Hỏi đáp bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới

Câu hỏi 1: Trách nhiệm dân sự là gì?

Trả lời:

            Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm bồi thường của 1 cá nhân, tổ chức gây thiệt hại đến tài sản, sức khoẻ… của chủ thể khác mà hành vi đó chưa phải là tội phạm theo quy định tại Bộ luật hình sự.

Câu hỏi 2: Trách nhiệm dân sự được hiểu như thế nào?

Trả lời:

            Theo quy định của Bộ luật dân sự: Một tổ chức hoặc cá nhân phải có nghĩa vụ dân sự. Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo quy định của pháp luật, thì một hay nhiều chủ thể (gọi là người có nghĩa vụ) phải làm một công việc hoặc không được làm một công việc vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (gọi là người có quyền).

            Người có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với người có quyền. Trong trường hợp người có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

            Người có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu nghĩa vụ dân sự không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của người có quyền. Người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc vô ý trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc quy định của pháp luật.

Câu hỏi 3: Người có lỗi gây thiệt hại cho người khác phải bồi thường như thế nào?

Trả lời:

            Theo Bộ luật dân sự, người nào có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm đến chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường:

– Tài sản bị mất;

– Tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng;

– Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;

– Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại;

– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

– Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định;

– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;

– Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

– Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.

– Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định. 

Câu hỏi 4: Xe cơ giới có phải nguồn nguy hiểm cao độ không? Trách nhiệm của chủ xe như thế nào?

Trả lời:

            Điều 623 Bộ luật dân sự quy định phương tiện giao thông vận tải cơ giới là nguồn nguy hiểm cao độ. Chủ sở hữu phương tiện giao thông vận tải phải bồi thường thiệt hại do phương tiện giao thông vận tải gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng phương tiện giao thông vận tải phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:

–           Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

–           Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết.

            Trong trường hợp phương tiện giao thông vận tải bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại. Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng phương tiện giao thông vận tải cũng có lỗi trong việc để phương tiện giao thông vận tải bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

Câu hỏi 5: Tại sao chủ xe cơ giới phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn giao thông do xe cơ giới của mình gây ra theo mức độ lỗi của lái xe?

Trả lời:

            Chủ xe cơ giới có nghĩa vụ đảm bảo an toàn cho xe của mình tham gia giao thông theo đúng quy định của pháp luật hiện hành (hệ thống đèn, gương, còi, phanh, lốp…)

            Đồng thời chủ xe có nghĩa vụ tuyển dụng, giao việc cho lái xe có đủ bằng cấp chuyên môn, đảm bảo đủ sức khoẻ trong suốt hành trình (không mệt mỏi, căng thẳng, ngủ gật, tác hại của chất kích thích…).

            Khi tai nạn giao thông do xe của chủ xe gây ra, ít nhiều phía xe gây tai nạn có lỗi như sau:

–           Bản thân chiếc xe gây tai nạn không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đảm bản an toàn giao thông.

–           Bản thân lái xe gây tai nạn có ít nhiều lỗi vi phạm luật lệ an toàn giao thông  (phóng nhanh, vượt ẩu, lấn đường, không kịp phanh, ngủ gật…).

            Vì vậy, chủ xe cơ giới phải bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn giao thông do xe cơ giới của chủ xe gây nên.

            Trường hợp lái xe gây tai nạn nghiêm trọng sẽ được cơ quan có thẩm quyền tiếp tục điều tra (có lỗi đây là lỗi vô ý hay lỗi cố ý để xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự, không phải bồi thường trách nhiệm dân sự).

            Đặc biệt, Bộ luật dân sự  còn quy định xe cơ giới là nguồn nguy hiểm cao độ (là cỗ máy chứa nhiều khả năng trục trặc kỹ thuật lưu thông trên đường với tốc độ cao) nên chủ xe phải bồi thường thiệt hại ngay cả khi mình không có lỗi.

Câu hỏi 6: Các chủ xe cần phải mua những loại bảo hiểm TNDS nào, loại nào là bắt buộc?

Trả lời   

 

            Theo Thông tư 126/2008/TT-BTC, chủ xe cơ giới tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với phạm vi bồi thường thiệt hại gồm:

– Thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba do xe cơ giới gây ra;

– Thiệt hại về thân thể và tính mạng của hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách do xe cơ giới gây ra.

            Ngoài ra, chủ xe có thể mua bảo hiểm theo hình thức bảo hiểm với các sản phẩm: bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với hàng hoá vận chuyển; bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe (không phải là hành khách) và lái, phụ xe hoặc bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với mức trách nhiệm cao hơn, rủi ro được bảo hiểm và loại trừ bảo hiểm khác với quy định của Thông tư 126.

