Bảo hiểm TNDS trong hoạt động xây dựng

Câu hỏi 297: Đối tượng bảo hiểm trong bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư­ vấn đầu tư và xây dựng? Có sự khác biệt với loại sản phẩm bảo hiểm bồi thường trách nhiệm nghề nghiệp của kiến trúc sư và kỹ sư tư vấn?

Trả lời:

a)  Đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm bồi thường của người được bảo hiểm (tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng) phát sinh từ những lỗi, thiếu sót, bất cẩn của người được bảo hiểm hoặc nhân viên của người được bảo hiểm trong khi thực hiện những công việc chuyên môn của mình, chẳng hạn: khảo sát ước tính không đủ lượng bê tông cần thiết; kiến trúc công trình xây dựng không đáp ứng được các yêu cầu chức năng…

Bảo hiểm này bồi thường cho người được bảo hiểm những thiệt hại mà doanh nghiệp tư vấn đầu tư, xây dựng có trách nhiệm phải bồi thường cho chủ đầu tư phát sinh từ những sai sót hay bất cẩn có thể mắc phải trong quá trình thực hiện công việc chuyên môn. Ngoài ra các thiệt hại về người hoặc về tài sản của các bên thứ ba mà người được bảo hiểm có trách nhiệm pháp lý phải bồi thường phát sinh từ những sai sót hay bất cẩn cũng có thể được kết hợp bảo hiểm ở loại hình này nếu người được bảo hiểm yêu cầu.

Các công việc chuyên môn phải được xác định cụ thể trong phụ lục HĐBH. Nói chung, loại bảo hiểm này bảo hiểm cho các công việc cơ bản sau:

   – Thiết kế:

+        Thiết kế kỹ thuật, thuyết minh, tổng dự toán công trình

+        Thiết kế bản vẽ thi công, dự toán chi tiết

+        Giám sát tác giả

  –  Tư vấn, giám sát, lập báo cáo tiền khả thi:

+        Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi

+        Lập báo cáo nghiên cứu khả thi

+        Lập báo cáo đầu tư

+        Thẩm định dự án đầu tư, thẩm định thiết kế kỹ thuật: thẩm định tổng dự toán (trường hợp thuê các chuyên gia hoặc tổ chức tư vấn thực hiện các công việc này)

+        Lập hồ sơ mời thầu xây lắp và phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp

+        Lập hồ sơ mời thầu mua sắm vật tưư thiết bị và phân tích đánh giá hồ sơ mời thầu mua sắm vật tư thiết bị.

+        Giám sát thi công xây dựng.

+        Giám sát lắp đặt thiết bị.

b) Về cơ bản, nếu xét về đối tượng bảo hiểm bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kiến trúc sư hoặc kỹ sư tư vấn là một loại bảo hiểm. Thực tế, với các DNBH khác nhau, sản phầm bảo hiểm cùng loại nghiệp vụ bảo hiểm có thể không chỉ khác nhau về tên gọi mà có thể khác nhau ở những điều khoản khác của HĐBH.

Câu hỏi 298: Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư­ vấn đầu t­ư và xây dựng bồi thường những thiệt hại nào ?

Trả lời:

Bảo hiểm bồi thường những khoản sau :

–         Số tiền mà người được bảo hiểm (tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng) có trách nhiệm  thanh toán đối bới các khiếu nại được lập chống lại người được bảo hiểm  trong thời hạn  ghi trong phụ lục là hậu quả trực tiếp của các hành động bất cẩn, sai sót hoặc thiếu sót khi người được bảo hiểm hoặc người làm thuê cho họ thực hiện các công việc chuyên môn  được xác định trong Phụ lục hîp ®ång b¶o hiÓm.

–         Các chi phí và phí tổn phát sinh được người bảo hiểm chấp thuận bằng văn bản nhằm bào chữa và/hoặc giải quyết khiếu nại.

Số tiền bồi thường của bảo hiểm được xác định theo các khoản trên và giới hạn bồi thường cho mỗi khiếu nại. Giới hạn bồi thường – mức trách nhiệm gộp cho tất cả các khiếu nại của bên thứ ba chống lại người được bảo hiểm trong một thời hạn bảo hiểm, bao gồm cả phí tổn và chi phí bào chữa do người dược bảo hiểm chấp thuận mà DNBH có thể phải trả.

