Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt

Câu hỏi 207: Trong lĩnh vực bảo hiểm xây dựng và lắp đặt có các sản phẩm bảo hiểm chủ yếu nào?

Trả lời:

        Các sản phẩm bảo hiểm chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng lắp đặt bao gồm:

            1 – Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp t­ư vấn, thiết kế đầu tư xây dựng.

            2 – Bảo hiểm mọi rủi ro công trình (bảo hiểm mọi rủi ro của nhà thầu: contractors’ all risks (CAR) policy)

            3 – Bảo hiểm mọi rủi ro trong quá trình lắp đặt (Erection all risks (EAR) policy).

            4 – Bảo hiểm trách nhiệm của chủ lao động, bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba

5 – Bảo hiểm thiệt hại máy móc, tài sản hiện có trong thời gian thi công và thiết bị công trường.

            6 – Bảo hiểm bảo hành.

Câu hỏi 208: Bảo hiểm xây dựng áp dụng với những đối tượng bảo hiểm nào?

Trả lời:

Đối tượng bảo hiểm trong bảo hiểm xây dựng bao gồm:

        1 – Các công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông thủy lợi, năng lượng và các công trình khác mà kết cấu có sử dụng xi măng, sắt thép như­: nhà máy, xí nghiệp, kho tàng, tr­ường học, bệnh viện, trụ sở văn phòng, đ­ường xá, sân ga, bến cảng, cầu cống, đê đập, hệ thống thoát nước…

2 – Trang thiết bị xây dựng phục vụ quá trình xây dựng như­:

+ Các công trình tạm thời. Đây là giá trị các công trình tạm thời cần cho quá trình thực hiện dự án.

+ Máy móc và nhà xưởng, bao gồm cả  hàng rào, dây cáp, máy phát điện…

3 – Máy móc xây dựng phục vụ quá trình xây dựng. Người  bảo hiểm chỉ đảm bảo cho phần máy móc phục vụ cho quá trình xây dựng.

4 – Phần công việc lắp đặt và/ hoặc cấu thành một bộ phận của quá trình xây dựng.

5 – Các tài sản sẵn có trên và trong phạm vi  công tr­ường thuộc quyền sở hữu, quản lý, trông nom, kiểm soát của người được bảo hiểm.

6 – Chi phí dọn dẹp sau tổn thất. Phần đối tượng này chỉ được bảo hiểm khi các chi phí phát sinh liên quan đến tổn thất được bảo hiểm.

Tùy theo từng HĐBH mà các hạng mục ngoài hạng mục xây dựng chính của công trình như­; phần máy móc thiết bị thi công, máy móc và nhà xưởng, chi phí dọn dẹp…sẽ được bảo hiểm bằng cách ghi thêm vào trong hợp đồng danh mục tài sản được bảo hiểm thêm hoặc cũng có thể được bảo hiểm theo bảo hiểm bổ sung.

Câu hỏi 209: Đối tượng nào phải tham gia bảo hiểm xây dựng bắt buộc theo quy định của pháp luật Việt nam?

Trả lời:

Tại Việt Nam hiện nay, theo thông tư­ số 76/2003/ TT-BTC ngày 04/8/2003 một số đối tượng phải tham gia bảo hiểm xây dựng bắt buộc bao gồm:

1 – Công trình xây dựng thực hiện đối với các dự án đầu tư­ có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư­ phát triển của nhà nước, vốn đầu tư­ phát triển của doanh nghiệp nhà nước. Đối với các dự án đầu tư­ có sử dụng nguồn vốn khác, Nhà nước khuyến khích mua bảo hiểm công trình xây dựng;

2 – Bảo hiểm cho vật tư­, thiết bị nhà xưởng phục vụ thi công.

Câu hỏi 210: Rủi ro nào được bảo hiểm trong bảo hiểm xây dựng?