 

Câu hỏi 7:  Nếu một ngư­ời thuê chiếc xe đã được chủ sở hữu tham gia bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới và khi sử dụng xe đã gây tai nạn thì doanh nghiệp bảo hiểm có bồi thường không?

Trả lời:

            Theo quy định của Thông tư 126/2008/TT-BTC định nghĩa “Chủ xe cơ giới là tổ chức, cá nhân chủ sở hữu xe cơ giới hoặc được chủ sở hữu xe cơ giới giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp điều khiển xe cơ giới.”. Như vậy trong trường hợp này, người thuê xe là “chủ xe cơ giới” và doanh nghiệp bảo hiểm có chi trả bồi thường khi rủi ro tổn thất được bảo hiểm xảy ra.

Câu hỏi 8: Nếu xe bán sang tên cho chủ sở hữu mới khi thời hạn bảo hiểm chư­a kết thúc thì quyền lợi bảo hiểm có tự động chuyển sang cho chủ sở hữu mới không? Các thủ tục cần làm khi muốn chuyển như­ợng quyền lợi bảo hiểm ?

Trả lời:     

            Trong thời hạn còn hiệu lực ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm, nếu có sự chuyển quyền sở hữu xe cơ giới thì mọi quyền lợi bảo hiểm liên quan đến trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới cũ vẫn còn hiệu lực đối với chủ xe cơ giới mới.

            Nếu việc sử dụng xe cơ giới không thay đổi (kinh doanh vận tải hoặc không kinh doanh vận tải), không làm tăng hay giảm phí bảo hiểm thì không phải làm thủ tục khai báo cho doanh nghiệp bảo hiểm nơi cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm biết sự việc này. Nếu thay đổi đóng làm tăng hoặc hạ phí bảo hiểm (tăng giảm rủi ro) thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thu phí bảo hiểm hoặc hoàn trả phí bảo hiểm một phần tương ứng với mức phí bảo hiểm mới được xác nhận

Câu hỏi 9: Hiệu lực của bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đư­ợc bắt đầu từ lúc nào? Chủ xe cần làm gì khi muốn hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm trư­ớc thời điểm kết thúc thời hạn bảo hiểm? Sẽ đư­ợc hoàn phí bảo hiểm như­ thế nào?

Trả lời:  

 

a)         Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới có hiệu lực bảo hiểm từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực của Giấy chứng nhận bảo hiểm. Thời điểm bắt đầu có hiệu lực của Giấy chứng nhận bảo hiểm được ghi cụ thể trên Giấy chứng nhận bảo hiểm nhưng không được trước thời điểm chủ xe cơ giới đóng đủ phí bảo hiểm  

            Thời hạn bảo hiểm ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm là 01 năm. Trong các trường hợp sau, thời hạn bảo hiểm có thể dưới 01 năm:

– Xe cơ giới nước ngoài tạm nhập, tái xuất có thời hạn tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới 01 năm;

– Niên hạn sử dụng của xe cơ giới nhỏ hơn 01 năm;

– Xe cơ giới thuộc đối tượng đăng ký tạm thời theo quy định của pháp luật, bao gồm:

+ Ô tô mới nhập khẩu và sản xuất lắp ráp lưu hành từ kho, cảng, nhà máy, đại lý bán xe đến nơi đăng ký hoặc về các đại lý, kho lưu trữ khác;

+ Ô tô làm thủ tục xóa sổ để tái xuất về nước;

+ Ô tô được phép quá cảnh (trừ xe có Hiệp định ký kết của Nhà nước);

+ Ô tô sát xi có buồng lái, ô tô tải không thùng;

+ Ô tô sát hạch;

+ Xe mang biển số khu kinh tế thương mại theo quy định của Chính phủ vào hoạt động trong nội địa Việt Nam;

+ Xe mới lắp ráp tại Việt Nam chạy thử nghiệm trên đường giao thông công cộng;

+ Xe phục vụ hội nghị, thể thao theo yêu cầu của Chính phủ hoặc Bộ Công an;

+ Các loại xe cơ giới khác được phép tạm đăng ký theo quy định của pháp luật.

b)        Chủ xe cơ giới muốn huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm kèm theo Giấy chứng nhận bảo hiểm (bản chính) muốn huỷ bỏ và các bằng chứng về việc xe cơ giới thuộc đối tượng được hủy bỏ hợp đồng. Đối tượng xe cơ giới được huỷ bỏ hợp đồng trước hạn:

– Xe cơ giới bị thu hồi đăng ký và biển số theo quy định của pháp luật;

– Xe cơ giới hết niên hạn sử dụng theo quy định của pháp luật;

