty tổ chức, trong đó nêu rõ điều kiện trúng thưởng.
- Thư của công ty tổ chức gửi thông báo trúng thưởng cho người thụ hưởng, nêu rõ mức độ đạt điều kiện trúng thưởng của người thụ hưởng.
- Thư chấp nhận giải thưởng do người thụ hưởng ký.
Trong mọi trường hợp, nếu ngoài máy bay ra còn di chuyển bằng phương tiện đường bộ hoặc hàng hải hoặc thuê xe thì phải nộp thêm các đặt vé và hóa đơn tương ứng. Trường hợp vẫn chưa có đặt vé và hóa đơn thì trong bản mô tả hành trình phải ghi cụ thể loại phương tiện di chuyển dự kiến, hành trình và ngày giờ cụ thể. Nếu dự định di chuyển bằng ô tô cá nhân thì phải nộp thêm giấy phép lái xe và bảo hiểm phương tiện.
Lưu trú với mục đích học tập hoặc đào tạo
- Sơ yếu lý lịch của người xin thị thực
- Thư chấp nhận nhập học của trung tâm giáo dục, trong đó nêu rõ lệ phí nhập học đã được trả hoặc được miễn, trừ trường hợp nộp kèm hóa đơn tương ứng theo hồ sơ. Trong thư cũng phải nêu rõ loại hình, ngày bắt đầu và kết thúc khóa học và loại văn bằng sẽ nhận được sau khi kết thúc khóa học (nếu có)
- Nội dung Chương trình học, nêu rõ các bộ môn sẽ học, thời gian học và thời gian nghỉ, thời khóa biểu và số môn thi cũng như ngày thi
- Chứng minh nơi ở cho toàn bộ khóa học. Để chứng minh việc này, chỉ cần nêu địa điểm nơi mà người xin thị thực được giữ chỗ ở trong thư mời hoặc thư thông báo cho học bổng.
- Sơ yếu lý lịch của người xin thị thực (theo mẫu do Đại sứ quán cung cấp).
- Bằng cấp đã có liên quan tới việc học sắp tới.
- Bảng điểm.
- Thẻ sinh viên (nếu có) và thư giới thiệu của cơ sở giáo dục nơi người xin thị thực hiện đang theo học do Giám đốc Đào tạo hoặc Giám đốc cơ sở giáo dục đó ký, nêu rõ loại hình học tập mà người xin thị thực hiện đang theo cũng sự cần thiết hay tầm quan trọng của khóa học sắp tới ở Tây Ban Nha đối với khóa học đang theo hoặc đối với tương lai của đương sự.
Đối với trường hợp trẻ vị thành niên sang Tây Ban Nha để theo học các khóa học được tổ chức và tài trợ bởi các cơ quan hành chính công, các tổ chức phi lợi nhuận hay các quỹ, các tổ chức và cá nhân khác không phải là bố mẹ hoặc người có quyền giám hộ trẻ em đó, vui lòng tham khảo mục liên quan dưới đây.
Lưu trú để tham dự các sự kiện chính trị, khoa học, văn hóa, thể thao, tôn giáo hoặc các loại hình khác
- Sơ yếu lý lịch của người xin thị thực
- Những người tham dự chủ động (những người thuyết trình trong hội thảo, các nghệ sĩ, vận động viên, v.v.) phải nộp thư mời, vé, đăng ký hoặc chương trình trong đó có nêu rõ (bất cứ khi nào có thể) tên của tổ chức đón nhận và thời gian lưu trú cũng như bất kỳ giấy tờ thích hợp nào khác nêu mục đích chuyến đi. Giấy tờ chứng minh cần nêu ngày tổ chức sự kiện, cơ quan tổ chức, thông tin các thành viên tham dự (họ tên, ngày tháng năm sinh và số hộ chiếu), và nêu rõ đơn vị tổ chức chịu toàn bộ hay một phần chi phí tham dự sự kiện hay do chính đương sự chi trả. Trong mọi trường hợp, nếu là thư mời để tham dự một sự kiện do đơn vị phi lợi nhuận tổ chức, những người đại diện của đơn vị này phải nộp một văn bản chính thức nêu rõ đơn vị mình có đăng ký tính chất hoạt động phi lợi nhuận và người ký văn bản là người đại diện cho đơn vị đó.
