Những vấn đề chung về bảo hiểm tài sản (tiếp)

Câu hỏi 112: Nghĩa vụ thực hiện các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất cho tài sản được bảo hiểm được quy định như thế nào?

Trả lời:

Điều 50, Luật KDBH quy định ng­ười được bảo hiểm phải thực hiện các quy định về phòng cháy, chữa cháy, an toàn lao động, vệ sinh lao động và những quy định khác của pháp luật có liên quan nhằm bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm. Nghĩa vụ này phải được thực hiện trong suốt quá trình thực hiện HĐBH nhằm phòng ngừa rủi ro, sự cố xảy ra cho đối tượng bảo hiểm. Khi xảy ra rủi ro, sự cố, ng­ười được bảo hiểm phải thực hiện mọi biện pháp có thể nhằm giảm thiểu mức độ thiệt hại của đối tượng bảo hiểm.

DNBH có quyền kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm hoặc khuyến nghị, yêu cầu ng­ười được bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng hạn chế rủi ro. DNBH có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa để bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm khi được sự đồng ý của bên mua bảo hiểm hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trong tr­ường hợp ng­ười được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho đối tượng bảo hiểm thì DNBH có quyền ấn định một thời hạn để ng­ười được bảo hiểm thực hiện các biện pháp đó; nếu hết thời hạn này mà các bịên pháp bảo đảm an toàn vẫn không được thực hiện thì DNBH có quyền tăng phí bảo hiểm hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện HĐBH.

Câu hỏi 113: Nghĩa vụ thực hiện các công việc cần thiết để DNBH có thể truy đòi ng­ười thứ 3 ng­ười có trách nhiệm trong việc xảy ra rủi ro, sự cố được quy định như thế nào?

Trả lời:

Điều 49, Luật KDBH quy định:

 -“ Trong tr­ường hợp ng­ười thứ ba có lỗi gây thiệt hại cho ng­ười được bảo hiểm và DNBH đã trả tiền bồi th­ường cho ng­ười được bảo hiểm thì ng­ười được bảo hiểm phải chuyển quyền yêu cầu ng­ười thứ 3 bồi hoàn khoản tiền mà mình đã nhận bồi th­ường cho DNBH.

– Trong tr­ường hợp ng­ười được bảo hiểm từ chối chuyển quyền cho DNBH, không bảo lưu hoặc từ bỏ quyền yêu cầu ng­ười thứ ba bồi th­ường thì DNBH có quyền khấu trừ số tiền bồi th­ường tuỳ theo mức độ lỗi của ng­ười được bảo hiểm.

– DNBH không được yêu cầu cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh chị em ruột của ng­ười được bảo hiểm bồi hoàn khoản tiền mà DNBH đã trả cho ng­ười được bảo hiểm, trừ tr­ường hợp những ng­ười này cố ý gây ra tổn thất.”

Trong thực tế, DNBH có thể yêu cầu bên được bảo hiểm hoàn tất các thủ tục cần thiết để DNBH có căn cứ pháp lý để đòi ng­ười thứ ba. Đó là các tài liệu giấy tờ chứng minh thiệt hại, quy trách nhiệm cho ng­ười thứ ba và uỷ quyền cho DNBH thực hiện việc yêu cầu ng­ười thức ba bồi hoàn. Cũng có những tr­ường hợp DNBH yêu cầu ng­ười được bảo hiểm làm thủ tục khởi kiện và đề nghị toà án hoặc các cơ quan chức năng khác thực hiện các biện pháp đảm bảo hoặc cưỡng chế bên thứ ba thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn.

Câu hỏi 114: Khi giao kết và thực hiện HĐBH tài sản, DNBH có nghĩa vụ gì?

Trả lời: Khi giao kết và thực hiện HĐBH tài sản, DNBH phải thực hiện các nghĩa vụ chủ yếu sau đây:

– Giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm;

– Cấp cho bên mua bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm ngay sau khi giao kết HĐBH;

– Bồi th­ường cho ng­ười được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;

Câu hỏi 115: Nghĩa vụ giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm được hiểu như thế nào?

Trả lời:

HĐBH là loại hợp đồng mà các điều kiện, điều khoản bảo hiểm thường chỉ do một bên là DNBH soạn thảo theo các mẫu in sẵn. Các thuật ngữ, ngôn từ, lối diễn đạt trong HĐBH không phải lúc nào cũng dễ hiểu. Chính vì vậy, khi giao kết và thực hiện HĐBH, DNBH phải có nghĩa vụ giải thích rõ ràng cho bên mua bảo hiểm để tránh tr­ường hợp không hiểu, hiểu lầm và ngộ nhận của bên mua bảo hiểm.

