Bảo hiểm là một ngành kinh doanh sôi động và đầy thách thức, trong đó rủi ro và lợi ích liên tục thay đổi. Tại Hội thảo về Khiếu nại bảo hiểm năng lượng do J.D. Power tổ chức gần đây tại Chicago, Hoa Kỳ, các phân tích đã chỉ ra 10 nhân tố chính có ảnh hưởng tới thị trường bảo hiểm ô tô và bảo hiểm tài sản và thiệt hại (P&C) trong vòng 3 đến 5 năm tới.
- Thu hồi sản phẩm
Trong năm 2014, hơn 16,5 triệu ô tô đã được bán ra thị trường, tuy nhiên cũng là năm ghi nhận số xe phải thu hồi đạt kỷ lục, với 63,7 triệu chiếc. Kỷ lục trước đó được lập vào năm 2004 với 30,8 triệu xe.
Dưới đây là danh sách các nhà sản xuất với số lượng xe thu hồi lớn nhất:
General Motors — 26,8 triệu
Honda — 9 triệu.
Chrysler — 8.8 triệu.
Toyota — 5.9 triệu.
Ford Motor Co. — 4.7 triệu.
Những bộ phận xe bị thu hồi nhiều nhất:
Nút khởi động của General Motors — 16.2 triệu.
Túi khí Takata — 20.8 triệu xe.
Hệ thống điện/hệ thống cân bằng điện tử/hệ thống chiếu sáng — 4.9 triệu.
Hệ thống phanh — 4.7 triệu.
Đối với các loại xe tự lái, trách nhiệm sản phẩm của các hãng sản xuất và nhà bảo hiểm của họ sẽ tăng lên đáng kể.
- Công nghệ mới
Khi các công nghệ mới được sử dụng cho công tác giám định bồi thường, sẽ có hàng loạt phương án từ các công ty hiện tại như Spike, Spex và Livegenic cho phép giám định viên sử dụng máy tính bảng, điện thoại thông minh và các thiết bị di động khác nhằm giám định tổn thất nhanh và hiệu quả.
Những công nghệ mới này rất quan trọng vì sẽ làm giảm thiểu tác động từ sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao ngành bảo hiểm trong 3 năm tới, khi 25% giám định viên và nhà quản lý nghỉ hưu. Điều này cũng có nghĩa là doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tự thực hiện giám định nhiều hơn, sau đó mới gửi thông tin tới các hãng giám định. Đối với các giám định viên tại hiện trường, một số công nghệ mới có thể giúp họ thu thập thông tin tổn thất bao gồm Google Glass, máy bay không người lái và thậm chí là rô-bốt.
Google Glass
Hãng bảo hiểm Erie Insurance (Hoa Kỳ) đang phối hợp với Google triển khai chương trình thử nghiệm ứng dụng kính Google Glass vào ngành bảo hiểm.
Google Glass là một chiếc kính thông minh có khả năng kết nối với smartphone để thực hiện các tác vụ bao gồm: tìm kiếm bằng giọng nói, tìm đường đi, chụp và chia sẻ ảnh, video lên mạng xã hội Google+, chat video qua dịch vụ Google Hangout, nhận các cuộc gọi, gửi tin nhắn và chạy các ứng dụng của hãng thứ ba
Vừa qua, Erie Insurance và các giám định viên đã đưa ra phản hồi về tính năng của Google Glass, những điểm còn khiếm khuyết và cách thức cải thiện chúng. Có 8 giám định viên sử dụng Google Glass và nhận thấy rằng loại kính này cho phép họ thu thập được các thông tin quan trọng trước khi mắt thường của họ cũng như chủ hợp đồng nhận ra được rằng doanh nghiệp bảo hiểm đang đầu tư vào công nghệ mới nhằm đem đến dịch vụ khách hàng vượt trội và đi tiên phong trong ngành.
Strategy Meets Action, một công ty tư vấn chiến lược trong lĩnh vực bảo hiểm tại Hoa Kỳ, mới đây đã công bố nghiên cứu về tác động của các thiết bị di động và các công nghệ khác ảnh hưởng tới ngành bảo hiểm, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp bảo hiểm tiến hành thí nghiệm, thử nghiệm, chạy thử và thậm chí đầu tư vào các công nghệ nhiều hứa hẹn nhằm sớm đưa chúng vào thực tế.
Máy bay không người lái
Hiệp hội Hệ thống xe không người lái quốc tế dự kiến đến năm 2025, máy bay không người lái sẽ tạo ra 100.000 công việc mới và đem lại 82 tỷ USD cho nền kinh tế. Doanh nghiệp bảo hiểm cần tiếp cận theo 2 hướng: cách thức sử dụng các công nghệ này và những cơ hội kinh doanh nào có thể có trong các lĩnh vực bảo hiểm trách nhiệm, bảo vệ dữ liệu, bảo hiểm thiệt hại tài sản cũng như các sửa đổi bổ sung đi kèm?
Công nghệ máy bay không người lái sẽ ứng dụng tốt trong việc điều tra khiếu nại bảo hiểm, đặc biệt là tại các vùng núi cao hoặc sườn dốc đứng sau khi thảm họa xảy ra – những nơi không an toàn cho các giám định viên trực tiếp đến hiện trường.
Tuy nhiên, cũng có một số rủi ro đe dọa tới ngành máy bay không người lái.
Phi công lơ là hoặc thiếu thận trọng: Người điều khiển không tuân thủ các quy định của FAA (Cục hàng không liên bang Mỹ), không được đào tạo đầy đủ hoặc bỏ qua các quy định về an toàn.
Quy định của các cơ quan chức năng không thống nhất: Điều này có thể gây ra sự cố cho ngành bảo hiểm, chẳng hạn máy bay thương mại bị rơi do hậu quả của việc đâm phải máy bay không người lái.
Thiếu hành lang pháp lý cần thiết: ngành công nghiệp máy bay không người lái đang phát triển rất nhanh khiến cho cơ quan quản lý bị quá tải trong việc giám sát. Hệ quả là FAA đã phải trì hoãn việc ban hành các quy định mới về quản lý máy bay không người lái.
Dễ bị tấn công mạng: các dữ liệu không được mã hóa có thể bị mất trộm hoặc bị xâm phạm, khi đó, tin tặc có thể dễ dàng ngăn chặn hoặc chiếm quyền điều khiển máy bay không người lái. Do vậy, nhà bảo hiểm rất cần xem xét tới rủi ro an ninh mạng trong quá trình cấp đơn.
Xâm phạm quyền riêng tư: Việc sử dụng máy bay không người lái để chụp ảnh trên diện rộng có thể làm ảnh hưởng và gây sợ hãi những người không nhận biết được loại thiết bị bay này.
Rô-bốt
Rô-bốt có khả năng thu thập thông tin từ những khu vực có độ nguy hiểm cao để gửi tới giám định viên, nhất là trong trường hợp cần có báo cáo giám định kịp thời để xác định nguyên nhân tổn thất và phương thức thế quyền. Chẳng hạn, rô-bốt có thể được dùng để phục vụ giám định các vụ cháy hoặc sụp đổ nhà cao tầng.
Hình: Thống kê tổn thất thảm họa đối với bảo hiểm P&C 20 năm từ 1993-2012
(Nguồn: Viện Thông tin bảo hiểm Hoa Kỳ)
Bảo Hiểm Bảo Việt (theo webbaohiem.net)