- Những người tham dự bị động (người đến xem, người theo dõi, v.v.) phải nộp vé hoặc thư mời cá nhân cho sự kiện tham dự.
- Xác nhận chỗ ở tại tất cả các khách sạn hoặc cơ sở công cộng khác nếu định lưu trú tại khách sạn hoặc các cơ sở này.
- Trường hợp thuê nhà riêng để lưu trú, cần nộp hợp đồng thuê nhà hoặc giấy chứng nhận sở hữu bất động sản.
- Nếu lưu trú tại nhà của cá nhân, cần nộp thư mời, chương trình hoặc giấy tờ chứng minh sự kiện phải nêu rõ các dữ liệu cá nhân của chủ nhà (họ tên và số chứng minh thư) và địa chỉ nơi ở, ngoài việc phải nộp thêm thư của chủ nhà đồng ý cho lưu trú cũng như nêu các dữ liệu cá nhân (họ tên, ngày tháng năm sinh và số hộ chiếu) của các khách mời.
Lưu trú để điều trị y tế
- Sơ yếu lý lịch của người xin thị thực.
- Chứng nhận sức khỏe của cơ sở y tế nơi đương sự đang điều trị tại Việt Nam, trong đó nêu rõ chi tiết bệnh, tên cơ sở y tế ở Tây Ban Nha cũng như các bác sĩ sẽ tiếp nhận bệnh nhân để điều trị và sự cần thiết hoặc tiện lợi nếu được điều trị tại cơ sở y tế đó.
- Thư của cơ sở y tế ở Tây Ban Nha do người phụ trách điều trị ký, nêu rõ chi tiết bệnh tật và chứng minh sự cần thiết hoặc tiện lợi nếu được điều trị tại một cơ sở y tế của Tây Ban Nha. Trong thư phải mô tả một cách dễ hiểu hình thức điều trị, tên các bác sĩ phụ trách, thời gian điều trị dự kiến, việc điều trị có bao gồm chỗ ở hay không, bệnh nhân có cần phải có người khác đi cùng để giúp đỡ hay không, giá điều trị, phương thức thanh toán cũng như việc thanh toán hay chưa hay đã có đảm bảo về việc thanh toán hay chưa (nếu không, Đại sứ quán sẽ cho rằng đương sự chưa thanh toán hoặc chưa đảm bảo thanh toán và vì vậy sẽ phải chứng minh có đủ khả năng tài chính để chi trả cho việc điều trị, theo các điều kiện điều khoản quy định tại phần liên quan tới chứng minh chi trả trong thời gian lưu trú).
- Xác nhận chỗ ở tại tất cả các khách sạn hoặc cơ sở công cộng khác nếu định lưu trú tại khách sạn hoặc các cơ sở này.
- Trường hợp thuê nhà riêng để lưu trú, cần nộp hợp đồng thuê nhà hoặc giấy chứng nhận sở hữu bất động sản.
- Giấy mời gốc nếu được mời bởi cá nhân. Chỉ chấp nhận thư mời theo mẫu chính thức được cấp bởi Sở cảnh sát tại nơi người mời cư trú (xem Lệnh PRE/1283/2007, ngày 10/05, Công báo ngày11/05/07, quy định các quy cách và yêu cầu để cấp giấy mời đối với cá nhân mời người nước ngoài nhập cảnh lãnh thổ quốc gia với mục đích tư hoặc du lịch) hoặc Thư mời làm trước Công chứng viên. Trong một số trường hợp đặc biệt và chỉ khi Đại sứ quán chấp thuận, có thể nộp thư cá nhân. Lưu ý rằng thư mời không có ý nghĩa miễn cho người xin thị thực việc chứng minh hội tụ đủ các yêu cầu về nhập cảnh trong bất kỳ trường hợp nào, vì thư mời chỉ chứng minh đáp ứng được yêu cầu về việc ở. Các giấy tờ chứng minh có quan hệ thư từ qua lại hoặc liên hệ điện thoại trước đó giữa người mời và người được mời cũng giúp cho hồ sơ xin thị thực có kết quả tốt hơn.