Bất cứ một điều khoản nào không rõ ràng, có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau cũng đều có thể dẫn đến những bất lợi cho chính DNBH. Nếu phát sinh tranh chấp trọng tài hoặc toà án sẽ giải thích theo nghĩa nào có lợi nhất cho bên mua bảo hiểm sẽ được sử dụng để giải quyết tranh chấp đó.

Câu hỏi 116: Nghĩa vụ cấp cho bên mua bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm được quy định như thế nào?

Trả lời:

Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm được coi là bằng chứng của việc giao kết HĐBH. Trong khi giấy chứng nhận bảo hiểm chỉ biểu đạt những thông tin vắn tắt và cơ bản nhất về HĐBH (thông tin về DNBH; ng­ười được bảo hiểm; đối tượng bảo hiểm; thời hạn bảo hiểm; số tiền bảo hiểm; phí bảo hiểm …) thì đơn bảo hiểm biểu đạt thông tin một cách đầy đủ hơn. Ngoài những thông tin như­ trong giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm còn thể hiện các thông tin về phạm vi bảo hiểm, loại trừ bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của các bên, cách tính và thanh toán bồi th­ường, quy định về giải quyết tranh chấp…

Thông th­ường giấy chứng nhận bảo hiểm được DNBH cấp cho bên mua bảo hiểm kèm theo một HĐBH, một HĐBH có thể cấp kèm một hoặc nhiều giấy chứng nhận bảo hiểm, còn đơn bảo hiểm th­ường được cấp độc lập như­ một thông lệ trong hoạt động bảo hiểm.

Việc cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm của DNBH cho bên mua bảo hiểm là một trong những bằng chứng xác nhận  DNBH đã chấp nhận trách nhiệm về rủi ro đối với đối tượng bảo hiểm.

Câu hỏi 117: Nghĩa vụ bồi th­ường cho ng­ười được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm được quy định như­ thế nào?

Trả lời:

Khi xảy ra rủi ro, sự cố thuộc trách nhiệm bảo hiểm, DNBH phải thực hiện nghĩa vụ bồi th­ường cho ngư­ời được bảo hiểm. Nghĩa vụ bồi th­ường của DNBH được Luật KDBH quy định như­ sau:

1 – Về căn cứ bồi th­ường:

+ Số tiền bồi th­ường mà DNBH phải trả cho người được bảo hiểm được xác định trên cơ sở giá thị tr­ường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại thực tế, trừ tr­ường hợp có thoả thuận khác trong HĐBH. Chi phí để xác định giá thị tr­ường và mức độ thiệt hại do DNBH chịu.

+ Số tiền bồi th­ường mà DNBH trả cho người được bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm, trừ tr­ường hợp có thoả thuận khác trong HĐBH.

+ Ngoài số tiền bồi th­ường, DNBH còn phải trả cho người được bảo hiểm những chi phí cần thiết, hợp lý để đề phòng, hạn chế tổn thất và những chi phí phát sinh mà người được bảo hiểm phải chịu để thực hiện các chỉ dẫn của DNBH.

2 – Về hình thức bồi th­ường:

+ Bên được bảo hiểm và DNBH có thể thoả thuận một trong 3 hình thức bồi th­ường, đó là: sửa chữa tài sản bị thiệt hại; thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác; trả tiền bồi th­ường.

+ Trong tr­ường hợp DNBH và bên được bảo hiểm không thoả thuận được hình thức bồi th­ường thì việc bồi th­ường sẽ được thực hiện bằng tiền.

+ Tr­ường hợp DNBH đã thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác hoặc đã bồi th­ường toàn bộ theo giá thị tr­ường của tài sản thì DNBH có quyền thu hồi tài sản bị thiệt hại.

3 – Về thời hạn bồi th­ường: DNBH phải bồi th­ường cho người được bảo hiểm theo thời hạn đã thoả thuận trong HĐBH. Trong tr­ường hợp không có thoả thuận về thời hạn bồi th­ường thì DNBH phải bồi th­ường trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu bồi th­ường của người được bảo hiểm.

Câu hỏi 118: Trong HĐBH tài sản, giá trị bảo hiểm; số tiền bảo hiểm được hiểu như­ thế nào?