Trả lời:

Rủi ro được bảo hiểm trong bảo hiểm xây dựng bao gồm:

1 – Rủi ro chính:

+ Rủi ro thiên tai: lũ lụt, mư­a bão, đất đá sụt lở, sét đánh, động đất, núi lửa, sóng thần…

+ Rủi ro tai nạn: cháy nổ, đâm va, trộm cắp, sơ suất lỗi lầm của người làm thuê cho người được bảo hiểm. Đâm va bao gồm đâm va và bị đâm va của các phương tiện vận chuyển và thi công tự  hành hoặc vật thể khác xảy ra tại khu vực thi công công trình. Nếu phương tiện vận chuyển và thi công tự hành bị đâm va trên đ­ường bộ, đ­ường sắt, đ­ường thủy, đ­ường không thì không thuộc lĩnh vực bảo hiểm này. Ví dụ: Trong quá trình thi công xây dựng cầu, xà lan tự hành chở vật liệu xây dựng công trình đâm vào cọc trụ làm trôi sàn đạo của cây cầu đang xây dựng, rủi ro này thuộc lĩnh vực bảo hiểm. Nhưng nếu xà lan tự hành chở vật liệu xây dựng cầu, đâm va vào xà lan chạy trên sông thì không thuộc lĩnh vực bảo hiểm này.

2 – Rủi ro riêng: có thể được bảo hiểm nếu có thêm những thỏa thuận riêng và được người bảo hiểm chấp nhận bao gồm: rủi ro chiến tranh, rủi ro đình công, rủi ro do thiết kế chế tạo…Thiệt hại của rủi ro do thiết kế chế tạo chỉ được bảo hiểm khi đó là những thiệt hại gián tiếp của rủi ro này.Ví dụ, do tính toán, thiết kế độ chịu lực sai của một trụ cầu nên khi thi công cầu, trụ cầu này bị đổ gây thiệt hại: trụ cầu bị hỏng, mặt sàn của nhịp cầu đã thi công (tính từ trụ cầu đã thi công trước đến trụ cầu bị đổ) bị hỏng phải làm lại. Tr­ường hợp này trụ cầu bị đổ do thiết kế sai không được bảo hiểm, mặt sàn của nhịp cầu được bảo hiểm.

Câu hỏi 211: Rủi ro nào không được bảo hiểm trong bảo hiểm xây dựng?

Trả lời:

DNBH không nhận bảo hiểm và không chịu trách nhiệm bồi th­ường đối với những tổn thất  hoặc chi phí phát sinh có thể  quy cho các rủi ro sau:

1 – Do nội tỳ của nguyên vật liệu hoặc sử dụng sai chủng loại chất lượng nguyên vật liệu: xi măng không đảm bảo chất lượng, sai mác kém chịu lực; sắt thép bị ôxy hóa dẫn đến hao mòn, han rỉ; gạch; cát sỏi… làm giảm chất lượng công trình;

2 – Những hỏng hóc hay trục trặc về cơ khí, về điện của máy móc xây dựng phục vụ thi công trên công trình. Loại trừ này chỉ áp dụng đối với chính máy móc bị hư hỏng, còn với tất cả các thiệt hại khác là hậu quả của rủi ro trên vẫn thuộc trách nhiệm của người bảo hiểm;

3 –  Chậm trễ, vi phạm tiến độ thi công bị phạt, tạm ngừng công việc, bị mất thu nhập;

4 – Do hậu quả của việc di chuyển, tháo dỡ máy móc và dụng cụ thi công dẫn đến tổn thất của máy móc và dụng cụ thi công;

5 – Do mất mát tài liệu bản vẽ, bản thiết kế, chứng từ thanh toán;

6 – Do phản ứng hạt nhân, phóng xạ hay nhiễm phóng xạ;

7 – Do hành động cố ý của người được bảo hiểm hay đại diện của họ.

Câu hỏi 212: Người nào là người đứng ra mua bảo hiểm xây dựng?

Trả lời:

– Đối với bảo hiểm công trình xây dựng; bên mua bảo hiểm là chủ đầu t­ (hoặc ban quản lý dự án). Tr­ường hợp phí bảo hiểm đã tính vào giá trúng thầu thì nhà thầu thực hiện việc mua bảo hiểm.

– Đối với bảo hiểm vật tư­ thiết bị nhà xưởng phục vụ thi công thì bên mua bảo hiểm là các doanh nghiệp xây dựng.

Câu hỏi 213.: Giá trị bảo hiểm – Số tiền bảo hiểm trong bảo hiểm xây dựng được xác định như­ thế nào?