Lưu trú vì lý do đi công vụ
- Trường hợp được mời bởi một công ty hoặc một cơ quan công, cần nộp thư mời gốc và cụ thể về loại hình hoạt động của đơn vị mời và người được mời, tính chất quan hệ giữa hai bên, các chi tiết cá nhân của người được mời, thời gian, ngày dự kiến, lịch làm việc và các chi tiết khác liên quan tới chuyến đi, cũng như việc người xin thị thực là thành viên đoàn đi công vụ chính thức.
-
Trường hợp đi tham dự hội chợ, hội thảo, hội nghị thương mại, chuyên đề hoặc loại sự kiện khác liên quan tới nghề nghiệp của người xin thị thực hoặc hoạt động thương mại, cần phải nộp thư mời hoặc vé vào cửa do đơn vị tổ chức sự kiện cấp cùng với chương trình sự kiện.
-
Người Việt Nam mang hộ chiếu công vụ cần nộp thêm Công hàm đề nghị cấp thị thực của Bộ Ngoại giao, trong đó phải nêu rõ các thông tin sau: mục đích chuyến đi, danh sách đoàn đi với các thông tin chi tiết về nhân thân, chức vụ, số hộ chiếu, loại hộ chiếu, hành trình và ngày đi ngày về. Người nước ngoài mang hộ chiếu ngoại giao hoặc công vụ phải nộp Công hàm của Cơ quan Đại diện ngoại giao tại Việt Nam của nước mình mang quốc tịch giới thiệu người xin thị thực là thành viên đoàn nêu trong thư mời và đi với mục đích công vụ. Nếu lưu trú tại nhà riêng chính thức hoặc nhà riêng của các viên chức được hưởng đặc quyền tại Tây Ban Nha thể theo các Công ước Viên về Quan hệ Ngoại giao và Lãnh sự, cần nộp Công hàm nêu rõ địa chỉ nơi lưu trú và tên chủ nhà.
-
Người mang hộ chiếu phổ thông vui lòng tham khảo mục Lưu trú vì lý do công tác.
Quá cảnh thuyền viên để lên tàu neo tại các cảng Tây Ban Nha
- Sơ yếu lý lịch của người xin thị thực,
- Thư mời của Đại lý tàu biển tại Tây Ban Nha, được viết bằng tiếng Tây Ban Nha có đóng dấu xác nhận của Công an cảng nơi thuyền viên lên tàu và gửi theo đường bưu điện hoặc chuyển phát nhanh về cho đương sự. Về phần mình, Hãng tàu tại Tây Ban Nha cần trình tờ khai xin thị thực dành cho thuyền viên (theo mẫu tại phụ lục số 9, phần 2 của Điều lệ (CE) 810/2009 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ngày 13/07/09 về Luật Thị Thực Chung) tại Công an cảng để cơ quan này gửi qua đường email (lựa chọn ưu tiên) hoặc đường fax (lựa chọn thay thế) về Đại sứ quán (email: emb.hanoi.vis@maec.es, số máy fax: 0084-4-37715206)
- Sổ thuyền viên.
- Thư của đại lý tàu biển tại Việt Nam quyết định cử thuyền viên nêu rõ họ và tên, ngày sinh, số hộ chiếu cùng ngày cấp và ngày hết hạn, ngày lên tàu và vị trí đảm nhiệm trên tàu; số điện thoại và fax của hãng tàu tại Việt Nam; tên, số hiệu tàu, quốc tịch và ngày cập cảng Tây Ban Nha của tàu.
- Giấy phép hoạt động của đại lý tàu biển Việt Nam.
- Nếu tàu cập cảng có quốc tịch Tây Ban Nha, cần nộp thêm bản sao giấy phép lao động và cư trú tạm thời.