– Xe cơ giới bị mất được cơ quan công an xác nhận;

– Xe cơ giới hỏng không sử dụng được hoặc bị phá huỷ do tai nạn giao thông được cơ quan công an xác nhận.

c)         Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, doanh nghiệp bảo hiểm làm thủ tục huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm và phải hoàn lại cho chủ xe cơ giới 70% phần phí bảo hiểm của thời gian hủy bỏ. Doanh nghiệp bảo hiểm không phải hoàn phí bảo hiểm trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực, nhưng chủ xe cơ giới yêu cầu hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm đã xảy ra sự kiện bảo hiểm và phát sinh trách nhiệm bồi thường bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm cho dù đã giải quyết bồi thường hay đang chờ giải quyết bồi thường.

Câu hỏi 10:  Đối tượng; phạm vi áp dụng  quy định bảo hiểm bắt buộc TNDS  chủ xe cơ giới? Các  chủ xe cơ giới hiện có thể mua  bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới tại những DNBH nào?

Trả lời:

a)         Theo Thông tư 126/2008/TT-BTC: Đối tượng phạm vi áp dụng quy định bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới bao gồm:

– Chủ xe cơ giới tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

– Doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định của pháp luật.

b)        Các Chủ xe cơ giới hiÖn cã thÓ mua  bảo hiểm bắt buộc TNDS chñ xe c¬ giíi t¹i c¸c DNBH sau:   

  1. Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt Việt Nam)
  2. Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh (Bảo Minh)
  3. Công ty Cổ phần Bảo hiểm Nhà Rồng (Bảo Long)
  4. Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO)
  5. Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí (PVI)
  6. Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI)
  7. Công ty Cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông (VASS).
  8. Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA (AAA)
  9. Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC)

10. Công ty Cổ phần Bảo hiểm Toàn Cầu (GIC)

11. Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Bảo Nông)

12. Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bảo Tín (Bảo Tín)

13. Công ty Bảo hiểm Liên Hiệp (UIC)

14. Công ty liên doanh bảo hiểm Quốc tế (VIA)

15. Công ty TNHH Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Bảo Ngân)

16. Công ty TNHH Bảo hiểm Samsung Vina (SVI)

17. Công ty Bảo hiểm QBE Việt nam (QBE)

18. Công ty TNHH Bảo hiểm Liberty

19. Công ty TNHH Bảo hiểm Chartis Việt nam

20. Công ty CP Bảo hiểm Quân đội (MIC)

21. Công ty CP Bảo hiểm Hàng không (VNI)

22. Công ty CP Bảo hiểm Hùng Vương (HVI)

23. Công ty CP Bảo hiểm SHB – Vinacomin (SVIC)

24. Công ty TNHH Bảo hiểm phi nhân thọ MSIG Việt Nam

25. Công ty CP Bảo hiểm Thái Sơn (GMIC)

            Ở các tỉnh, huyện, thị trấn, các doanh nghiệp bảo hiểm nói trên đều có chi nhánh hoặc đại lý bán bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

 

Câu hỏi 11:  Chủ xe có quyền thỏa thuận hợp đồng bảo hiểm khi tham gia các loại bảo hiểm bắt buộc không ?

Trả lời:    

            Thông tư 126/2008/TT-BTC đã quy định rõ ràng quy tắc điều khoản biểu phí và bảng trả tiền bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới để các doanh nghiệp bảo hiểm và chủ xe cơ giới cùng tuân thủ. Chủ xe không có quyền thoả thuận thêm điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm bắt buộc này. Vì vậy, để đơn giản, các doanh nghiệp bảo hiểm thường cấp giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới trong đó ghi rõ theo Thông tư 126 của Bộ Tài chính.

            Ngoài ra, chủ xe cơ giới có thể tham gia thêm bảo hiểm tự nguyện cùng thoả thuận với doanh nghiệp bảo hiểm về phạm vi bảo hiểm, mức trách nhiệm bảo hiểm, rủi ro bảo hiểm, loại trừ bảo hiểm, phí bảo hiểm nhưng tối thiểu phải tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới. Bảo hiểm tự nguyện chỉ bảo hiểm cho phần mở rộng mức trách nhiệm quy định tại Thông tư 126.

Câu hỏi 12: Trách nhiệm của DNBH khi bán bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới ?

Trả lời:

Trách nhiệm của DNBH gồm có:

1. Phải bán bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo đúng Quy tắc, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định tại Thông tư 126. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm nhận được thông báo của chủ xe cơ giới về sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến giảm các rủi ro được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải giảm phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm và hoàn trả số tiền chênh lệch cho chủ xe cơ giới.

