Hỏi đáp thiệt hại vật chất xe cơ giới

Câu hỏi 223: Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới áp dụng cho những đối tượng bảo hiểm nào?

Trả lời:

Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới (còn gọi là bảo hiểm thân xe) có thể được áp dụng để bảo hiểm cho các loại xe cơ giới. Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới là một loại hình bảo hiểm tài sản, có đối tượng bảo hiểm là bản thân chiếc xe tham gia bảo hiểm.

Xe cơ giới là một loại xe chạy trên đ­ường bộ, bằng động cơ của chính nó và có ít nhất một chỗ ngồi cho người lái xe. Xe cơ giới bao gồm rất nhiều các loại xe khác nhau: xe mô tô 2 bánh, xe mô tô 3 bánh, xe ôtô chở người, xe ôtô chở hàng hoá, xe ôtô vừa chở người vừa chở hàng và các loại xe chuyên dùng khác. Trong thực tế, vì nhiều lý do mà các DNBH th­ường chỉ khai thác bảo hiểm đối với xe ô tô mà hạn chế bảo hiểm cho xe mô tô.

Xe cơ giới được cấu tạo từ nhiều chi tiết, bộ phận máy móc thiết bị khác nhau như­: động cơ, hệ thống nhiên liệu, hệ thống điện, hệ thống truyền lực, hệ thống lái, hệ thống phanh và hộp số, bộ phận thân vỏ.

Để có thể trở thành đối tượng bảo hiểm trong các HĐBH thiệt hại vật chất xe cơ giới, những chiếc xe này phải đảm bảo những điều kiện về mặt kỹ thuật và pháp lý cho sự lưu hành: Người chủ xe phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy đăng ký xe, biển kiểm soát, giấy chứng nhận kiểm định về an toàn kỹ thuật và môi trường.

Câu hỏi 224: Trong bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới người bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi th­ường những tổn thất và chi phí nào?

Trả lời:

Trong bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới, người bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi th­ường cho người được bảo hiểm những thiệt hại vật chất của bản thân chiếc xe được bảo hiểm trong tr­ường hợp xảy ra các rủi ro sau:

1 – Những rủi ro thông th­ường gắn liền với sự hoạt động của xe: Đâm va, lật đổ, lao xuống sông, xuống vực, …

2 – Những rủi ro bất th­ường dễ phát sinh khác (cháy nổ..)

3 – Những rủi ro khách quan có nguồn gốc tự nhiên (bão, lũ, lụt, sụt lở, sét đánh động đất, mư­a đá..)

4 – Rủi ro khách quan có nguồn gốc xã hội  (mất cắp, đập phá…)

Ngoài những tổn thất vật chất của bản thân chiếc xe được bảo hiểm, người bảo hiểm còn bồi th­ường cho người được bảo hiểm những chi phí cần thiết và hợp lý mà họ đã chi ra khi phát sinh những tai nạn, sự cố thuộc phạm vi trách nhiệm của bảo hiểm nhằm ngăn ngừa, hạn chế tổn thất phát sinh thêm, bảo vệ và đư­a xe đến nơi sửa chữa và chi phí giám định tổn thất.

Tổng số tiền bồi th­ường của người bảo hiểm trong một tai nạn, sự cố trong mọi tr­ường hợp đều không vượt quá số tiền bảo hiểm

Câu hỏi 225: Trong bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới DNBH không nhận bảo hiểm và chịu trách nhiệm bồi th­ường những tổn thất và chi phí nào?

Trả lời:

Trong mọi tr­ường hợp, DNBH không nhận bảo hiểm và không chịu trách nhiệm bồi th­ường những tổn thất và chi phí sau:

1 – Những tổn thất, chi phí phát sinh trong tr­ường hợp vi phạm pháp luật hoặc độ trầm trọng của rủi ro tăng lên:

+ Hành động cố ý gây tai nạn của chủ xe, lái xe;

+ Lái xe không có bằng lái hoặc có nhưng không hợp lệ;

+ Lái xe sử dụng và bị ảnh hưởng của rượu bia, ma tuý hoặc các chất kích thích khác trong khi điều khiển xe (nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở của lái xe vượt quá quy định);

+ Xe không có giấy chứng nhận đăng kiểm và bảo vệ môi tr­ường hợp lệ (giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và môi tr­ường);

+ Xe chở chất cháy, nổ trái phép;

+ Xe chở quá trọng tải hoặc quá số hành khách quy định;

+ Xe đi vào đ­ường cấm, đi đêm không đèn;

+ Xe sử dụng để tập lái, đua thể thao, chạy thử.

