Ông có thể cho biết, về mặt nguyên lý, việc xây dựng điều luật về tội danh gian lận trong kinh doanh bảo hiểm (Điều 213 – Bộ luật Hình sự năm 2015 ) dựa trên những luận cứ nào?
Chuyên gia bảo hiểm Trần Nguyên Đán: Chúng ta có thể thấy, trong vấn đề xây dựng và áp dụng luật, có hai phạm trù được hiểu cho các hành vi gây tổn hại cho xã hội là phạm pháp (Illegal) và vô đạo đức (Immoral).
Để làm rõ thêm vấn đề này, tôi đưa ra ví dụ như sau: Khi một người vi phạm luật an toàn giao thông như đi sai làn đường thì có thể nhận được sự thông cảm của người dân, nhưng sẽ không ai thông cảm cho hành vi cướp của giết người.
Trong trường hợp người vi phạm luật an toàn giao thông thì người đó đã vi phạm pháp luật, nhưng không hẳn là vô đạo đức, còn đối với tội phạm cướp của giết người thì chắc chắn vừa phạm pháp, vừa vô đạo đức.
Có thể nói, việc hình sự hóa hành vi trục lợi bảo hiểm là để khẳng định, đây là hành vi phạm pháp và vô đạo đức.
Như vậy, sẽ không ai muốn tiếp tay cho hành vi này. Trước khi có điều luật về tội danh trục lợi bảo hiểm, thì tình trạng trục lợi bảo hiểm diễn ra nhiều và có một bộ phận không nhỏ viên chức nhà nước không ngần ngại tiếp tay cho hành vi này. Tuy nhiên, kể từ khi tội danh này được hình sự hóa thì tình trạng tiếp tay vi phạm của khối viên chức nhà nước hầu như không còn.
Ở đây, tôi xin giải thích rõ hơn vì sao trục lợi bảo hiểm là vô đạo đức. Chúng ta thường hiểu không đúng là khi trục lợi bảo hiểm thì người trục lợi tìm cách lấy tiền của công ty bảo hiểm, nên mọi người dễ thông cảm với lý do “công ty bảo hiểm giàu lắm”.
Tuy nhiên, khi thực hiện hành vi trục lợi thành công thì người bị xâm hại quyền lợi là các khách hàng bảo hiểm chân chính khác, bởi quỹ bảo hiểm hoạt động theo nguyên tắc huy động của số đông bù cho số ít không may. Công ty bảo hiểm chỉ là đơn vị quản lý quỹ bảo hiểm đó thay cho khách hàng mà thôi.
Vậy bất cập lớn nhất trong việc vận dụng điều luật hình sự về “gian lận bảo hiểm” hiện nay là gì, theo ông?
Còn ở Việt Nam, cơ quan xây dựng luật có góc nhìn khác khi xem xét yếu tố “cấu thành vật chất”, tức là phải có hậu quả của hành vi thì mới xem xét hình sự.
Để giải thích thêm vấn đề này, tôi có một ví dụ sau: Khi khách hàng có ý định trục lợi bảo hiểm và đã thực hiện hành vi trục lợi bằng cách giả mạo các loại hồ sơ, giấy tờ và yêu cầu công ty bảo hiểm chi trả quyền lợi bảo hiểm…
Với chuỗi hành vi như vậy là đã cấu thành tội danh “trục lợi bảo hiểm”, việc có nhận được “quyền lợi” bảo hiểm hay không chỉ là tình tiết tăng nặng. Ở góc độ của công ty bảo hiểm, họ đã có đủ cơ sở để gửi hồ sơ đến cơ quan công an yêu cầu điều tra xem xét các hành vi vi phạm này.
Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, khách hàng thực hiện hành vi vi phạm như trên, nhưng phải có tình tiết là đã nhận được các lợi ích vật chất thì mới có thể xem xét là vi phạm luật hình sự về gian lận bảo hiểm. Nói cách khác, hành vi trên phải được thực hiện “thành công” thì mới có thể xem xét theo Điều 213 – Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Trong trường hợp phát hiện ra hành vi trục lợi, các công ty bảo hiểm có nhanh chóng chuyển hồ sơ khách hàng trục lợi bảo hiểm qua công an điều tra?