Lưu ý rằng để làm việc trên tàu mang cờ Tây Ban Nha cần xin thị thực quốc gia.
Trẻ vị thành niên lưu trú tạm thời tại Tây Ban Nha
Đối với trường hợp trẻ vị thành niên sang Tây Ban Nha trong thời gian không quá 90 ngày, trong khuôn khổ các chương trình mang tính nhân đạo được tổ chức và tài trợ bởi các cơ quan hành chính công, các tổ chức phi lợi nhuận hay các quỹ, các tổ chức và cá nhân khác không phải là bố mẹ hoặc người có quyền giám hộ trẻ em đó, nhằm mục đích điều trị y tế hoặc nghỉ hè, nghỉ đông, cần nộp thêm:
- Giấy đồng ý cho đi của bố mẹ hoặc người giám hộ (nộp kèm giấy khai sinh của trẻ và Hộ chiếu hoặc Chứng minh thư của bố mẹ hoặc của người đại diện. Giấy đồng ý của bố mẹ và giấy khai sinh của trẻ cần được hợp pháp hóa lãnh sự tại Bộ Ngoại giao của quốc gia nơi cấp các giấy tờ đó và cần được nộp kèm bản dịch sang tiếng Tây Ban Nha và bản dịch này cũng cần được hợp pháp hóa lãnh sự).
- Công văn cho phép của Người đứng đầu Cơ quan Đại diện của Chính phủ cấp tỉnh của vùng Tự trị nơi trẻ sẽ lưu trú.
Nếu trẻ vị thành niên sang Tây Ban Nha để nhập học trong khuôn khổ các chương trình nói trên, bất kể thời gian lưu trú là bao nhiêu cũng cần phải nộp hai giấy tờ nêu trên.
2.- Giấy tờ chứng minh điều kiện tài chính
Trừ những người xin thị thực mang hộ chiếu ngoại giao, công vụ hay xin thị thực quá cảnh sân bay thuần túy, tất cả những đối tượng còn lại đều phải chứng minh có đủ khả năng chi trả cho toàn bộ thời gian lưu trú dự kiến và cho việc trở về nước gốc hoặc nước cư trú, hoặc để quá cảnh sang một nước thứ ba nơi đương sự được đảm bảo sẽ được chấp nhận nhập cảnh, hoặc chứng minh có đủ điều kiện để có được các phương tiện chi trả này một cách hợp pháp.
Trên tinh thần đó, người xin thị thực cần chứng minh có số tiền 65.52€ nhân với số ngày dự định lưu trú tại lãnh thổ Schengen. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, người xin thị thực cần phải chứng minh có một khoản tiền tối thiểu là 589.68€ bất kể thời gian lưu trú là bao nhiêu ngày.
Để chứng minh, người xin thị thực có thể nộp sao kê tài khoản cá nhân tại ngân hàng trong vòng 3 tháng trở lại đây, séc đảm bảo, séc du lịch, thư xác nhận trả tiền và thẻ tín dụng kèm theo xác minh số dư tài khoản hoặc sổ tiết kiệm cập nhật (yêu cầu tài khoản chính chủ, trừ trường hợp trẻ vị thành niên thì chấp nhận giấy tờ chứng minh mang tên bố mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của trẻ). Không chấp nhận xác nhận của ngân hàng hoặc sao kê tài khoản cấp qua internet.
Trong trường hợp bên mời đài thọ toàn bộ hoặc một phần chi phí thì phải nêu rõ trong thư mời, trường hợp ngược lại sẽ được hiểu như bên được mời chi trả toàn bộ chi phí.
3.- Giấy tờ chứng minh ý định rời bỏ lãnh thổ Schengen khi thị thực hết hạn
Người mang hộ chiếu ngoại giao và công vụ không cần chứng minh mục này. Những người thuộc diện còn lại cần nộp những giấy tờ sau:
- Nếu là chủ doanh nghiệp hoặc doanh nhân, phải nộp giấy đăng ký kinh doanh (trừ trường hợp công ty nhà nước), giấy tờ chứng minh là cổ đông của công ty và giấy xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ thuế của công ty một năm trước đó. Nếu là người làm công ăn lương, ngoài những giấy tờ trên, phải nộp thêm bảng lương 3 tháng trở lại đây và hợp đồng lao động.