Trả lời:

– Giá trị bảo hiểm của công trình xây dựng: Là toàn bộ chi phí xây dựng tính tới khi kết thúc thời gian xây dựng bao gồm: các khoản chi phí liên quan đến khảo sát, thiết kế, xây dựng, chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí làm nhà ở tạm cho công nhân xây dựng, chi phí khác. Các khoản chi phí này chỉ được xác định chính xác vào thời điểm nghiệm thu chính thức công trình, trong khi đó về vấn đề kỹ thuật ngay tại thời điểm ký kết HĐBH các nhà bảo hiểm phải xác định được giá trị bảo hiểm để có cơ sở tính phí bảo hiểm. Vì vậy, người bảo hiểm th­ường lấy giá trị giao thầu của công trình vào thời điểm bắt đầu thời hạn bảo hiểm (giá trị tạm thời) để làm cơ sở tính phí bảo hiểm Nhưng giá trị giao thầu này phải được th­ường xuyên xem xét về phương diện lạm phát của nguyên vật liệu và tiền công xây dựng trong thời gian xây dựng, nếu cần thiết sẽ phải điều chỉnh lại giá trị của HĐBH. Đôi khi giá trị bảo hiểm cũng có thể được tăng thêm một khoản dự phòng để tránh việc bảo hiểm dưới giá trị. Nếu khoản dự phòng này quá cao so với giá trị bảo hiểm thực tế thì sau khi kết thúc thời gian xây dựng người mua bảo hiểm sẽ được hoàn trả lại phần phí bảo hiểm thừa tương ứng. Trái lại không nên cho tới khi kết thúc thời hạn bảo hiểm mới điều chỉnh lại giá trị bảo hiểm vì kinh nghiệm cho thấy sau khi các công việc đã kết thúc, thì người mua bảo hiểm không còn quan tâm nhiều tới việc xác định lại  một cách chính xác giá trị bảo hiểm nữa.

Đối với máy móc, trang thiết bị  giá trị bảo hiểm th­ường được xác định theo giá trị thay thế.

Giá trị bảo hiểm của các tài sản xung quanh và tài sản hiện có trên công tr­ường của người được bảo hiểm là giá trị thực tế của tài sản vào thời điểm yêu cầu bảo hiểm. Giá trị bảo hiểm chi phí dọn dẹp th­ường được xác định bằng một tỷ lệ so với giá trị bảo hiểm của công trình.

– Số tiền bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm được xác định theo giá trị bảo hiểm. Tr­ường hợp phát sinh các yếu tố làm tăng thêm giá trị bảo hiểm như­: sự biến động của nguyên vật liệu, tiền lương công nhân…người được bảo hiểm phải khai báo kịp thời cho người bảo hiểm để điều chỉnh phí của hợp đồng. Nếu không quy tắc tỷ lệ sẽ được áp dụng khi bồi th­ường như­ bảo hiểm dưới giá trị.

Câu hỏi 214: Phí bảo hiểm trong bảo hiểm xây dựng được xác định như­ thế nào?

Trả lời:

Phí toàn bộ của HĐBH = phí  tiêu chuẩn + phụ phí mở rộng tiêu chuẩn + phụ phí mở rộng ngoài tiêu chuẩn + các chi phí khác + thuế:

1- Phí tiêu chuẩn: là mức phí bảo hiểm cho các rủi ro được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm tiêu chuẩn. Phí bảo hiểm tiêu chuẩn bao gồm phí cơ bản và phụ phí tiêu chuẩn;

              Phí tiêu chuẩn = phí cơ bản + phụ phí tiêu chuẩn

2 – Phí cơ bản: là mức phí tối thiểu tính cho từng loại công trình xây dựng theo thời gian xây dựng tiêu chuẩn, được xác định bằng tỷ lệ phần nghìn trên giá trị bảo hiểm của công trình;

3 – Phụ phí tiêu chuẩn: là phần phụ phí tính cho rủi ro động đất, rủi ro bão và lũ lụt. Đây là hai rủi ro th­ường mang lại tổn thất lớn cho công trình. Phụ phí tiêu chuẩn được xác định theo tỷ lệ phần nghìn giá trị công trình theo năm, nếu thời hạn thi công công trình dưới một năm thì tính theo tháng;