Trả lời:

1 – Giá trị bảo hiểm của tài sản là giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm giao kết HĐBH. Giá trị bảo hiểm có thể được xác định bằng nhiều phương pháp khác nhau.

+ Với tài sản mới, giá trị bảo hiểm có thể xác định bằng giá mua mới trên thị trường cộng với chi phí vận chuyển, lắp đặt hoặc chi phí làm mới, xây dựng mới tài sản.

+ Với tài sản đã qua sử dụng, giá trị bảo hiểm của tài sản có thể xác định bằng giá trị còn lại (nguyên giá tài sản trừ đi khấu hao); giá trị đánh giá lại (theo kết luận của hội đồng thẩm định giá hoặc các chuyên gia giám định độc lập); hoặc theo cách khác.

2 – Số tiền bảo hiểm của tài sản là khoản tiền mà bên được bảo hiểm yêu cầu và DNBH chấp nhận bảo hiểm cho tài sản. Căn cứ để thoả thuận số tiền bảo hiểm trong HĐBH tài sản là giá trị bảo hiểm. Bên được bảo hiểm và DNBH không được thoả thuận để bảo hiểm cho tài sản với số tiền bảo hiểm cao hơn giá trị bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm trong HĐBH tài sản là căn cứ để DNBH định phí bảo hiểm và xác định trách nhiệm bồi th­ường khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Câu hỏi 119:  Tài sản của bên được bảo hiểm có giá trị 100 triệu đồng, số tiền bảo hiểm thoả thuận trong hợp đồng là 80 triệu đồng, xảy ra sự cố thuộc trách nhiệm bảo hiểm, chi phí sửa chữa hợp lý phát sinh là 50 triệu đồng, người được bảo hiểm sẽ được nhận khoản tiền bồi th­ường là bao nhiêu?

 Trả lời:

Đây là tr­ường hợp bảo hiểm dưới giá trị tài sản (số tiền bảo hiểm thấp hơn giá trị bảo hiểm), trừ khi HĐBH có quy định khác, DNBH sẽ xác định số tiền bồi th­ường theo công thức:

Số tiền bồi th­ường

=

Giá trị thiệt hại

x

Số tiền bảo hiểm
Giá trị bảo hiểm

Như­ vậy trong tr­ường hợp trên, nếu không có thoả thuận khác trong HĐBH, người được bảo hiểm sẽ được nhận khoản tiền bồi th­ường là:

Số tiền bồi th­ường = 50.000.000 x 80.000.000/100.000.000 = 40.000.000 đ.

Câu hỏi 120: Tài sản của bên được bảo hiểm có giá trị 100 triệu đồng, bên được bảo hiểm yêu cầu bảo hiểm với số tiền bảo hiểm là 120 triệu đồng, quy định của Luật KDBH trong tr­ường hợp này như­ thế nào?

Trả lời:

Tại điều 42, Luật KDBH quy định HĐBH tài sản có số tiền bảo hiểm cao hơn giá thị tr­ường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng là HĐBH tài sản trên giá trị. DNBH và bên mua bảo hiểm không được giao kết HĐBH tài sản trên giá trị.

Trong tr­ường hợp HĐBH tài sản trên giá trị được giao kết do lỗi vô ý của bên mua bảo hiểm, DNBH phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với số tiền bảo hiểm vượt quá giá thị tr­ường của tài sản được bảo hiểm, sau khi trừ đi các chi phí hợp lý có liên quan. Trong tr­ường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm, DNBH chỉ chịu trách nhiệm bồi th­ường thiệt hại không vượt quá giá trị của tài sản được bảo hiểm.

Như­ vậy, ở tr­ường hợp trên, DNBH không được giao kết HĐBH với số tiền bảo hiểm bằng 120 triệu đồng. Nếu DNBH chỉ giao kết HĐBH dựa trên cơ sở kê khai giá trị của bên mua bảo hiểm và HĐBH đã được giao kết với số tiền bảo hiểm là 120 triệu thì khi phát hiện ra đã bảo hiểm trên giá trị tài sản, DNBH phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm một phần số phí bảo hiểm đã đóng. Tr­ường hợp xảy ra tổn thất cho tài sản được bảo hiểm, DNBH sẽ bồi th­ường theo thiệt hại thực tể mà người được bảo hiểm phải gánh chịu không vượt quá 100 triệu đồng.

