Truy đóng và thoái trả BHTN

Cơ sở pháp lý: Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH), Nghị định 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ và Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 của Bộ Lao động Thương binh&Xã hội; Công văn số 1615/BHXH-CSXH ngày 02/6/2009, công văn số 691/BHXH-CSXH ngày 01/3/2011 của BHXH Việt Nam.

Việc truy đóng và thoái trả BHTN được quy định như thế nào?– Đối tượng truy đóng: Các trường hợp đơn vị không đóng BHTN, đóng không đủ số người thuộc diện tham gia BHTN.– Mức truy đóng: Bằng 2% tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của người lao động.

– Người lao động thuộc đối tượng thực hiện theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng truy đóng BHTN tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung tại thời điểm truy đóng.

– Người lao động thuộc đối tượng thực hiện theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN theo quyết định hoặc hợp đồng lao động nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm truy đóng.

– Thời gian truy đóng được cộng với thời gian đã đóng BHTN trước đó mà người lao động chưa hưởng trợ cấp BHTN.

– Phân cấp truy đóng: Giám đốc BHXH tỉnh căn cứ tình hình thực tế của địa phương để phân cấp việc truy đóng BHTN cho phù hợp với điều kiện quản lý.

* Thoái trả BHTN.

 Đơn vị đóng thừa BHTN nhưng di chuyển địa bàn (nội tỉnh), giao BHXH tỉnh giải quyết thoái trả. Trường hợp đơn vị di chuyển khỏi địa bàn tỉnh mà đóng thừa, BHXH tỉnh nơi đơn vị chuyển đi báo cáo BHXH Việt Nam giải quyết./.

Tạp chí BHXH
Bảo Hiểm Bảo Việt
Copyright © Bảo Hiểm Bảo Việt.