Những vấn đề chung về bảo hiểm tài sản

Câu hỏi 106: Thế nào là Hợp đồng bảo hiểm tài sản?

Trả lời:

Hợp đồng bảo hiểm tài sản là HĐBH có đối tượng bảo hiểm là tài sản, bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản;

Hợp đồng bảo hiểm tài sản là tên gọi chung dùng để chỉ các nhóm Hợp đồng bảo hiểm (HĐBH) cơ bản dưới đây:

– HĐBH hàng hoá vận chuyển bằng đ­ường biển, đ­ường bộ, đ­ường thuỷ nội địa, đ­ường sắt, đ­ường hàng không;

– HĐBH thân tàu biển, tàu sông, tàu cá;

– HĐBH hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt;

– HĐBH xây dựng và lắp đặt;

– HĐBH thiệt hại vật chất xe cơ giới;

– HĐBH mọi rủi ro công nghiệp;

– HĐBH máy móc và thiết bị điện tử;

– HĐBH thân máy bay và phụ tùng máy bay;

– HĐBH tiền;

– HĐBH năng lượng dầu khí;

– HĐBH nhà t­ư nhân;

– HĐBH tài sản và gián đoạn kinh doanh;

– HĐBH cây trồng;

– HĐBH vật nuôi;

– HĐBH trộm cắp;

– Các HĐBH tài sản khác.

Câu hỏi 107: Khi tham gia bảo hiểm tài sản, bên mua bảo hiểm phải thoả mãn điều kiện gì?

Trả lời:

Điều kiện cần và đủ để tham gia bảo hiểm và trở thành ng­ười được bảo hiểm trong HĐBH tài sản bao gồm:

– Có đủ năng lực ký kết hợp đồng đó là: có đủ năng lực hành vi dân sự (đối với chủ thể là thể nhân) hoặc năng lực pháp luật dân sự (đối với chủ thể là pháp nhân).

– Có đủ năng lực thực hiện hợp đồng: đó là năng lực thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo HĐBH.

– Có quyền lợi có thể bảo hiểm đối với tài sản được bảo hiểm: bên được bảo hiểm phải là ng­ười sở hữu hợp pháp tài sản được bảo hiểm hoặc được ng­ười có quyền sở hữu trao quyền chiếm hữu và sử dụng tài sản được bảo hiểm. Ng­ười được bảo hiểm phải là ng­ười bị gánh chịu thiệt hại khi tài sản được bảo hiểm bị hư hỏng, mất mát.

Câu hỏi 108: Bên được bảo hiểm có thể đạt tới mục đích gì khi giao kết HĐBH tài sản?

Trả lời:

Mục đích căn bản mà bên được bảo hiểm có thể đạt tới khi giao kết HĐBH tài sản là bảo vệ tài sản trước sự đe doạ của rủi ro. Khi tài sản của bạn đã được bảo hiểm, những chi phí hợp lý liên quan đến việc sửa chữa, thay thế, mua lại, làm lại tài sản tương đư­ơng, phát sinh do những rủi ro được bảo hiểm gây ra sẽ được DNBH bồi th­ường.

Cùng với việc bồi th­ường các tổn thất trực tiếp liên quan đến tài sản được bảo hiểm, theo phạm vi và mức độ đã thoả thuận trong từng HĐBH, DNBH còn bồi th­ường các chi phí có liên quan đến việc phòng tránh, giảm nhẹ tổn thất; chi phí giám định tổn thất và các chi phí khác.

HĐBH tài sản còn có thể bảo vệ bên được bảo hiểm trước các rủi ro có thể ảnh hưởng đến các quyền tài sản. Chẳng hạn như­ dạng HĐBH gián đoạn kinh doanh có mục đích bồi th­ường thiệt hại về lợi nhuận do tài sản được bảo hiểm gặp rủi ro, sự cố làm gián đoạn quá trình kinh doanh của bên được bảo hiểm.

Câu hỏi 109: Khi giao kết và thực hiện HĐBH tài sản, bên được bảo hiểm phải thực hiện những nghĩa vụ nào?

