Nhiều anh, chị đi tư vấn khách hàng nhưng gặp phải sự e dè, lo lắng của khách hàng rằng khoản tiền của mình tham gia bảo hiểm :“Tiền tôi tham gia nhỡ công ty họ phá sản, mất khả năng thanh toán thì sao, họ cũng là doanh nghiệp kinh doanh mà, kinh doanh thì phải có rủi ro chứ”.
Phần lớn các tư vấn bảo hiểm không đưa ra được các dẫn chứng cụ thể và các quy định từ Bộ tài chính, cơ quan quản lý trực tiếp các doanh nghiệp bảo hiểm. Mà chỉ nói với khách hàng rằng : “Anh/ chị cứ yên tâm, nào là công ty là một tập đoàn tài chính hàng đầu, nào là nếu phá sản thì sẽ được doanh nghiệp khác mua, được bộ tài chính nhà nước bảo lãnh… Nhưng lại không có văn bản hay dẫn chứng cụ thể và xác thực nào cho khách hàng xem.
Mình sẽ nêu ra những điều sau để xử lý nhưng lo lắng của khách hàng về khoản tiền mà khách hàng tham gia, và có những văn bản pháp luật quy định cụ thể và chi tiết trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm phá sản hoặc mất khả năng thanh toán. Các anh/ chị tư vấn tài chính có thể tìm hiểu thêm và In các Nghị Định, Thông Tư ra để chỉ cho khách hàng thấy rõ những quy định này từ Bộ tài chính, từ Chính Phủ Việt Nam. Cụ thể như sau:
1. Dự phòng nghiệp vụ: là khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trích lập nhằm mục đích thanh toán cho những trách nhiệm bảo hiểm đã được xác định trước và phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết
2. Quỹ dự trữ bắt buộc: Quỹ này được trích hàng năm theo tỷ lệ 5% lợi nhuận sau thuế
3. Quĩ bảo vệ người mua bảo hiểm: Quỹ này do doanh nghiệp bảo hiểm trích lập hằng năm. Số tiền trích nộp Quỹ tối đa không vượt quá 0,3% tổng doanh thu phí bảo hiểm giữ lại thuộc các hợp đồng bảo hiểm gốc trong năm tài chính trước liền kề của doanh nghiệp bảo hiểm. Nếu doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, phá sản thì quỹ này sẽ chi trả tiền bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm, hoàn phí… cho người được bảo hiểm. Quỹ chi trả tối đa 90% mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nhưng không quá 200 triệu đồng/người được bảo hiểm/hợp đồng. (Rất quan trọng)
4. Tiền kỹ quỹ: Doanh nghiệp bảo hiểm phải ký quỹ tại các ngân hàng thương mại để đáp ứng nhu cầu thanh toán cho khách hàng. Mức tiền ký quỹ của doanh nghiệp bảo hiểm bằng 2% vốn pháp định.
5. Kế sách cuối cùng: Trường hợp các giải pháp trên không khắc phục đươc, Bộ Tài chính sẽ đứng ra giải quyết cho DN sáp nhập với DN có khả năng thanh toán tốt hơn hoặc giải thể. Trong mọi trường hợp, Bộ Tài chính sẽ yêu cầu DN chuyển giao toàn bộ hợp đồng đang còn hiệu lực đối với khách hàng cho một DN bảo hiểm khác. Nếu không có DN nào tiếp nhận chuyển giao thì Bộ Tài chính là cơ quan đứng ra chỉ định một DN đứng ra tiếp nhận sự chuyển giao nói trên. Như vậy trong mọi trường hợp, quyền lợi của khách hàng luôn được đảm bảo.
Đặng Đình Chính
Bảo Hiểm Bảo Việt