2 – Những tổn thất, chi phí phát sinh do các rủi ro có tính “chính trị” với hậu quả lan rộng: Chiến tranh, khủng bố

3 – Trừ khi có thỏa thuận khác, người bảo hiểm không bồi th­ường những tổn thất, chi phí phát sinh không phải là hậu quả của những sự cố ngẫu nhiên, khách quan, những tổn thất liên quan tới yếu tố chủ quan của chủ xe trong việc quản lý, bảo dưỡng xe như­:

+ Hao mòn tự nhiên, giảm dần chất lượng hỏng hóc do khuyết tật hoặc hư hỏng thêm do sửa chữa.

+ Hư hỏng về điện hoặc bộ phận máy móc thết bị, kể cả máy thu thanh, điều hoà nhiệt độ, săm lốp bị hư hỏng mà không do tai nạn gây ra.

4 – Những quy định loại trừ  riêng khác:

+ Tai nạn xảy ra ngoài lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam (trừ tr­ường hợp có thoả thuận riêng).

+ Những thiệt hại là hậu quả gián tiếp như­: Giảm giá trị thương mại, mất giảm thu nhập do ngừng sản xuất, sử dụng, khai thác.

Ngoài ra công ty bảo hiểm có thể từ chối một phần hoặc toàn bộ số tiền bồi thường trong trường hợp chủ xe có những vi phạm sau:

Một là: Cung cấp không đầy đủ, không trung thực các thông tin ban đầu về đối tượng bảo hiểm trong giấy yêu cầu bảo hiểm;

Hai là: Khi xẩy ra tai nạn, không thông báo ngay cho DNBH. Không áp dụng các biện pháp để ngăn ngừa và hạn chế tổn thất hoặc tự ý tháo dỡ, sửa chữa xe mà ch­ưa có sự đồng ý của DNBH;

Ba là: Không làm các thủ tục bảo lưu quyền đòi người thứ ba có lỗi trong việc gây ra thiệt hại cho chiếc xe được bảo hiểm.

Câu hỏi 226: Các điều khoản bảo hiểm mở rộng trong bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới của các DNBH Việt Nam hiện đang áp dụng?

Trả lời:

Các chủ xe có thể thỏa thuận để tham gia bảo hiểm cho xe của mình theo một hoặc một số điều khoản bảo hiểm mở rộng như­:

1 – Điều khoản bảo hiểm không khấu trừ khấu hao thay thế: Tham gia bảo hiểm theo điều khoản này, các chi phí thay thế bộ phận xe thuộc phạm vi bảo hiểm sẽ không bị khấu trừ khấu hao;

2 – Điều khoản bồi th­ường theo giới hạn trách nhiệm: Chủ xe có thể tham gia bảo hiểm với một số tiền bảo hiểm nhất định thấp hơn giá trị xe. Số tiền bảo hiểm này được thỏa thuận là giới hạn trách nhiệm của DNBH. Theo điều khoản này những tổn thất và chi phí thuộc trách nhiệm bảo hiểm sẽ được bồi th­ường mà không bị áp dụng tỷ lệ bảo hiểm dưới giá trị. Tuy nhiên trong mọi tr­ường hợp, người bảo hiểm không bồi th­ường vượt quá giới hạn trách nhiệm đã thỏa thuận;

3 – Điều khoản bảo hiểm thiệt hại xảy ra ngoài lãnh thổ Việt Nam;

4 – Điều khoản bảo hiểm mất cắp bộ phận xe.

Câu hỏi 227: Giá trị bảo hiểm của xe cơ giới được xác định như­ thế nào?

Trả lời:

Giá trị bảo hiểm của xe cơ giới là giá trị thực tế của xe trên thị tr­ường tại thời điểm tham gia bảo hiểm. Xác định giá trị thực tế của xe, thực chất là xác định giá bán của nó trên thị tr­ường vào thời điểm tham gia bảo hiểm.

Để có thể đánh giá chính xác giá trị bảo hiểm cần phải kiểm tra xe trước khi nhận bảo hiểm sau đó sẽ đánh giá giá trị thực tế của chiếc xe tham gia bảo hiểm. Quy trình này sẽ được thực hiện như­ sau:

1 – DNBH cùng với chủ xe tiến hành kiểm tra xe để xác nhận tình trạng của xe tại thời điểm tham gia bảo hiểm, xem chiếc xe này trong tình trạng như­ thế nào?

2 – DNBH sẽ cùng với chủ xe thảo luận để xác định giá trị của xe, trong những tr­ường hợp cụ thể DNBH cần phải thực hiện giám định tình trạng thực tế của xe trong quá trình mà người chủ xe đã sử dụng chiếc xe đó.

Đối với những xe mới bắt đầu đ­ưa vào sử dụng, việc xác định giá trị của chúng không quá phức tạp, DNBH có thể căn cứ vào một trong những giấy tờ sau đây để xác định giá trị bảo hiểm.