- Sổ phụ khách hàng của công ty và của cá nhân người xin thị thực trong ba tháng trở lại đây (nếu có). Trường hợp không có hoặc không thể nộp được, người xin thị thực cần phải viết và ký xác nhận không có hoặc không thể nộp giấy tờ trên.
- Giấy chứng nhận kết hôn và giấy khai sinh của các con (nếu có)
- Nếu có sở hữu bất động sản, ô tô hoặc các tài sản có giá trị khác thì nộp các giấy tờ chính thức chứng minh quyền sở hữu.
- Đặt vé máy bay khứ hồi đã khẳng định. Sau khi hồ sơ được duyệt cấp, Đại sứ quán có thể yêu cầu trình vé máy bay trước khi cấp thị thực. Trong trường hợp có nhiều đích đến, phải nộp thêm giấy tờ kê chi tiết và có trật tự hành trình chuyến đi, trong đó nêu rõ các chuyến bay, thời gian ở và mục đích ở mỗi đích đến và nơi lưu trú. Bản kê này phải do người xin thị thực ký.
Người xin thị thực phải chứng minh mình có bảo hiểm cho các chi phí hồi hương vì lý do y tế hoặc tử vong, chi phí y tế cấp cứu và chi phí nhập viện cấp cứu cho toàn bộ thời gian lưu trú tại lãnh thổ Schengen. Quy định này chấp nhận một số ngoại lệ như sau:
- Người mang hộ chiếu ngoại giao và công vụ hoặc người nước ngoài cư trú tại Tây Ban Nha nhưng không có thẻ cư trú hoặc giấy phép quay trở về và vì vậy phải xin thị thực để quay trở lại Tây Ban Nha. Những trường hợp này không cần nộp bảo hiểm du lịch.
- Người xin thị thực để điều trị y tế cũng có thể được miễn mua bảo hiểm du lịch nếu gặp khó khăn trong việc mua bảo hiểm này. Trong trường hợp này, cần chứng minh việc điều trị đó không là gánh nặng đối với ngân quỹ công của Tây Ban Nha. Quyền quyết định miễn bảo hiểm du lịch hay không cho trường hợp này là của Đại sứ quán và không thể kháng nghị được.
Bảo hiểm này phải có hạn mức chi trả tối thiểu là 30.000€, có giá trị cho toàn bộ lãnh thổ Schengen và bao gồm toàn bộ thời gian lưu trú tại lãnh thổ này, tức là kể từ ngày vào nước thành viên là điểm đến đầu tiên của hành trình cho tới ngày xuất cảnh để tới một nước thứ ba không thuộc lãnh thổ Schengen. Ví dụ: rời Việt Nam ngày 11-10-10, tới Frankfurt ngày hôm sau và hành trình bay về từ Frankfurt- Bangkok – Hanoi ngày 20-10-10: bảo hiểm phải có giá trị ít nhất từ ngày 12-10-10 tới ngày 20-10-10.
Những người xin thị thực nhiều lần vào chỉ cần mua bảo hiểm cho các khoảng thời gian lưu trú tương ứng với chuyến đi đầu tiên kể từ khi nhập cảnh lần đầu vào lãnh thổ Schengen tới khi ra khỏi lãnh thổ này, kể các các khoảng thời gian giữa không lưu trú tại đây. Ví dụ: một công dân Việt Nam sang Tây Ban Nha công tác nhiều lần trong một năm, và trong chuyến đi đầu tiên, người này tranh thủ đi thăm người nhà tại Ai-len và bạn bè tại Pháp. Hành trình đi của người này như sau: rời TP. Hồ Chí Minh ngày 25/06, nhập cảnh Frankfurt ngày 26 và từ đó bay đi Madrid. Từ Madrid người này bay sang Dublin ngày 20/7 và từ đó sang Paris ngày 25 cùng tháng. Từ Paris người này quay về Việt Nam ngày hôm sau. Ta thấy trong chuyến đi đầu tiên, người này nhập cảnh 2 lần vào lãnh thổ Schengen (Frankfurt 26-06, Paris 25-07) và có một khoảng thời gian ở giữa không lưu trú tại đây (Ai-len từ 20 tới 25-07). Bảo hiểm du lịch mà người này mua cần phải bao gồm không chỉ thời gian lưu trú thực tế tại lãnh thổ Schengen mà phải bao gồm toàn bộ thời gian này, kể cả thời gian sang Dublin, vì vậy thời hạn bảo hiểm phải mua từ ngày 26/06 tới hết ngày 26/07. Không cần nộp bảo hiểm du lịch cho các lần đi tiếp theo khi sử dụng thị thực nhiều lần vào cho tới hết kỳ sáu tháng.