2. Phải tổ chức tuyên truyền rộng rãi về chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm và giải thích rõ Quy tắc, điều khoản và biểu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới cho chủ xe cơ giới.

3. Phải sử dụng mẫu Giấy chứng nhận bảo hiểm theo quy định của Bộ Tài chính để cấp cho chủ xe cơ giới.

4. Không được chi hỗ trợ đại lý bán bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới dưới mọi hình thức ngoài mức hoa hồng bảo hiểm đại lý được hưởng theo quy định của Bộ Tài chính.

5. Không được khuyến mại dưới mọi hình thức đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

6. Thanh toán cho cơ quan Công an chi phí sao chụp những hồ sơ, biên bản tai nạn đã được cung cấp và có trách nhiệm giữ gìn bí mật trong quá trình điều tra.

7. Thu thập các tài liệu trong Hồ sơ bồi thường chứng minh thiệt hại về tài sản (trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện sửa chữa, khắc phục thiệt hại) và bản sao các tài liệu liên quan của cơ quan có thẩm quyền về vụ tai nạn.

8. Thông báo cho người bị tai nạn, chủ xe cơ giới biết số tiền bồi thường thiệt hại về người và thanh toán số tiền bồi thường theo đúng mức quy định.

9. Chi trả bồi thường nhanh chóng và chính xác theo quy định của Thông tư 126 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

10 Trong vòng 15 ngày trước khi hết thời hạn bảo hiểm phải thông báo cho chủ xe cơ giới về việc hết thời hạn của hợp đồng bảo hiểm.

11. Trích tối thiểu 2% doanh thu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới hàng năm đóng vào Quỹ bảo hiểm xe cơ giới. Mức đóng góp hàng năm theo quy định của Bộ Tài chính.

12. Phải hạch toán tách biệt doanh thu phí bảo hiểm, hoa hồng, bồi thường và các khoản chi phí khác liên quan đến bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

13. Xây dựng và vận hành hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo việc thống kê và cập nhật tình hình triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đảm bảo kết nối vào cơ sở dữ liệu về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

14. Báo cáo Bộ Tài chính về tình hình thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo định kỳ hoặc khi có yêu cầu.

15. Chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

16. Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

 

Câu hỏi 13: DNBH kinh doanh b¶o hiÓm b¾t buéc TNDS chủ xe cơ giới  có trách nhiệm gì trong việc đảm bảo An toàn giao thông?

Trả lời:    

DNBH được phép KDBH bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới có trách nhiệm trích tối thiểu 2% doanh thu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới thực thu hàng năm để đóng góp vào Quỹ bảo hiểm xe cơ giới do Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam quản lý và sử dụng. Quỹ được sử dụng cho các mục đích sau:

– Công tác đề phòng hạn chế tổn thất, tai nạn giao thông đường bộ;

– Tổ chức tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông đường bộ và chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;

– Hỗ trợ nhân đạo cho những thiệt hại xảy ra đối với người thứ ba và hành khách chuyên chở trên xe do xe cơ giới gây ra trong những trường hợp không xác định được xe gây tai nạn hoặc xe không tham gia bảo hiểm;

– Hỗ trợ chi phí mai táng trong các trường hợp người bị tai nạn xe không tham gia bảo hiểm hoặc lái xe gây tai nạn bỏ chạy chưa phát hiện được

– Hỗ trợ khen thưởng thành tích cho lực lượng công an trong công tác kiểm soát phát hiện và xử lý vi phạm hành chính các chủ xe cơ giới trong việc thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;

– Hỗ trợ xây dựng cơ sở dữ liệu về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;

– Hỗ trợ các mục đích khác để phối hợp, chỉ đạo thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

 

Câu hỏi 14:  Để đảm bảo quyền lợi bảo hiểm th× chủ xe, lái xe có trách nhiệm gì khi tham gia bảo hiểm bắt buộc TNDS Chủ xe cơ giới? Trường hợp Cơ quan Công an, chính quyền địa phương không có mặt tại nơi xảy ra tai nạn thì giải quyết như thế nào?

Trả lời:

a)         Chủ xe, lái xe có các trách nhiệm sau:

1. Phải tham gia và đóng đầy đủ phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định tại Thông tư 126 và các quy định của pháp luật có liên quan. Khi mua bảo hiểm, chủ xe cơ giới phải cung cấp đầy đủ và trung thực những nội dung đã được quy định trong Giấy chứng nhận bảo hiểm.

2. Tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp bảo hiểm xem xét tình trạng xe trước khi cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm.