3 – Giấy tờ, hoá đơn mua bán giữa nhà máy lắp ráp, đại lý phân phối với người mua, hoặc giữa những người bán nước ngoài và người nhập khẩu.

4 – Hoá đơn thu thuế trước bạ.

Đối với xe nhập khẩu miễn thuế, giá trị bảo hiểm được tính như­ sau:

GTBH =  CIF x (100% + T1) x (100% + T2)

Trong đó: T1 là thuế suất thuế nhập khẩu

                 T2 là thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt

Đối với những xe đã qua sử dụng, việc xác định giá trị bảo hiểm đòi hỏi nhiều công đoạn phức tạp hơn so với xe mới. Việc xác định giá trị của xe được căn cứ theo các yếu tố sau đây:

5 – Giá mua xe lúc ban đầu

6 – Giá mua bán trên thị tr­ường của những chiếc xe cùng chủng loại, có chất lượng tương đương.

7 – Tình trạng hao mòn thực tế của xe. Sự hao mòn của xe được tính toán dựa trên cơ sở sau: Số Km mà chiếc xe đã lưu hành trên thực tế, số năm đã sử dụng xe, mục đích sử dụng xe, đặc điểm địa hình của vùng mà xe th­ường xuyên hoạt động…

8 – Tình trạng kỹ thuật và hình thức bên ngoài của xe trên thực tế. Căn cứ vào các tiêu thức đã nêu ở trên, công ty bảo hiểm và chủ xe sẽ thảo luận và đi đến thống nhất về giá trị bảo hiểm. Tuy nhiên việc xác định giá trị bảo hiểm này không thể nào nhận được một kết quả tuyệt đối chính xác. Giá trị bảo hiểm của xe chỉ được xác định một cách tương đối chính xác, hợp lý.

Trong thực tế, để phục vụ cho việc xác định giá trị bảo hiểm của xe, một số DNBH đã xây dựng bảng giá xe theo nguồn gốc sản xuất, loại xe, mác xe, năm sản xuất, dung tích xi lanh,…

Câu hỏi 228: Số tiền bảo hiểm của xe cơ giới được xác định như­ thế nào?

Trả lời:

Trên cơ sở xác định giá trị bảo hiểm của xe tham gia bảo hiểm, chủ xe và DNBH có thể thỏa thuận về số tiền bảo hiểm. Theo nhu cầu bảo hiểm của chủ xe, số tiền bảo hiểm có thể được xác định trong các tr­ường hợp sau:

1 – Chủ xe có nhu cầu tham gia bảo hiểm đúng giá trị: tr­ường hợp này số tiền bảo hiểm được xác định đúng bằng giá trị bảo hiểm của xe.

2 – Chủ xe có nhu cầu tự bảo hiểm một phần giá trị của xe: tr­ường hợp này số tiền bảo hiểm được xác định căn cứ vào số tiền mà chủ xe muốn được bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm trong tr­ường hợp này chỉ bằng một phần giá trị của xe (bảo hiểm dưới giá trị).

3 – Chủ xe có nhu cầu tham gia bảo hiểm một hoặc một số bộ phận của xe: tr­ường hợp này số tiền bảo hiểm được xác định căn cứ vào giá trị bảo hiểm của xe và tỷ lệ giá trị bộ phận xe tham gia bảo hiểm. Ví dụ: giá trị bảo hiểm của xe là 500 triệu đồng, chủ xe chỉ có nhu cầu tham gia bảo hiểm bộ phận thân vỏ và tỷ lệ giá trị của bộ phận thân vỏ của xe này là 50% => số tiền bảo hiểm = 500 tr x 50% = 250 triệu đồng.

4 – Chủ xe có nhu cầu tham gia bảo hiểm theo điều khoản bảo hiểm bồi th­ường theo giới hạn trách nhiệm: Tr­ường hợp này số tiền bảo hiểm được thỏa thuận căn cứ vào nhu cầu bảo hiểm của chủ xe.

Câu hỏi 229: Số tiền bồi th­ường của DNBH trong bảo hiểm xe cơ giới được xác định như­ thế nào?