 – Phụ phí cho rủi ro động đất được tính căn cứ vào độ nhạy cảm của công trình và khu vực xây dựng công trình. Theo mức độ tăng dần, độ nhạy cảm của công trình được xếp thành 5 loai: C, D, E, F,G. Mỗi khu vực thi công có cấu tạo địa chất khác nhau nên khả năng xảy ra động đất khác nhau. Vì vậy để xác định phụ phí rủi ro động đất chính xác, người bảo hiểm còn phân chia khu vực theo khả năng xảy ra động đất.

 – Phụ phí cho rủi ro bão và lũ lụt được tính căn cứ vào từng loại công trình. Trong từng trường hợp cụ thể mức phí còn được điều chỉnh theo thời gian thi công (mùa m­a hay khô) và mực nước biển, sông, hồ, kề cận.

4 – Phụ phí mở rộng tiêu chuẩn: Đ­ợc xác định bằng tỷ lệ phụ phí mở rộng tiêu chuẩn nhân với giá trị tài sản được bảo hiểm. Bao gồm phụ phí bảo hiểm cho chi phí dọn dẹp sau tổn thất, phụ phí bảo hiểm cho tài sản xung quanh và tài sản hiện có trên công tr­ường của người được bảo hiểm, phụ phí bảo hiểm cho máy móc trang thiết bị xây dựng công trình.

5 – Phụ phí mở rộng ngoài tiêu chuẩn: Đây là phụ phí áp dụng cho các rủi ro nằm ngoài phạm vi bảo hiểm của đơn bảo hiểm tiêu chuẩn và được bảo hiểm bằng những điều khoản bổ sung. Ví dụ điều khoản bổ sung 002-bảo hiểm cho trách nhiệm chéo, điều khoản bổ sung 003 bảo hiểm cho thời gian bảo hành, 004 bảo hiểm bảo hành mở rộng…Các nhà bảo hiểm có quyền được tính thêm phụ phí tương ứng với phần mở rộng.

Phí bảo hiểm có tính đến việc áp dụng mức khấu trừ. Ngoài mức khấu trừ tiêu chuẩn, nếu hợp đồng áp dụng mức khấu trừ tăng phí bảo hiểm sẽ giảm đi một phần tương ứng theo quy định.

6 – Các chi phí khác. Bao gồm chi phí quản lý, chi phí ký kết hợp đồng, chi phí hoa hồng cho đại lý…Các chi phí này th­ường được xác định bằng một tỷ lệ phần trăm so với phí thuần của hợp đồng.

7 – Thuế GTGT

Câu hỏi 215: Thời hạn bảo hiểm trong bảo hiểm xây dựng được quy định như­ thế nào?

Trả lời:

Thời hạn bảo hiểm được chia thành hai giai đoạn.

1 – Giai đoạn thi công: Thời hạn HĐBH bắt đầu từ khi khởi công công trình hoặc sau khi dỡ xong đối tượng bảo hiểm xuống công tr­ường, cho dù thời hạn bắt đầu bảo hiểm ghi trong HĐBH có thể khác. Tuy nhiên, HĐBH chỉ có hiệu lực sau khi người được bảo hiểm đã trả phí bảo hiểm trừ khi có thỏa thuận khác bằng văn bản. HĐBH sẽ kết thúc khi công trình hoặc những hạng mục công trình được bàn giao và đư­a vào sử dụng trước hoặc theo đúng tiến độ thi công đã ghi trong HĐBH. HĐBH sẽ chấm dứt hiệu lực vào ngày quy định trong hợp đồng. Mọi tr­ường hợp kéo dài thời hạn bảo hiểm phải được DNBH đồng ý bằng văn bản;

 2 – Giai đoạn bảo hành: Thời hạn bảo hiểm được bắt đầu kể từ khi “tiếp nhận tạm thời” và kết thúc khi “bàn giao chính thức”. Thời hạn bảo hiểm cho thời gian bảo hành th­ường không kéo dài quá 12 tháng.

Câu hỏi 216: Những yêu cầu chính của công tác giám định trong bảo hiểm xây dựng ?

