Bảo hiểm TNDS của một số loại bảo hiểm khách

Câu hỏi 311:  ThÕ nµo lµ bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm ?

Trả lời

–   Theo quy định của pháp luật liên quan, người tiêu dùng có quyền đòi bồi hoàn, bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn chất lượng, số lượng, giá cả đã công bố hoặc hợp đồng đã giao hàng. Ng­ười sản xuất, kinh doanh phải chịu trách nhiệm về sản phẩm mà mình cung cấp ngay cả khi sản phẩm đó đ­ược cho, tặng trong chiến dịch khuyến mại.

Sản phẩm (được hiểu theo nghĩa rộng) có thể là bất kỳ hàng hóa, sản phẩm hoặc tài sản nào sau khi người được bảo hiểm đã chấm dứt quyền sở hữu hay giám sát, mà những hàng hóa, sản phẩm hay tài sản này được chế tạo, xây dựng, lắp đặt, lắp ráp, sửa chữa, phục vụ, xử lý, bán, cung cấp hay phân phối bởi người được bảo hiểm (bao gồm cả thùng đựng hàng của chúng loại trừ xe cơ giới)

Như vậy, bất kỳ nhà sản xuất, kinh doanh một loại sản phẩm, hàng hóa nào cũng có thể phải đối đầu với những khiếu nại về trách nhiệm sản phẩm mà các quy định trách nhiệm liên quan là hết sức ngặt nghèo ở nhiều thị trường tiêu thụ như là Mỹ, Canada…      

–   Đối tượng bảo hiểm trong bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm: trách nhiệm pháp lý của người được bảo hiểm (nhà sản xuất, nhà phân phối, người bán buôn, người bán lẻ hay người cung cấp hàng hóa) đối với các thiệt hại về tài sản và sức khỏe mà sản phẩm của họ gây ra cho người tiêu dùng.

Thông thường DNBH bồi thường cho người được bảo hiểm các khoản sau:

  1. Các khoản tiền mà người được bảo hiểm có trách nhiệm pháp lý phải bồi thường với việc:

      +   Những thiệt hại bất ngờ về người (thương tật hoặc ốm đau),

+  Những tổn thất hay thiệt hại bất ngờ về tài sản gây nên bởi sản phẩm, hàng hóa do người được bảo hiểm bán, cung cấp, sửa chữa, thay thế, xử lý hay phục vụ có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh do Người được bảo hiểm thực hiện và phát sinh trong thời hạn bảo hiểm và trong phạm vi lãnh thổ quy định trong giấy chứng nhận bảo hiểm.

   2.    Các khoản phí tổn và chi phí kiện tụng:

+  Bồi hoàn cho bên nguyên đơn chống lại người được bảo hiểm,

+  Đã phát sinh với sự đồng ý bằng văn bản của DNBH đối với bất kỳ khiếu nại nào đòi người được bảo hiểm bồi thường và việc bồi thường đó phù hợp với các quy định trong quy tắc bảo hiểm.

–  Giới hạn trách nhiệm trong HĐBH thường bao gồm:

+  Hạn mức trách nhiệm đối với tất cả các khoản bồi thường trả cho một hay nhiều bên nguyên đơn về một hay nhiều sự cố phát sinh từ nhiều hay có thể quy kết cho cùng một nguyên nhân,

+  Hạn mức trách nhiệm đối với tất cả các thương tật về người và tổn thất hay thiệt hại về tài sản là hậu quả của tất cả các sự cố phát sinh trong cả một thồi hạn được bảo hiểm.

Nhiều trường hợp, tác hại của sản phẩm biểu hiện ngay tức thì trong hoặc sau khi sử dụng. Tuy vậy, cũng không loại trừ những tr­ường hợp mà tác hại của việc sử dụng một sản phẩm nào đó chỉ xuất hiện sau nhiều năm sử dụng, như là một số dư­ợc phẩm. Vì thế, hiệu lực HĐBH th­ường đ­ược xác định trên cơ sở các khiếu nại phát sinh.

Câu hỏi 312:  Phân biệt bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm với bảo hiểm bảo hành sản phẩm và thu hồi sản phẩm?