Chuyên gia bảo hiểm Trần Nguyên Đán: Điều này rất hiếm khi xảy ra, bởi trên thực tế, khi phát hiện khách hàng có hành vi trục lợi bảo hiểm thì công ty bảo hiểm đã chủ động từ chối chi trả bảo hiểm, nên không thể cấu thành yếu tố “vật chất, lợi ích” như đã nêu ở trên.
Hơn nữa, nếu một công ty bảo hiểm phát hiện ra khách hàng trục lợi bảo hiểm và muốn chuyển hồ sơ qua cho cơ quan điều tra để tiến hành khởi tố khách hàng đó thì buộc phải “giả vờ” không biết việc trục lợi và vẫn tiến hành chi trả quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng bình thường.
Tuy nhiên, hành động này dễ tạo dư luận là khách hàng bị công ty bảo hiểm “gài bẫy”, nên cần tuyệt đối tránh, bởi nó đi ngược lại với tính nhân văn của bảo hiểm, gây mất niềm tin của người dân vào bảo hiểm.
Để việc vận dụng điều luật hình sự về tội danh gian lận bảo hiểm được dễ dàng hơn, quy định hiện hành cần phải thay đổi điều gì? Giải pháp nào để giảm trình trạng gian lận bảo hiểm tại Việt Nam?
Luật sư Phạm Hoàng Sang: Có nhiều điểm cần phải thay đổi, song việc cơ quan luật pháp đã xây dựng tội danh gian lận bảo hiểm theo hướng “cấu thành vật chất” thì nên thay đổi từ chính hướng đi này.
Chẳng hạn, cần xác định tội danh gian lận bảo hiểm ngay từ những hành vi vi phạm ban đầu như làm giả hồ sơ, giấy tờ…, còn số tiền thu được hoặc gây thiệt hại từ hành vi trục lợi là yếu tố tăng nặng. Điều này vừa giúp quy định luật pháp dễ áp dụng trên thực tiễn hơn, vừa đảm bảo tăng tính răn đe và phòng ngừa, tăng tính minh bạch cho thị trường.
Chuyên gia bảo hiểm Trần Nguyên Đán: Để giảm tình trạng gian lận bảo hiểm, theo tôi, điều quan trọng nhất là các cơ quan quản lý, doanh nghiệp phải tích cực hơn nữa trong công tác tuyên truyền về bảo hiểm, để người dân đến gần hơn với bảo hiểm, từ đó hiểu đúng, hiểu rõ về tính nhân văn của bảo hiểm nói chung, bản chất của hành vi gian lận bảo hiểm nói riêng.
a) Thông đồng với người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm để giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật;
b) Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;
c) Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm;
d) Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm, trừ trường hợp luật quy định khác.
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
c) Chiếm đoạt số tiền bảo hiểm từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;
d) Gây thiệt hại từ 200 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
a) Chiếm đoạt số tiền bảo hiểm từ 500 triệu đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại từ 1 tỷ đồng trở lên.
a) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 với số tiền chiếm đoạt từ 200 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng, hoặc gây thiệt hại từ 400 triệu đồng đến dưới 2 tỷ đồng, thì bị phạt tiền 200 triệu đồng đến 1 tỷ đồng;
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d Khoản 2 với số tiền chiếm đoạt từ 1 tỷ đồng đến dưới 3 tỷ đồng, hoặc gây thiệt hại từ 2 tỷ đồng đến dưới 5 tỷ đồng, thì bị phạt tiền 1-3 tỷ đồng;
c) Phạm tội với số tiền chiếm đoạt 3 tỷ đồng trở lên, hoặc gây thiệt hại 5 tỷ đồng trở lên, thì bị phạt tiền 3-7 tỷ đồng;
d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định, hoặc cấm huy động vốn 1-3 năm.