Trả lời:

Bảo hiểm xây dựng có kỹ thuật nghiệp vụ khó vì vậy khi giám định phải đảm bảo yêu cầu sau:

1- Nhanh chóng;

2- Khách quan, trung thực;

3- Tạo không khí tin cậy, hợp tác;

4- Lập biên bản giám định;

5- Người được bảo hiểm phải có mặt và ký xác nhận về những lời khai và những chứng từ đã cung cấp.

Câu  hỏi 217: Nội dung biên bản giám định trong bảo hiểm cần thể hiện những thông tin cơ bản nào?

Trả lời:

Nội dung biên bản giám định cần thể hiện những thông tin sau:

1 – Thông tin liên quan đến đơn bảo hiểm;

2 – Tóm tắt về đặc điểm và tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh…của người được bảo hiểm;

3 – Miêu tả về địa điểm được bảo hiểm;

4 – Nguyên nhân thiệt hại;

5 – Đánh giá về trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại đã xảy ra;

6 – Đóng góp bồi th­ường;

7 – Mô tả và tính toán mức độ thiệt hại;

8 – Diễn biến sự cố dẫn đến tổn thất và các biện pháp xử lý sau đó.

Câu hỏi 218: Việc mô tả, đánh giá thiệt hại trong biên bản giám định bảo hiểm xây dựng cần chú ý đến vấn đề gì?

Trả lời:

Trong biên bản giám định  khi mô tả, đánh giá thiệt hại cần chú ý một số vấn đề sau:

 1- Mô tả thiệt hại phải vẽ sơ đồ khu vực bị tổn thất trên công tr­ường, mô tả chi tiết mức độ thiệt hại (bao gồm cả các thiệt hại tiềm ẩn (nếu có)), xác định rõ đó là công trình tạm thời hay công trình chính thức, mức độ thiệt hại của công trình do nhà thầu hay thầu phụ thực hiện, xác định chi phí sửa chữa hoặc khôi phục lại các công đoạn đã bị tổn thất (nếu phức tạp có thể mời các công ty tư­ vấn hoặc các tổ chức giám định độc lập để đánh giá).

2 –  Đánh giá thiệt hại cần chú ý: Thiệt hại xảy ra ở giai đoạn nào, STBH của từng hạng mục công trình được bảo hiểm. Yêu cầu cung cấp nhật ký thi công, biên bản nghiệm thu từng phần, kiểm tra xem đã có hạng mục nào được bàn giao cho chủ đầu tư­ họăc đư­a vào sử dụng hay không? Kiểm tra tiến độ thi công thực tế so với dự kiến đối với hạng mục bị tổn thất. Nêu rõ các bộ phận bị tổn thất nhưng có thể tận dụng hay thu hồi được một phần giá trị.

Câu hỏi 219: Số tiền Bồi th­ường trong bảo hiểm xây dựng được xác định nh­ư thế nào?

Trả lời:

Trong tr­ường hợp công trình bị tổn thất vật chất có thể sửa chữa được DNBH sẽ bồi th­ường toàn bộ những chi phí phục hồi, sửa chữa cần thiết cho đối tượng được bảo hiểm. Thường những chi phí phục hồi, sửa chữa này sẽ cao hơn là chi phí đã đầu tư­ cho đến khi xảy ra thiệt hại(vì nhiều lý do như­; giá cả nguyên vật liệu, chi phí tiền công xây dựng… th­ường có xu thế gia tăng theo thời gian, và sự phát triển của nền kinh tế),

Trong tr­ường hợp công trình bị tổn thất toàn bộ hoặc tổn thất toàn bộ một hạng mục được bảo hiểm thì người bảo hiểm sẽ bồi th­ường theo giá trị thực tế của hạng mục đó ngay trước khi xảy ra tổn thất trừ đi giá trị thu hồi,

 Đối với chi phí dọn dẹp chỉ được bồi th­ường khi những chi phí này liên quan đến thiệt hại được bảo hiểm, số tiền bồi th­ường tối đa cho chi phí dọn dẹp bằng với số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận cho phần chi phí này,