Trả lời:

Mục đích của bảo hiểm bảo hành sản phẩm và thu hồi sản phẩm là nhằm bổ sung một số trách nhiệm của các nhà sản xuất kinh doanh không được bảo hiểm trong HĐBH trách nhiệm sản phẩm – phải bồi thường cho những sản phẩm không đạt yêu cầu, phải sửa chữa hay thay thế sản phẩm bị lỗi và bồi thường cho người tiêu dùng do việc sử dụng sản phẩm gây ra; các chi phí phải gánh chịu khi thu hồi sản phẩm bị lỗi do sản phẩm không thực hiện đúng tính năng hay do sản phẩm có khiếm khuyết có thể dẫn tới thiệt hại về tài sản và sức khỏe cho người sử dụng. 

Bảo hiểm bảo hành sản phẩm có thể là một HĐBH riêng biệt hoặc là phần mở rộng của HĐBH trách nhiệm sản phẩm. Khác với bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm, bảo hiểm bảo hành và thu hồi sản phẩm bồi thường cho người được bảo hiểm không những các khoản tiền bồi thường mà bên này phải chi trả cho bên thứ ba mà cả những thiệt hại mà bản thân người được bảo hiểm phải gánh chịu. Ví dụ: một nồi hơi được sản xuất và cung cấp cho nhà máy bị lỗi, nhà máy không thể hoạt động. Không có thiệt hại về tài sản nhưng có tổn thất cho sản xuất. HĐBH bảo hành sản phẩm sẽ bồi thường cho người cung cấp nồi hơi những khoản tiền mà người cung cấp nồi hơi phải chi trả cho việc thay thế và sửa chữa nồi hơi cũng như cho tổn thất sản xuất.

Bảo hiểm thu hồi sản phẩm có thể là một HĐBH độc lập hay là phần mở rộng của HĐBH trách nhiệm sản phẩm. Thông thường các khoản thiệt hại và chi phí được bồi thường theo HĐBH này bao gồm các loại sau:

–         Chi phí thông báo trên đài phát thanh và truyền hình…có liên quan tới việc thu hồi sản phẩm

–         Chi phí vận chuyển

–         Các khoản chi có liên quan tới việc tiêu hủy hay phá hủy sản phẩm bị thu hồi

–         Tổn thất lãi ròng mà bên được bảo hiểm phải gánh chịu do sự gián đoạn về kinh doanh hay tổn thất về doanh thu do thu hồi sản phẩm

–         Chi phí hợp lý nào mà bên được bảo hiểm phải gánh chịu để phục hồi mức tiêu thụ sản phẩm trở lại mức trước khi thu hồi sản phẩm.

Câu hỏi 313: ThÕ nµo lµ bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp ? Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư; bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bác sỹ bảo hiểm cho trường hợp nào?

Trả lời

 a)  Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp:  bảo hiểm trách nhiệm pháp lý của ngưòi được bảo hiểm  phát sinh do việc vi phạm trách nhiệm nghề nghiệp. DNBH cung cấp sự bảo đảm về mặt tài chính cho các cá nhân, tổ chức, công ty hành nghề chuyên môn đối với trách nhiệm dân sự phát sinh từ việc hành nghề chuyên môn (có thể do hành động hoặc thiếu sót của người chịu trách nhiệm chuyên môn chính cũng như của nhân viên của họ).

Những người hành nghề chuyên môn phải thực hành công việc, thao tác nghề nghiệp chuyên môn với sự cẩn thận và tay nghề đảm bảo yêu cầu chuyên môn. Tuy nhiên, thực tế vì nhiều lý do vẫn có thể gây thiệt hại cho bên thứ ba từ những hành động bất cẩn, những sai phạm hoặc thiếu sót trong quá trình thực hiện các công việc chuyên môn.

Cần phân biệt trách nhiệm nghề nghiệp với trách nhiệm chung (general liability) Chẳng hạn: một bệnh nhân tai nạn do dây điện nội bộ mắc trong cây cối trong khu vực lối đi của cơ sở y tế đổ gãy, trường hợp này có thể phát sinh trách nhiệm của  chủ có sở y tế nhưng đó chưa phải là loại trách nhiệm gắn với các công việc chuyên môn của nghề y, nhưng khi bệnh nhân bị sốc thuốc do y tá đã thiếu mẫn cán trong việc theo dõi ca truyền dịch – trường hợp này thuộc về trách nhiệm nghề nghiệp của bác sỹ, y tá.