Trả lời:

Nghĩa vụ chủ yếu của bên được bảo hiểm khi giao kết và thực hiện HĐBH tài sản là:

– Cung cấp những thông tin cần thiết có liên quan đến việc giao kết và thực hiện HĐBH.

– Đóng phí bảo hiểm.

– Thực hiện các biện pháp nhằm đề phòng, hạn chế tổn thất cho tài sản được bảo hiểm.

– Thông báo cho DNBH trong tr­ường hợp xảy ra rủi ro, sự cố.

– Thực hiện các công việc cần thiết để DNBH có thể truy đòi người có lỗi gây ra thiệt hại cho tài sản được bảo hiểm còn được gọi là người thứ 3.

 Câu hỏi 110: Nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên được bảo hiểm được quy định nh­ư thế nào?

Trả lời:

– Bên được bảo hiểm phải cung cấp một cách trung thực và đầy đủ các thông tin cần thiết có liên quan đến đối tượng bảo hiểm, ng­ười được bảo hiểm… mà DNBH yêu cầu để DNBH có thể đánh giá rủi ro có chấp nhận bảo hiểm được hay không và định phí bảo hiểm một cách chính xác.

– Nghĩa vụ cung cấp thông tin được thực hiện ngay khi bên được bảo hiểm thể hiện ý muốn giao kết HĐBH bằng việc điền vào giấy yêu cầu bảo hiểm theo mẫu của DNBH.

– Trong suốt quá trình thực hiện HĐBH, nếu có bất cứ thay đổi nào có liên quan đến những thông tin đã cung cấp làm gia tăng rủi ro, bên được bảo hiểm cũng phải thông báo cho DNBH. Trước sự gia tăng rủi ro, DNBH có thể ngừng bảo hiểm hoặc tiếp tục bảo hiểm và thu thêm phí.

– DNBH có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện HĐBH và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ thực hiện HĐBH khi bên mua bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thất nhằm giao kết HĐBH để được bồi th­ường hoặc bên được bảo hiểm không thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin cho DNBH.

Câu hỏi 111: Nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm được quy định như­ thế nào?

Trả lời:

Đối với HĐBH tài sản, thông th­ường phí bảo hiểm được xác định bằng tỷ lệ phí bảo hiểm nhân với số tiền bảo hiểm. Phí bảo hiểm th­ường được xác định theo năm và chịu thuế giá trị gia tăng. Thuế suất thuế GTGT trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam hiện nay được Nhà nước quy định bằng 10%.

Số tiền bảo hiểm được 2 bên thoả thuận căn cứ vào giá trị của tài sản được bảo hiểm vào thời điểm giao kết HĐBH. Số tiền bảo hiểm được ghi rõ trong HĐBH, giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm.

Tỷ lệ phí bảo hiểm được xác định cho từng loại tài sản và được điều chỉnh tăng giảm theo mức độ rủi ro của từng hợp đồng và chính sách khách hàng của DNBH. Tỷ lệ phí bảo hiểm cao hay thấp cũng phụ thuộc vào yếu tố thị trường (quốc gia và quốc tế) và khả năng tự bảo hiểm của bên được bảo hiểm. Ví dụ nếu bên được bảo hiểm yêu cầu tăng mức khấu trừ thì  DNBH sẽ điều chỉnh giảm phí bảo hiểm theo mức độ tương ứng.

Trừ khi có thoả thuận khác trong HĐBH, bên được bảo hiểm phải thực hiện nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm ngay sau khi giao kết hợp đồng và trách nhiệm bảo hiểm cũng chỉ phát sinh khi bên mua bảo hiểm đã thực hiện nghĩa vụ đóng phí. Mọi thoả thuận về thời hạn đóng phí, thời gian gia hạn đóng phí đều là những thoả thuận riêng của HĐBH.

Phí bảo hiểm có thể đóng bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Tuỳ từng HĐBH cụ thể mà phí bảo hiểm có thể tính bằng tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ. Nhìn chung, phí bảo hiểm đóng bằng đồng tiền nào thì DNBH thanh toán bồi th­ường bằng đồng tiền đó.

Bảo Hiểm Bảo Việt

Copyright © Bảo Hiểm Bảo Việt.