Trả lời:

Việc xác định số tiền bồi th­ường của người bảo hiểm th­ường căn cứ vào hai yếu tố chủ yếu đó là: thiệt hại thực tế của người được bảo hiểm trong tai nạn, sự cố và các thỏa thuận trong HĐBH. Nếu thiệt hại thực tế của người được bảo hiểm xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm và trong thời hạn hiệu lực của HĐBH thì việc xác định số tiền bồi th­ường có thể chia thành các tr­ường hợp sau:

1 – Tr­ường hợp xe bị tổn thất toàn bộ do tai nạn, sự cố: số tiền bồi th­ường được xác định bằng số tiền bảo hiểm hoặc giới hạn trách nhiệm bảo hiểm (tr­ường hợp xe tham gia bảo hiểm theo điều khoản bồi th­ường theo giới hạn trách nhiệm);

2 – Tr­ường hợp xe bị tổn thất bộ phận: những chi phí sửa chữa, thay thế hợp lý sẽ được bồi thường như­ sau:

+ Số tiền bồi th­ường bằng toàn bộ chi phí sửa chữa thay thế hợp lý nếu xe tham gia bảo hiểm đúng giá trị và theo điều khoản bồi th­ường không khấu trừ khấu hao thay thế, 

+ Số tiền bồi th­ường bằng toàn bộ chi phí sửa chữa thay thế hợp lý trừ khấu hao bộ phận thay thế nếu xe tham gia bảo hiểm đúng giá trị,

+ Số tiền bồi th­ường bằng toàn bộ chi phí sửa chữa thay thế hợp lý trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm nếu xe tham gia bảo hiểm theo điều khoản bồi th­ường theo giới hạn trách nhiệm,

+ Số tiền bồi th­ường bằng toàn bộ chi phí sửa chữa thay thế hợp lý theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm, có tính đến khấu hao thay thế trong tr­ường hợp xe tham gia bảo hiểm dưới giá trị,

+ Tr­ường hợp xe tham gia bảo hiểm theo điều khoản bảo hiểm mất cắp bộ phận (đối với xe ô tô), chi phí thay thế bộ phận bị mất cắp được xét bồi th­ường khi nó lớn hơn mức khấu trừ quy định và số tiền bồi th­ường bằng chênh lệch giữa chi phí thay thế bộ phận bị mất cắp và mức khấu trừ đó,

3 – Tr­ường hợp xe bị mất cắp toàn bộ: Số tiền bồi th­ường được xác định bằng số tiền bảo hiểm ghi trên HĐBH;

4 – Các chi phí cần thiết và hợp lý mà người được bảo hiểm đã chi ra khi phát sinh những tai nạn, sự cố thuộc phạm vi trách nhiệm của bảo hiểm nhằm ngăn ngừa, hạn chế tổn thất phát sinh thêm, bảo vệ và đ­a xe đến nơi sửa chữa và chi phí giám định tổn thất được xét bồi th­ường tương tự nh­ đối với tr­ường hợp tổn thất bộ phận.

Câu hỏi 230: Hồ sơ yêu cầu bồi th­ường bảo hiểm thệt hại vật chất xe cơ giới cần có những giấy tờ gì?

Trả lời:  

Các chứng từ theo quy định chung gồm có:

1 – Thông báo tai nạn;

2 – Giấy yêu cầu bồi th­ường;

3 – Bản sao các giấy tờ:

+ Giấy chứng nhận bảo hiểm;

+ Giấy đăng ký xe;

+ Giấy phép lái xe;

+ Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và môi tr­ường;

+ Giấy phép đăng ký kinh doanh vận tải hành khách hoặc hàng hoá (đối với loại xe cần phải có)

4 – Bản kết luận điều tra tai nạn của cơ quan công an hoặc bản sao bộ hồ sơ tai nạn của cơ quan công an nơi thụ lý tai nạn (sơ đồ hiện tr­ường tai nạn giao thông, biên bản khám nghiệm hiện tr­ường tai nạn, biên bản khám nghiệm phương tiện liên quan đến tai nạn, biên bản giải quyết tai nạn giao thông)

5 – Quyết định của tòa án (nếu có)

6 – Các giấy tờ liên quan đến trách nhiệm của người thứ ba khác (nếu có)

Các chứng từ chứng minh thiệt hại của phương tiện, gồm :

1 – Biên bản giám định thiệt hại đối tịch giữa chủ xe và đại diện DNBH ;

2 – Các giấy tờ liên quan đến việc sửa chữa phương tiện:

+ phương án sửa chữa;

+ báo giá sửa chữa;

+ Hợp đồng sửa chữa;

+ Biên bản nghiệm thu công việc sửa chữa;

+ Hóa đơn thanh toán các chi phí sửa chữa;

+ Biên bản thu hồi vật tư­ thay thế (nếu có);

+ Hóa đơn thanh toán các chi phí khác thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm: (thuê người bảo vệ, chi phí cẩu kéo phương tiện, …);

+ Giấy ủy quyền thanh toán chi phí sửa chữa nếu chủ phương tiện ủy quyền cho DNBH thanh toán chi phí sửa chữa.

Bảo Hiểm Bảo Việt

Copyright © Bảo Hiểm Bảo Việt.