3. Trường hợp có sự thay đổi về mục đích sử dụng xe dẫn đến tăng hoặc giảm các rủi ro được bảo hiểm, chủ xe cơ giới phải kịp thời thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm để áp dụng mức phí bảo hiểm phù hợp cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm.

4. Chủ xe cơ giới phải luôn mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực khi tham gia giao thông, xuất trình giấy tờ này khi có yêu cầu của lực lượng cảnh sát giao thông và cơ quan chức năng có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.

5. Tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn giao thông đường bộ.

6. Khi tai nạn giao thông xảy ra, chủ xe cơ giới phải có trách nhiệm:

– Thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm để phối hợp giải quyết, tích cực cứu chữa, hạn chế thiệt hại về người và tài sản, bảo vệ hiện trường tai nạn; đồng thời thông báo cho cơ quan Công an hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất;

– Không được di chuyển, tháo gỡ hoặc sửa chữa tài sản khi chưa có ý kiến chấp thuận của doanh nghiệp bảo hiểm; trừ trường hợp cần thiết để đảm bảo an toàn, đề phòng hạn chế thiệt hại về người và tài sản hoặc phải thi hành theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

– Cung cấp các tài liệu trong Hồ sơ bồi thường liên quan đến xe, lái xe (bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính), tài liệu chứng minh thiệt hại về người (bản sao của các cơ sở y tế hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm) và tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình xác minh các tài liệu đó.

7. Chủ xe cơ giới phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm  trong trường hợp xe cơ giới thuộc đối tượng được hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm.

8. Thông báo và trả tiền bồi thường cho người bị tai nạn số tiền họ được doanh nghiệp bảo hiểm trả đối với từng trường hợp thiệt hại về người theo đúng mức tiền quy định tại Phụ lục 6 Thông tư 126.

9. Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Chủ xe cơ giới và/hoặc lái xe cơ giới không thực hiện đầy đủ các trách nhiệm quy định trên thì doanh nghiệp bảo hiểm có thể từ chối một phần hoặc toàn bộ số tiền bồi thường tương ứng với thiệt hại do lỗi của chủ xe cơ giới và /hoặc lái xe cơ giới gây ra.

b)        Trường hợp cơ quan công an, chính quyền địa phương không có mặt tại nơi xảy ra tai nạn thì chủ xe cơ giới hoặc lái xe thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm được biết và thực hiện các công việc theo sự chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm. Nếu thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm mà không nhận được thông tin liên lạc thì chủ xe cơ giới, lái xe cần xin xác nhận của ít nhất 2 nhân chứng có mặt tại hiện trường nơi xảy ra tai nạn hoặc là người địa phương nơi xảy ra tai nạn về tình trạng, mức độ, thời gian, địa điểm, nguyên nhân xảy ra tai nạn, mô phỏng hiện trường hoặc chụp ảnh hiện trường bằng điện thoại di động. Những tài liệu này được chuyển cho doanh nghiệp bảo hiểm làm căn cứ quy định tổn thất và giải quyết bồi thường.

Câu hỏi 15: Loại trừ bảo hiểm trong Bảo hiểm bắt buộc TNDS Chủ xe cơ giới bao gồm những trường hợp nào?  hành động cố ý gây thiệt hại là gi?

Trả lời:    

a)  DNBH không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra trong các trường hợp sau:

1. Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe, lái xe hoặc của người bị thiệt hại.

2. Lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe, lái xe cơ giới.

3. Lái xe không có Giấy phép lái xe hợp lệ hoặc Giấy phép lái xe không phù hợp đối với loại xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy phép lái xe.

4. Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp như: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại.

5. Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn.

6. Chiến tranh, khủng bố, động đất.

7. Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, tiền, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.

b)         Hành động cố ý gây thiệt hại: là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.

Câu hỏi 16: Hồ sơ yêu cầu bồi thường trong b¶o hiÓm bắt buộc tr¸ch nhiÖm d©n sù chñ xe c¬ giíi bao gồm các tài liệu gì?

Trả lời:    

Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm phối hợp với chủ xe cơ giới, người bị thiệt hại, cơ quan công an và các tổ chức, cá nhân có liên quan khác để thu thập các tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn giao thông để lập Hồ sơ bồi thường. Hồ sơ bồi thường bao gồm các tài liệu sau:

A – Những tài liệu hồ sơ do chủ xe, lái xe cung cấp

1. Tài liệu liên quan đến xe, lái xe (Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính):

– Giấy đăng ký xe;           

– Giấy phép lái xe;

– Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc các giấy tờ tuỳ thân khác của lái xe;

– Giấy chứng nhận bảo hiểm.

