Pháp luật liên quan đến bảo hiểm: Những quy định chung

Câu hỏi 1. Luật Kinh doanh bảo hiểm có phạm vi điều chỉnh với các đối tượng nào? Khách hàng của công ty bảo hiểm có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Kinh doanh Bảo hiểm không?

Trả lời:

– Người tham gia bảo hiểm (Khách hàng) là một trong các đối tượng được điều chỉnh của Luật KDBH.

– Luật Kinh doanh bảo hiểm có phạm vi điều chỉnh bao gồm các tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm (DNBH, DN Môi giới BH, đại lý bảo hiểm) và các tổ chức cá nhân tham gia bảo hiểm nhằm đảm bảo quyền nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp chính đáng của các đối tượng trên (Điều 1. Luật Kinh doanh BH quy định).

Pháp luật liên quan đến bảo hiểm: Những quy định chung
Pháp luật liên quan đến bảo hiểm: Những quy định chung

Câu hỏi 2. Người có nhu cầu bảo hiểm có được mua bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm không hoạt động tại Việt Nam hay không? DNBH cần phải có đủ điều kiện gì để thực hiện cam kết với khách hàng?

Trả lời:

– Tổ chức, cá nhân có nhu cầu bảo hiểm chỉ được tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động ở Việt Nam.

– Doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm các yêu cầu về tài chính để thực hiện các cam kết của mình đối với bên mua bảo hiểm. (Điều 6 Luật KD BH)

Nguyên tắc tham gia bảo hiểm được cụ thể trong Nghị định 45CP ngày 27 tháng 3 năm 2007 hướng dẫn thi hành Luật KD bảo hiểm (Điều 3, Nghị định 45 CP) như sau

1. Tổ chức, cá nhân muốn hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, hoạt động môi giới bảo hiểm tại Việt Nam phải được Bộ Tài chính cấp Giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm.

2. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu bảo hiểm có quyền lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm và chỉ được tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm được phép hoạt động tại Việt Nam. Không một tổ chức, cá nhân nào được phép can thiệp trái pháp luật đến quyền lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm của bên mua bảo hiểm

Điều này nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng mua bảo hiểm bởi các doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam được nhà nước quản lý chăt chẽ, bị chi phối bởi các luật pháp hiện hành của Việt Nam. Nếu xảy ra tranh chấp, người mua bảo hiểm có thể đưa ra toà Việt Nam xét xử.

Câu hỏi 3. Sự hợp tác và cạnh tranh trong kinh doanh bảo hiểm được Luật quy định như thế nào nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của khách hàng?

Trả lời: Điều 10 Luật Kinh doanh Bảo hiểm quy định nghiêm cấm cạnh tranh bất hợp gây tổn hại lợi ích khách hàng:

“- Doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được hợp tác và cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh bảo hiểm.

Nghiêm cấm các hành vi sau đây:

            a) Thông tin, quảng cáo sai sự thật về nội dung, phạm vi hoạt động, điều kiện bảo hiểm làm tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm;

            b) Tranh giành khách hàng dưới các hình thức ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa nhân viên hoặc khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác;

            c) Khuyến mại bất hợp pháp;

d) Các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp khác”.

Câu hỏi 4. Luật Kinh doanh Bảo hiểm quy định về sự đảm bảo của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm như thế nào để vừa phát triển kinh doanh bảo hiểm vừa thực hiện đúng cam kết với khách hàng tham gia bảo hiểm?

Trả lời: Sự đảm bảo của Nhà nước là cơ sở pháp lý để thực hiện quyền và nghĩa vụ của người tham gia bảo hiểm cũng như của DNBH. Điều 4 Khoản 1 Luật Kinh doanh Bảo hiểm  quy định:

 “Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và các tổ chức kinh doanh bảo hiểm“.

    Như vậy quyền và lợi ích hợp pháp của cả khách hàng và của DNBH trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm đều được nhà nước bảo hộ

Câu hỏi 5. Doanh nghiệp bảo hiểm có được mở rộng sự hợp tác quốc tế nhưng phải đảm bảo quyền và lợi ích khách hàng được thể hiện như thế nào

Trả lời: Hội nhập hợp tác quốc tế và mở cửa thị trường bảo hiểm Việt Nam là đòi hỏi kết hợp hài hòa lợi ích phát triển nền kinh tế xã hội ở Việt Nam. Điều 5, Luật Kinh doanh Bảo hiểm có chỉ rõ:

Nhà nước thống nhất quản lý, có chính sách mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá; khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vốn vào Việt Nam và tái đầu tư lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm phục vụ công cuộc phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam; tạo điều kiện để doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tăng cường hợp tác với nước ngoài nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm

Ngoài ra, việc hợp tác của các doanh nghiệp bảo hiểm với các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài trong hoạt động nhận và nhượng tái bảo hiểm sẽ chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Chính phủ  để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của khách hàng.

Bảo Hiểm Bảo Việt

Copyright © Bảo Hiểm Bảo Việt.