5.- Chứng minh nơi cư trú đối với người nước ngoài
Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam phải nộp Giấy phép cư trú có hiệu lực hoặc thị thực tương đương.
6.- Giấy phép di chuyển đối với trẻ vị thành niên hoặc người tàn tật
Trẻ vị thành niên hoặc người tàn tật không đi cùng bố mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của mình phải nộp giấy đồng ý cho đi được ký bởi bố mẹ hoặc người đại diện, kèm theo Giấy khai sinh và hộ chiếu hoặc chứng minh thư của cả hai bố mẹ hoặc người đại diện hợp pháp. Giấy đồng ý và giấy khai sinh cần được chứng nhận lãnh sự bởi Bộ Ngoại giao Việt Nam (đối với trẻ em và người tàn tật Việt Nam) hoặc bởi Cơ quan Đại diện Ngoại giao tương ứng tại Việt Nam của nước mà trẻ hoặc người tàn tật đó mang quốc tịch.
Phương thức nộp hồ sơ
Các giấy tờ cần được sắp xếp theo thứ tự nêu trên, nghĩa là các giấy tờ chứng minh mục đích chuyến đi để lên đầu tiên (theo thứ tự như trong mục tương ứng), sau đó là các giấy tờ chứng minh khả năng chi trả, tiếp theo là các giấy tờ chứng minh ý định rời trở về (theo thứ tự như trong mục tương ứng) và kết thúc là bảo hiểm du lịch. Đối với người nước ngoài, tiếp sau đó cần nộp thêm giấy phép cư trú và trẻ vị thành niên hay người tàn tật thì nộp giấy đồng ý cho đi của bố mẹ hoặc người đại diện hợp pháp.
Tất cả các giấy tờ đều phải nộp bản gốc kèm theo bản phô-tô toàn bộ của bản gốc (kể cả các trang trắng), đặt kèm ngay phía sau (bản gốc sẽ được trả lại cho người xin thị thực khi kết thúc quy trình xin thị thực). Trường hợp không nộp được bản gốc thì phải nộp một bản sao y bản chính có dấu chứng nhận lãnh sự của Bộ Ngoại Giao Việt Nam. Tuy nhiên, các giấy tờ đề gửi trực tiếp tới Đại sứ quán (thư giới thiệu hoặc thư hỗ trợ cho đơn xin thị thực đề gửi Đại sứ quán mà không phải tới chính người xin thị thực, v.v.) sẽ không được trả lại và vì thế không cần nộp bản sao. Trường hợp không nộp kèm bản sau sau bản gốc, Đại sứ quán tự hiểu rằng người xin thì thực từ bỏ quyền được trả lại các giấy tờ này.
Các giấy tờ không viết bằng tiếng Tây Ban Nha hoặc tiếng Anh cần nộp kèm bản dịch sang một trong hai tiếng trên. Bản dịch này phải được thực hiện tại Phòng công chứng hoặc công ty dịch thuật được chấp nhận bởi các tổ chức chính thức. Bản dịch phải đặt lên trên bản sao của bản gốc.
Trường hợp đi theo đoàn và có giấy tờ chung, cần nộp một bản sao các giấy tờ chung này cho mỗi hồ sơ xin thị thực.