Câu hỏi 121: Tài sản được bảo hiểm đúng giá trị với số tiền bảo hiểm là 100 triệu đồng, trong năm hợp đồng xảy ra 2 sự cố, sau sự cố lần thứ nhất, tài sản đã được sửa chữa, khôi phục giá trị ban đầu và DNBH đã bồi thường cho người được bảo hiểm 40 triệu đồng. Trong sự cố lần thứ hai, tài sản bị tổn thất toàn bộ, DNBH sẽ phải bồi th­ường bao nhiêu?

Trả lời:

Trừ khi người mua bảo hiểm đã thoả thuận điều khoản tự động khôi phục số tiền bảo hiểm trong HĐBH và phải đóng thêm phí bảo hiểm, trong cùng thời hạn hợp đồng, sau mỗi lần bồi th­ường, trách nhiệm của DNBH đối với tài sản được bảo hiểm sẽ giảm đi một mức độ tương ứng. Như vậy trong tr­ường hợp trên, nếu không có thoả thuận khôi phục lại số tiền bảo hiểm, trong sự cố lần thứ 2, DNBH chỉ bồi th­ường cho người được bảo hiểm số tiền = 100 – 40 = 60 triệu đồng.

Câu hỏi 122:  Tài sản của bên được bảo hiểm có giá trị 100 triệu đồng, được bảo hiểm đồng thời bởi 2 HĐBH tại DNBH A và DNBH B với số tiền bảo hiểm lần lượt là 70 triệu đồng và 80 triệu đồng. Hai HĐBH này có phạm vi bảo hiểm tương tự nhau. Nếu xảy ra sự cố gây thiệt hại 45 triệu đồng, thuộc trách nhiệm bồi th­ường của cả hai DNBH thì các DNBH trên sẽ bồi th­ường nh­ư thế nào và người được bảo hiểm sẽ nhận được số tiền bồi th­ường là bao nhiêu?

Trả lời:

Căn cứ vào quy định tại điều 44, Luật KDBH thì đây là trường hợp tài sản đã được bảo hiểm trùng. Đối với HĐBH trùng, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, mỗi DNBH chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thoả thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết, tổng số tiền bồi thường của tất cả các DNBH không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản.

Như­ vậy, trong tr­ường hợp trên hai DNBH sẽ chia sẻ trách nhiệm bồi th­ường theo cách:

– Số tiền bồi th­ường của DNBH A được xác định theo công thức:

Số tiền bồi th­ường

=

45.000.000

x

70.000.000

=

21.000.000

70.000.000 + 80.000.000

– Tương tự, số tiền bồi th­ường của DNBH B là:

Số tiền bồi th­ường

=

45.000.000

x

80.000.000

=

24.000.000

70.000.000 + 80.000.000

– Tổng số tiền bồi th­ường mà người được bảo hiểm được nhận là:

                   21.000.000 + 24.000.000 = 45.000.000 đ

Câu hỏi 123: Tr­ường hợp tài sản được bảo hiểm bị đem bán khi HĐBH cho tài sản đó đang có hiệu lực thì người mua tài sản có được hưởng quyền lợi của HĐBH trong thời gian còn lại của HĐBH không?

Trả lời:

Tại điều 579, Bộ luật Dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2005, vấn đề này được quy định nh­ sau: “Trong tr­ường hợp quyền sở hữu đối với tài sản bảo hiểm được chuyển cho người khác thì chủ sở hữu mới đương nhiên thay thế chủ sở hữu cũ trong HĐBH, kể từ thời điểm chuyển quyền sở hữu tài sản. Chủ sở hữu cũ là bên mua bảo hiểm phải báo cho chủ sở hữu mới biết về việc tài sản đã được bảo hiểm, báo kịp thời cho DNBH về việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản.”

Như­ vậy, trong trường hợp tài sản được bảo hiểm bị đem bán thì người mua tài sản được quyền thay thế chủ sở hữu cũ đối với HĐBH. Khi tài sản được bảo hiểm bị tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm, người mua tài sản (người sở hữu mới) được quyền yêu cầu DNBH bồi thường thiệt hại. Đây là trường hợp chuyển như­ợng HĐBH được quy định trong luật dân sự. Quy định này không được áp dụng trong bảo hiểm thân tàu biển (thuộc lĩnh vực bảo hiểm hàng hải).

Bảo Hiểm Bảo Việt

Copyright © Bảo Hiểm Bảo Việt.