2. Tài liệu chứng minh thiệt hại về người (Bản sao của các cơ sở y tế hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm), tùy theo mức độ thiệt hại về người có thể bao gồm một hoặc một số các tài liệu sau:

– Giấy chứng thương;

– Giấy ra viện;

– Giấy chứng nhận phẫu thuật;

– Hồ sơ bệnh án;

– Giấy chứng tử (trong trường hợp nạn nhân tử vong).

3. Tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản:

– Hóa đơn, chứng từ hợp lệ về việc sửa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra do chủ xe thực hiện tại các cơ sở do doanh nghiệp bảo hiểm chỉ định hoặc được sự đồng ý của doanh nghiệp bảo hiểm.

– Các giấy tờ chứng minh chi phí cần thiết và hợp lý mà chủ xe đã chi ra để giảm thiểu tổn thất hay để thực hiện theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.

B – Những tài liệu do doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thu thập hồ sơ của cơ quan công an.

4. Bản sao các tài liệu liên quan của cơ quan có thẩm quyền về vụ tai nạn:

– Biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn;

– Sơ đồ hiện trường, bản ảnh (nếu có);

– Biên bản khám nghiệm phương tiện liên quan đến tai nạn;

– Thông báo sơ bộ kết quả điều tra ban đầu vụ tai nạn giao thông;

– Các tài liệu khác có liên quan đến vụ tai nạn (nếu có).

 

Câu hỏi 17:  Thời hạn yêu cầu, thanh toán và khiếu nại bồi thường trong bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới  được quy định như thế nào ?

Trả lời: Thông tư 126 quy định:

1. Thời hạn yêu cầu bồi thường của chủ xe cơ giới là 01 năm kể từ ngày xảy ra tai nạn, trừ trường hợp chậm trễ do nguyên nhân khách quan và bất khả kháng theo quy định của pháp luật.

2. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày xảy ra tai nạn (trừ trường hợp bất khả kháng), chủ xe cơ giới phải gửi thông báo bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo các tài liệu quy định trong hồ sơ yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm của chủ xe cơ giới ban hành kèm theo Thông tư 126 cho doanh nghiệp bảo hiểm.

3. Thời hạn thanh toán bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm là 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ bồi thường thuộc trách nhiệm của chủ xe cơ giới và không quá 30 ngày trong trường hợp phải tiến hành xác minh hồ sơ.

4. Trường hợp từ chối bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản cho chủ xe cơ giới biết lý do từ chối bồi thường trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm.

5. Thời hiệu khởi kiện về việc bồi thường bảo hiểm là 03 năm kể từ ngày doanh nghiệp bảo hiểm thanh toán bồi thường hoặc từ chối bồi thường. Quá thời hạn trên quyền khởi kiện không còn giá trị.

 

Câu hỏi 18: Hiện nay các chủ xe phải mua bảo hiểm bắt buộc TNDS với  mức trách nhiệm là bao nhiêu?

Trả lời

Mức trách nhiệm bảo hiểm  bắt buộc tối thiểu  quy định như sau:

1. Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về người do xe cơ giới gây ra là 50.000.000 đồng/1 người/1 vụ tai nạn.

2. Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự (kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật) gây ra là 30.000.000 đồng/1 vụ tai nạn.

3. Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe ô tô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng (kể cả rơ-moóc và sơ mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô tô hoặc máy kéo) gây ra là 50.000.000 đồng/1 vụ tai nạn.

Câu hỏi 19:  Phí bảo hiểm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới được tính  như thế nào?

Trả lời:    

            Thông tư 126 quy định phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới được tính theo biểu phí bảo hiểm.

            Phí bảo hiểm quy định như sau:

Số TT Loại xe Phí bảo hiểm năm (đồng)  
 
I Mô tô 2 bánh:    
1 Từ 50 cc trở xuống 55.000  
2 Trên 50 cc 60.000  
II Xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự 265.000  
III Xe ô tô không kinh doanh vận tải    
1 Loại xe dưới 6 chỗ ngồi 345.000  
2 Loại xe từ 6 đến 11 chỗ ngồi 690.000  
3 Loại xe từ 12 đến 24 chỗ ngồi 1.104.000  
4 Loại xe trên 24 chỗ ngồi 1.587.000  
5 Xe vừa chở người vừa chở hàng (Pickup) 811.000  
IV Xe ô tô kinh doanh vận tải    
       