Trường hợp khiếu nại hàng loạt: hai hay nhiều khiếu nại phát sinh từ một hành vi bất cẩn (ví dụ từ cùng một lỗi tính toán, lỗi họach định hoặc giám sát). Bất kể số người bị thiệt hại, tất cả các khiếu nại này được coi là một khiếu nại và ngày xảy ra tổn thất là ngày mà khiếu nại đầu tiên trong một loạt khiếu nại được phát ra bằng văn bản chống lại người được bảo hiểm.

Câu hỏi 299:  Tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng có thể tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo thời hạn như thế nào ? Thế nào là bảo hiểm trên cơ sở khiếu nại được lập ?

Trả lời:

a) Thời hạn bảo hiểm: đơn bảo hiểm có thể được cấp mới hoặc được gia hạn theo thời hạn cố định là 01 năm (gọi tắt là bảo hiểm theo năm) hoặc bảo hiểm theo dự án. Bảo hiểm theo năm có nghĩa là bảo hiểm mọi trách nhiệm nghề nghiệp của người được bảo hiểm trong năm bảo hiểm phát sinh từ bất kỳ dự án nào họ thực hiện.

Bảo hiểm theo dự án chỉ bảo hiểm trách nhiệm chuyên môn của người được bảo hiểm phát sinh từ một dự án cụ thể

b) Đối với bảo hiểm trên cơ sở khiếu nại được lập thì các khiếu nại được lập trong thời hạn bảo hiểm sẽ được xem xét bồi thường dù cho tổn thất xảy ra vối bên thứ ba  có thể xảy ra trước khi cấp đơn bảo hiểm (trong thời gian hiệu lực hồi tố). Có thể mở rộng thời hạn khiếu nại (36 tháng sau khi kết thúc thời hạn HĐBH) với sự thông báo cuả người được bảo hiểm.

Khiếu nại của bên thứ ba được coi là lập lần đầu tiên ngay sau khi người được bảo hiểm và/hoặc đại lý hoặc đại diện của người được bảo hiểm:

  1. nhận được văn bản yêu cầu bồi thường những tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm của hợp đống bảo hiểm, bao gồm chi phí khiếu kiện hoặc tổ chức pháp lý hoặc các thủ tục trọng tài; hoặc
  2. biết được người có yêu cầu đòi bồi thường; hoặc
  3. biết được bất kỳ một sự việc, tình huống hoặc sự kiện nào có thể phán đoán hợp lý rằng sẽ dẫn đến một khiếu nại trong tương lai
  4. bất kể sự việc nào nêu trên xảy ra trước
  5. Nếu có bất kỳ vụ kiện nào chống lại người được bảo hiểm phát sinh sau này do kết quả trực tiếp của của bất kỳ một vấn đề hoặc những vấn đề nào đối với thông báo đưa ra theo các điểm 2) hoặc 3) nêu trên, bất kể những khiếu kiện đó diễn ra trong thời hạn bảo hiểm hay sau khi hết hạn hîp ®ång b¶o hiÓm, thì vẫn được coi là khiếu nại được lập lần đầu tiên nhằm chống lại người được bảo hiểm tại thời điểm người được bảo hiểm lần đầu tiên biết được sự kiện hoặc những sự kiện đó. Tuy nhiên DNBH sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ sự kiện hoặc những sự kiện mà trong vòng 3 năm kể từ ngày thông báo bằng văn bản nói trên đưa ra mà không dẫn đến thủ tục pháp lý nào chống lại người được bảo hiểm.

Câu hỏi 300:  Thế nào là ngày hồi tố trong bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư­ vấn đầu t­ư và xây dựng?

Trả lời:

Ngày hồi tố là thời điểm bắt đầu hiệu lực hồi tố. Quy định về thời gian hồi tố có nghĩa là: nếu tổn thất xảy ra đối với bên thứ ba xảy ra trước thời điểm bắt đầu hiệu lực hồi tố thì khiếu nại liên quan sẽ không thuộc phạm vi bảo hiểm. Một tổn thất chỉ có thể được xem xét bồi thường khi nó xảy ra sau thời điểm bắt đầu hiệu lực hồi tố và trước thời điểm kết thúc thời hạn bảo hiểm. Đồng thời khiếu nại liên quan phải được lập trong thời hạn bảo hiểm (có thể  mở rộng cho 36 tháng tiếp theo kể từ ngày HĐBH kết thúc với điều kiện là thông báo về sự cố có thể dẫn đến khiếu nại phải được gửi cho DNBH trong vòng 30 ngày sau khi kết thúc thời hạn bảo hiểm)