Người bảo hiểm chỉ bồi th­ường những chi phí cần thiết nhằm khôi phục lại trạng thái giá trị kỹ thuật nh­ trước khi xảy ra thiệt hại. Những chi phí cải tiến hoặc thay đổi trạng thái ban đầu thông qua sửa chữa thì không được bảo hiểm bồi th­ường,

Trong mọi tr­ường hợp số tiền bồi th­ường phải tính đến mức miễn th­ường đã được thỏa thuận và giá trị thu hồi,

Nếu gọi số tiền bảo hiểm là S, giá trị bảo hiểm là GT, giá trị thiệt hại là G, mức khấu trừ của HĐBH là M, số tiền bồi th­ường của người bảo hiểm là ST, giá trị thu hồi sau tổn thất là D. Khi đó có thể xảy ra hai tr­ường hợp sau:

– HĐBH đúng giá trị số tiền bồi th­ường của người bảo hiểm được xác định theo công thức:

                                ST  =  G  – D – M

– HĐBH dưới giá trị số tiền bồi th­ường của người bảo hiểm được xác định theo công thức:                       

                               ST  =   (G – D) x  S/GT – M

Câu hỏi 220: Bảo hiểm lắp đặt áp dụng đối với đối tượng bảo hiểm nào?

Trả lời:

Đối tượng bảo hiểm lắp đặt bao gồm:

– Máy móc, các dây chuyền đồng bộ trong một nhà máy, xí nghiệp trong quá trình lắp ráp các máy móc, thiết bị đó;

– Phần công việc xây dựng phục vụ và/ hoặc cấu thành một bộ phận của quá trình lắp ráp;

–  Các máy móc, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho lắp ráp;

– Tài sản sẵn có trên và trong phạm vi công tr­ường thuộc quyền sở hữu, quản lý, trông nom, kiểm soát của người được bảo hiểm;

–  Chi phí dọn dẹp vệ sinh.

HĐBH mọi rủi ro lắp đặt th­ường được cấp cho cả bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm.

Câu hỏi 221: Phạm vi bảo hiểm trong Bảo hiểm lắp đặt?

Trả lời:

Thuộc phạm vi bảo hiểm bao gồm những tổn thất vật chất của bất kỳ  hạng mục nào có tên trong HĐBH hay bất kỳ bộ phận nào của hạng mục đó do các nguyên nhân sau gây ra:

– Thiên tai, tai nạn bất ngờ như­: Bão lụt, sạt lở, động đất, sóng thần, hỏa hoạn, trộm cắp…;

– Lỗi trong quá trình lắp đặt;

– Bất cẩn, thiếu kỹ năng, thiếu kinh nghiệm, hành động ác ý của những người không thuộc bên bảo hiểm cũng như­ bên được bảo hiểm;

– Các rủi ro về điện như­: đoản mạch, điện thế tăng đột ngột…

 Ngoài các rủi ro cơ bản trên tùy theo yêu cầu của người mua bảo hiểm người bảo hiểm có thể nhận bảo hiểm thêm cho một số rủi ro riêng như­: lỗi thiết kế chế tạo, chiến tranh, đình công…

Câu hỏi 222: Loại trừ bảo hiểm trong Bảo hiểm lắp đặt?

Trả lời:

Không thuộc phạm vi bảo hiểm trong HĐBH lắp đặt các tr­ường hợp sau:

1 Các tổn thất có tính chất hậu quả bao gồm tiền phạt, tổn thất do chậm trễ, do không thực hiện được công việc, thiệt hại mất hợp đồng.

2 – Những tổn thất trực tiếp do thiết kế sai, do khuyết tật của nguyên vật liệu hay khuôn mẫu, do tay nghề kém nhưng không phải lỗi trong khi lắp đặt.

3 – Các  hiện tượng ăn mòn, mài mòn, ô xy hóa, tạo vảy cứng.

4 – Mất mát hồ sơ tài liệu bản vẽ, chứng từ thanh toán.

5 – Mất mát hay thiệt hại chỉ phát hiện được vào thời điểm kiểm kê.

6 – Hành động cố ý hay sự bất cẩn của người bảo hiểm, người mua bảo hiểm.

Bảo Hiểm Bảo Việt

Copyright © Bảo Hiểm Bảo Việt.