1 Dưới 6 chỗ ngồi theo đăng ký 630.000  
2 6 chỗ ngồi theo đăng ký 774.000  
3 7 chỗ ngồi theo đăng ký 900.000  
4 8 chỗ ngồi theo đăng ký 1.044.000  
5 9 chỗ ngồi theo đăng ký 1.170.000  
6 10 chỗ ngồi theo đăng ký 1.260.000  
7 11 chỗ ngồi theo đăng ký 1.380.000  
8 12 chỗ ngồi theo đăng ký 1.518.000  
9 13 chỗ ngồi theo đăng ký 1.639.000  
10 14 chỗ ngồi theo đăng ký 1.777.000  
11 15 chỗ ngồi theo đăng ký 1.915.000  
12 16 chỗ ngồi theo đăng ký 2.036.000  
13 17 chỗ ngồi theo đăng ký 2.174.000  
14 18 chỗ ngồi theo đăng ký 2.295.000  
15 19 chỗ ngồi theo đăng ký 2.433.000  
16 20 chỗ ngồi theo đăng ký 2.553.000  
17 21 chỗ ngồi theo đăng ký 2.691.000  
18 22 chỗ ngồi theo đăng ký 2.812.000  
19 23 chỗ ngồi theo đăng ký 2.950.000  
20 24 chỗ ngồi theo đăng ký 3.088.000  
21 25 chỗ ngồi theo đăng ký 3.209.000  
22 Trên 25 chỗ ngồi 3.209.000 + 30.000 x

(số chỗ ngồi – 25 chỗ)

 
V Xe ô tô chở hàng (xe tải)    
1 Dưới 3 tấn 656.000  
2 Từ 3 đến 8 tấn 1.277.000  
3 Từ 8 đến 15 tấn 1.760.000  
4 Trên 15 tấn 2.243.000  
  (Phí bảo hiểm trên đây chưa bao gồm 10% thuế Giá trị gia tăng)  

Câu hỏi 20: Tham gia bảo hiểm b¶o hiÓm TNDS chủ xe dài hạn thì có được giảm phí bảo hiểm không?

Trả lời:

          Chủ xe chỉ được tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự theo từng năm một và với mức phí mỗi năm là xác định, không được tăng hoặc giảm phí.

 

Câu hỏi 22: TNDS của chủ xe đối với hành khách đư­ợc xác định dựa trên cơ sở pháp lý nào ?

Trả lời:     

–   Hành khách: là những người được chở trên xe theo hợp đồng vận chuyển hành khách thuộc các hỡnh thức quy định trong Bộ Luật dân sự. 

–   TNDS của chủ xe đối với hành khách đư­ợc chuyên chở trên xe là một loại trách nhiệm bồi th­­ường thiệt hại theo hợp đồng – hợp đồng vận tải hành khách giữa chủ xe và hành khách mà vé cư­ớc vận chuyển chính là bằng chứng của hợp đồng. Chủ xe có trách nhiệm bồi thư­­ờng những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và hành lý của hành khách đư­ợc chuyên chở trên xe do lỗi của ngư­ời điều khiển xe và/hoặc chủ xe theo thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của hai bên trong hợp đồng vận tải hành khách.

TNDS của chủ xe đối với hành khách về nguyên tắc sẽ căn cứ tr­ước hết vào các thỏa thuận cụ thể của chủ xe và hành khách. Tuy nhiên, vì việc thỏa thuận vẫn nằm trong khuôn khổ pháp luật (Luật dân sự đặt ra những khuôn khổ nhằm đảm bảo sự bình đẳng của các bên tham gia vận tải- các quyền và nghĩa vụ cơ bản) và với đặc điểm cung cấp dịch vụ vận tải đồng loạt cho hàng loạt khách hàng nên thông th­­ường, việc quy kết trách nhiệm bồi th­­ường về cơ bản đ­ược chiểu theo các quy định của pháp luật dân sự.  Bộ Luật dân sự  CHXHCN Việt nam, Mục 8, điều 533 quy định trách nhiệm bồi thư­­ờng thiệt hại: trong trường hợp tính mạng, sức khỏe và hành lý của hành khách bị thiệt hại thì bên vận chuyển phải bồi thư­­ờng theo quy định của pháp luật.

            Thông tư 126 quy định bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới có phạm vi bảo hiểm cả trường hợp trong hợp đồng (chuyên chở hành khách) nhưng giới hạn phạm vi bảo hiểm thiệt hại về người, không bảo hiểm thiệt hại về hành lý, tài sản của hành khách được chuyên chở. Mức trách nhiệm bảo hiểm là 50.000.000đ/hành khách.

Câu hỏi 23: Khi xảy ra tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm của bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe thì DNBH có trách nhiệm bồi thường đối với những loại thiệt hại nào?

Trả lời    

Khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho chủ xe cơ giới số tiền mà chủ xe cơ giới đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Trường hợp chủ xe cơ giới chết hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn, doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường trực tiếp cho người bị thiệt hại.