Cách thức quy định ngày hồi tố tùy thuộc vào 2 trường hợp sau:

–         Bảo hiểm có thời hạn bảo hiểm theo năm: không áp dụng ngày hồi tố khi ký hợp đồng năm đầu tiên hoặc đã ký trước đây nhưng gián đoạn. Trong những năm tiếp theo, đối với khách hàng tái tục hợp đồng và có thời gian tham gia bảo hiểm liên tục, thời gian hồi tố được phép tính từ ngày bắt đầu thời hạn bảo hiểm của đơn đầu tiên (thường là 3 năm trước đó) không hồi tố cho những thỏa thuận mới không thuộc phạm vi bảo hiểm trước đó hoặc có mức trách nhiệm thấp hơn.

–         Bảo hiểm có thời hạn bảo hiểm theo dự án: Chỉ hồi tố cho những hợp đồng khi không có tổn thất hoặc tổn thất tiềm tàng được biết đến cho đến khi HĐBH có hiệu lực.

Như vậy, người được bảo hiểm phải chú ý thực hiện nghĩa vụ của trong trường hợp phát hiện tổn thất, cụ thể:

+        Trong thời hạn sớm nhất có thể được, nhưng trong mọi trường hợp không được chậm hơn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn bảo hiểm ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm/ phụ lục hợp đồng, người được bảo hiểm phải gửi thông báo bằng văn bản cho DNBH hoặc người đại diện được ủy quyền của doanh nghiệp với đầy đủ thông tin về thời gian, địa điểm và tình huống phát sinh tổn thất, tên và địa chỉ của những người bị thương và của nhân chứng nếu có.

+        Gửi ngay cho DNBH mọi thư yêu cầu, thông báo, trát triệu tập hoặc các yêu cầu khác mà người được bảo hiểm hoặc đại diện của họ đã nhận nếu có khiếu nại phát sinh hay khiếu kiện chống lại người được bảo hiểm. Người được bảo hiểm hay đại diện của họ không được thừa nhận, hứa hẹn hoặc chi trả bất kỳ khoản tiền nào nếu không được sự đồng ý bằng văn bản của DNBH. DNBH có quyền đứng tên người được bảo hiểm tiến hành bào chữa hoặc giải quyết bất kỳ khiếu nại nào hoặc vì lợi ích của chính mình thay mặt người được bảo hiểm theo đuổi bất kỳ khiếu kiện nào và được tự mình toàn quyền trong việc tiến hành bất kỳ thủ tục pháp lý và giải quyết bất kỳ khiếu nại nào.

Câu hỏi 301:  Căn cứ tính phí bảo hiểm trong bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư­ vấn đầu t­ư và xây dựng?

Trả lời

Phí bảo hiểm = Tỷ lệ phí (%) x tổng doanh thu phí dịch vụ theo dự án hoặc theo năm

Tỷ lệ phí phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

a)  Trường hợp bảo hiểm theo dự án:

–         Loại công trình

–         Loại công việc được bảo hiểm (chỉ công việc thiết kế; chỉ công việc giám sát; cả công việc thiết kế và giám sát; các hoạt động khác: tư vấn và / khảo sát công trình)

–         Giới hạn trách nhiệm bồi thường của bảo hiểm

–         Mức khấu trừ

–         Các điều khoản bổ sung

b) Trường hợp bảo hiểm theo năm:

–         Số lượng cán bộ quản lý và chuyên gia kỹ thuật của  tổ chức tư vấn đầu tư xây dựng bảo hiểm

–         Loại công trình

–         Loại công việc được bảo hiểm (chỉ công việc thiết kế; chỉ công việc giám sát; tư vấn và / khảo sát công trình)

–         Giới hạn  trách nhiệm bồi thường của bảo hiểm

–         Mức khấu trừ

–         Các điều khoản bổ sung

–         Lịch sử tổn thất

Câu hỏi 302:  Đối tượng bảo hiểm của bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba trong hoạt động xây dựng, lắp đặt ? nếu một nhà thầu đã được bảo hiểm cùng với những người được bảo hiểm khác trong đơn bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng, lắp đặt thì có phải mua riêng loại bảo hiểm này không?