Trường hợp cần thiết, doanh nghiệp bảo hiểm phải tạm ứng ngay những chi phí cần thiết và hợp lý trong phạm vi trách nhiệm bảo hiểm nhằm khắc phục hậu quả tai nạn.

Mức bồi thường bảo hiểm:

– Mức bồi thường cụ thể cho từng loại thương tật, thiệt hại về người được xác định theo Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về người theo quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư 126/2008/TT-BTC. Trường hợp có quyết định của toà án thì căn cứ vào quyết định của toà án nhưng không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm.

Trường hợp nhiều xe cơ giới gây tai nạn dẫn đến các thiệt hại về người, mức bồi thường được xác định theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới nhưng tổng mức bồi thường không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm.

– Mức bồi thường cụ thể đối với thiệt hại về tài sản/1 vụ tai nạn được xác định theo thiệt hại thực tế và theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới nhưng không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm.

Trường hợp chủ xe cơ giới đồng thời tham gia nhiều hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự cho cùng một xe cơ giới thì số tiền bồi thường chỉ được tính theo hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực bảo hiểm trước.

Câu hỏi 24: Nếu giá vé c­ước vận chuyển hành khách của xe chở khách có tính gộp cả phí bảo hiểm tai nạn hành khách thì DNBH sẽ giải quyết như­ thế nào khi tai nạn xảy ra cho hành khách?

Trả lời:    

            Trư­­ờng hợp trên, thiệt hại của hành khách có thể liên quan đền trách nhiệm của 2 hợp đồng bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe đối với hành khách chuyên chở và hợp đồng bảo hiểm tai nạn hành khách. Như­ vậy hành khách có quyền được nhận tiền trả bảo hiểm (theo thỏa thuận của hợp đồng bảo hiểm tai nạn hành khách) và số tiền bồi th­­ường theo luật dân sự của chủ xe. DNBH có trách nhiệm bồi thư­­ờng cho chủ xe theo hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hành khách.

▪ Ví dụ: Tai nạn xảy ra, hành khách bị thư­ơng tật toàn bộ; bảo hiểm tai nạn hành khách có số tiền bảo hiểm là 20 triệu đồng; chủ xe tham gia mức trách nhiệm là 50 triệu đồng / người/ vụ; số tiền thực tế mà chủ xe phải bồi thư­­ờng theo phán quyết của tòa án là 60 triệu đồng. Tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm của cả  hợp đồng bảo hiểm tai nạn hành khách và trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hành khách

Trong tr­­ường hợp này hành khách nhận đ­ược từ hợp đồng bảo hiểm tai nạn hành khách số tiền 20 triệu đồng, từ chủ xe 60 triệu đồng. DNBH bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách bồi th­­ường cho chủ xe 50 triệu đồng (chủ xe phải bỏ thêm 10 triệu đồng để thực hiện theo phán quyết của toà án).

Câu hỏi 25: Đánh giá mức độ nghiêm trọng của tai nạn giao thông và xử lý như thế nào?

Hiện nay Cơ quan công an đã chia mức độ nghiêm trọng của tai nạn giao thông như sau:

–        Đặc biệt nghiêm trọng: tai nạn làm chết người với số lượng từ 3 người chở lên.

–        Rất nghiêm trọng: tai nạn làm chết người với số lượng từ 2 người thiệt hại tài sản trên 50 triệu đồng.

–        Nghiêm trọng: tai nạn làm chết người với số lượng 1 hoặc nhiền người bị thương tật với mức độ trên 30%, thiệt hại tài sản trên 50 triệu đồng.

–        Ít nghiêm trọng không gây chết người hoặc nạn nhân bị thương tật dưới 30%

–        Ngoài ra những vụ tai nạn gây thiệt hại dưới mức “ít nghiêm trọng” gọi là va chạm giao thông.

Tất cả các vụ tai nạn giao thông từ mức nghiêm trọng trở lên đều phải được cơ quan công an thụ lý hồ sơ giải quyết. Nếu tai nạn gây chết người thì cảnh sát điều tra tiếp tục xem xét lỗi vô ý hay có ý của lái xe để truy cứu trách nhiệm hình sự.

Năm 2009 toàn quốc xảy ra 11.798 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 11.091 người bị thương 7.654 người thiệt hại tài sản 18.4 tỉ đồng. Ngoài ra còn có khoảng 55.000 vụ va chạm giao thông gây cho nhiều người bị thương tích nhẹ và thiệt hại nhiều về tài sản số liệu của cục (theo cục Cảnh sát giao thông).

Bảo Hiểm Bảo Việt

Copyright © Bảo Hiểm Bảo Việt.