Trả lời

a) Thực chất  đây là loại bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của doanh nghiệp xây dựng (nhà thầu) phát sinh do gây thiệt hại về tài sản và tính mạng, sức khỏe của người thứ ba trong quá trình thực hiện các công việc xây dựng, lắp đặt.

Rủi ro phát sinh trách nhiệm dân sự mà chủ thầu có thể gặp trong quá trình thi công xây dựng, lắp đặt là những khiếu nại về thiệt hại tài sản hoặc thân thể của những ngư­ời thứ ba. 

Trách nhiệm của nhà thầu trong các trường hợp này có thể đ­ược bảo hiểm bằng một HĐBH trách nhiệm riêng biệt nhưng thông thường đư­ợc bảo hiểm cùng với bảo hiểm tổn thất vật chất của công trình xây dưng trong cùng một HĐBH mọi rủi ro trong xây dựng, lắp đặt.

b) Theo quy tắc bảo hiểm xây dựng, doanh nghiệp xây dựng có thể  mua bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba đi cùng bảo hiểm tổn thất vật chất  với hạn mức trách nhiệm không vượt quá 50% giá trị công trình được bảo hiểm ở phần thiệt hại vật chất và tối đa không quá 3 triệu Đô la Mỹ. Phí bảo hiểm của phần trách nhiệm đối với người thứ ba được tính bằng 5% phí bảo hiểm của phần bảo hiểm  thiệt hại vật chất. Tỷ lệ phí bảo hiểm này chỉ áp dụng với điều kiện bên mua bảo hiểm tham gia bảo hiểm thiệt hại vật chất và trách nhiệm đối với người thứ ba trong cùng một HĐBH.

Trong trường hợp muốn được bảo hiểm với hạn mức trách nhiệm vượt quá giới hạn trên thì bên mua bảo hiểm có thể tham gia bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba bằng một HĐBH riêng biệt.

Câu hỏi 303: Bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba trong xây dựng, lắp đặt có trách nhiệm đối với những loại thiệt hại, chi phí nào? Có bảo hiểm cho trách nhiệm bồi thường phát sinh đối với thiệt hại mà những người được bảo hiểm trong cùng một đơn bảo hiểm gây ra cho nhau không?

Trả lời :

DNBH sẽ chịu trách nhiệm đối với trách nhiệm bồi thường của người được bảo hiểm đối với những thiệt hại phát sinh do việc gây ra:

–         Thương vong hay ốm đau bất ngờ cho người thứ ba

–         Tổn thất bất ngờ đối với tài sản của người thứ ba

     Đối với những yêu cầu bồi thường được chấp nhận, DNBH còn có trách nhiệm đối với:

–         Các chi phí pháp lý mà bên nguyên đơn đòi được từ người được bảo hiểm

–         Các chi phí khác đã phát sinh với sự đồng ý bằng văn bản của DNBH

Trách nhiệm bồi thường do các người được bảo hiểm trong một đơn bảo hiểm gây ra cho nhau được bảo hiểm bồi thường khi HĐBH có điều khoản bổ sung về bảo hiểm trách nhiệm chéo.

Câu hỏi 304: Bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba trong xây dựng, lắp đặt không chịu trách nhiệm trong những tr­êng hợp nào?

Trả lời

Bên cạnh những điểm loại trừ áp dụng chung cho cả bảo hiểm thiệt hại vật chất (trong đơn bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng, lắp đặt) bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba không có trách nhiệm bồi thường đối với:

  1. Mức khấu trừ quy định trong HĐBH
  2. Chi phí chế tạo, chế tạo lại, nâng cấp, sữa chữa hay thay thế các hạng mục được bảo hiểm hoặc có thể được bảo hiểm theo hợp đòng bảo hiểm thiệt hại vật chất của công trình xây dựng
  3. Thiệt hại đối với tài sản, đất đai hay nhà cửa do chấn động hay kết cấu chịu lực và địa chất công trình bị chuyển dịch hay suy yếu; thương vong hay thiệt hại đối với người hay tài sản do những sự việc nếu trên gây ra (trừ khi có thỏa thuận khác bằng điều khoản sửa đổi bổ sung)
  4. Trách nhiệm do hậu quả của:

–         Các thương vong, ốm đau gây ra cho người làm thuê hay công nhân của nhà thầu hay của chủ công trình hoặc của bất kỳ doanh nghiệp nào khác có liên quan đến công trình được bảo hiểm (toàn bộ hay một phần theo thỏa thuận trong HĐBH thiệt hại vật chất) hay gây ra cho thành viên trong gia đình họ

–         Tổn thất gây ra đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hay quyền quản lý, chăm nom, coi sóc hay kiểm soát của nhà thầu, của chủ công trình hay của bất kỳ doanh nghiệp nào khác có liên quan đến công trình được bảo hiểm (toàn bộ hay một phần theo thỏa thuận trong HĐBH thiệt hại vật chất công trình xây dựng) hay của người làm thuê hoặc công nhân của một trong những người nói trên

–         Tai nạn gây ra bởi xe cơ giới được phép lưu hành trên đưường công cộng hay bởi phương tiện vận tải thủy hay máy bay

–         Bất kỳ thỏa thuận nào của người được bảo hiểm về việc trả một khoản tiền dưới hình thức đền bù hay dưới hình thức khác, trừ khi trách nhiệm đó thuộc trách nhiệm bồi thường của DNBH theo HĐBH

  1. Trách nhiệm phát sinh do người được bảo hiểm cung cấp hoặc không cung cấp lời khuyên, dịch vụ có tính chất chuyên môn hoặc do bất cứ lỗi hoặc thiếu sót nào có liên quan
  2. Trách nhiệm phát sinh từ sự ô nhiễm hoặc nhiễm bẩn (trừ việc phá hủy hoặc gây thiệt hại đến đối tượng bảo hiểm do ô nhiễm hoặc nhiễm bẩn xuất phát từ bất cứ rủi ro được bảo hiểm nào và trách nhiệm phát sinh liên quan đến các vật liệu hoặc chất phế thải sẵn có hay được thải ra
  3. Trách nhiệm phát sinh từ hay có liên quan đến chất Amiăng
  4. Trách nhiệm liên quan đến tiền phạt khi không thực hiện hợp đồng.

Câu hỏi 305: Số tiền bồi thường của DNBH trong bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba trong xây dựng, lắp đặt được tính dựa trên những căn cứ nào? Người được bảo hiểm có quyền đòi bồi thường đối với DNBH nào trong trường hợp có nhiều DNBH đồng bảo hiểm?

Trả lời :  

a)  Những căn cứ cơ bản cho việc tính số tiền bồi thường bao gồm:

      1.  Hạn mức bồi thường mà các bên thỏa thuận và ghi trong đơn bảo hiểm, gồm có:

–         Thương tật:  Giới hạn trách nhiệm cho một người và cho tổng số

–         Thiệt hại tài sản:  Giới hạn trách nhiệm về thiệt hại tài sản

Giới hạn trách nhiệm nói trên được chú thích kèm theo là: hạn mức bồi thường cho mỗi và mọi mất mát hay thiệt hại và/hoặc hàng loạt mất mát hay thiệt hại nảy sinh từ một sự cố.

      2 .  Mức khấu trừ

      3.  Trách nhiệm bồi thường của người được bảo hiểm cho người thứ ba và các chi phí liên quan thuộc phạm vi bảo hiểm (xem câu 302)

b) Trường hợp có nhiều doanh nghiệp đồng bảo hiểm (thông thường cho cả bảo hiểm tổn thất vật chất và trách nhiệm đối với người thứ ba) thì về nguyên tắc, quan hệ giữa người được bảo hiểm và các doanh nghiệp đồng bảo hiểm là độc lập trong vấn đề trả phí bảo hiểm và thanh toán bồi thường. Người được bảo hiểm thực hiện khiếu nại bồi thường trực tiếp đối với tất cả các doanh nghiệp đồng bảo hiểm theo tỷ lệ phân định trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận. Tuy nhiên, trên thực tế, thông thường có thể thông qua môi giới bảo hiểm mà quan hệ giữa các doanh nghiệp đồng bảo hiểm đã được thiết lập trong thỏa thuận cung cấp dịch vụ bảo hiểm về phân chia trách nhiệm và vai trò của DNBH chủ trì. DNBH chủ trì chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý HĐBH, phân bổ tổn thất và yêu cầu các doanh nghiệp đồng bảo hiểm đóng góp bồi thường cho người được bảo hiểm.

Bảo Hiểm Bảo Việt

Copyright © Bảo Hiểm Bảo Việt.