Gắn với đặc tính của các lĩnh vực hoạt động chuyên môn khác nhau, các sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp rất đa dạng như: bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kiến trúc sư, kỹ sư trong xây dựng (đã trình bày ở trên); bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp môi giới bảo hiểm, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp môi giới chứng khoán, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kiểm toán, tư vấn tài chính,…Có rất nhiều khác biệt trong quy định cụ thể của các loại sản phẩm đó, tuy nhiên cũng có một vài điểm chung  rất cơ bản, đó là: 

–         Thông thường bảo đảm có giới hạn cho người được bảo hiểm trách nhiệm bồi thường theo luật  đối  với thiệt hại về tài sản hoặc tính mạng sức khỏe của bên thứ ba và chi phí pháp lý liên quan

–         Cơ sở xác định trách nhiệm bảo hiểm:

+        Phải là hành động bất cẩn, lỗi hay sai sót

+        Phải xảy ra trong khi cung cấp dịch vụ chuyên môn

+        Phải hành động trong phạm vi ranh giới của nghề chuyên môn nêu trong giấy yêu cầu bảo hiểm

+        Phải xuất phát từ một bên thứ ba không có liên quan

+        Trên cơ sở khiếu nại phát sinh

+        Trong thời hạn hồi tố

–         Những loại trừ điển hình

+        Những trách nhiệm do chấp nhận thực hiện các công việc chuyên môn  một  cách không phù hợp với những tiêu chuẩn nghề nghiệp hợp lý được chấp thuận (ví dụ: công việc cần 1 tháng là hợp lý  lại làm trong 2 tuần)

+        Các công việc thực hiện trong các lĩnh vực ngoài phạm vi lĩnh vực chuyên môn

+        Các loại tiền phạt

b)  Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư.

Loại  bảo hiểm này bồi thường cho người được bảo hiểm những thiệt hại tài chính mà họ có trách nhiệm phải bồi thường cho khách hàng, thân chủ của mình phát sinh từ những sai sót hay bất cẩn mà các cộng sự, luật sư và nhân viên làm công cho người được bảo hiểm gây ra trong quá trình thực hiện công việc, dịch vụ tư vấn pháp lý, tranh tụng,…

Ngoài ra, đơn bảo hiểm cũng bồi thường cho các chi phí và phí tổn pháp lý phát sinh trong quá trình bào chữa khiếu nại của người được bảo hiểm với sự chấp thuận trước bằng văn bản của bảo hiểm.

c)   Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bác sỹ, y tá.

Bảo hiểm trách nhiệm pháp lý của các bác sỹ, y tá, nhân viên làm việc tại các bệnh viện, các trung tâm, cơ sở y tế – phải bồi thường cho những thương tật về thân thể, thương tổn tinh thần và/hoặc tử vong của bệnh nhân gây ra do nhầm lẫn, thiếu sót, sơ suất trong quá trình thực hiện dịch vụ nghề nghiệp của mình. Đơn này cũng bồi thường cho những nhầm lẫn, thiếu sót, sơ suất phát sinh tại các cơ sở điều trị ngoại trú của bệnh viện, hoặc trên  xe cứu thương của bệnh viện.

Ngoài ra, theo đơn bảo hiểm này, các chi phí pháp lý phát sinh trong quá trình bào chữa như chi phí thuê luật sư sẽ được xem xét bồi thường

Câu hỏi 314 :  Thế nào là Bảo hiểm trách nhiệm công cộng ?

Trả lời

Sản phẩm này bảo hiểm trách nhiệm đối với thiệt hại về tài sản và tính mạng, sức khỏe của bên thứ ba khi sự kiện bảo hiểm xảy ra trên địa phận và từ hoạt động được bảo hiểm của người được bảo hiểm.

Bảo hiểm trách nhiệm công cộng hình thành dựa trên lập luận là hoạt động đặc thù của mỗi một cá nhân, tổ chức được tiến hành trên trên một địa bàn cụ thể và họ có trách nhiệm đối với những người đi vào địa phận của mình. Ví dụ: chủ cửa hàng phải bồi thường cho thương tích của khách hàng khi bị hàng hóa trên giá  rơi trúng người; cơ sở đào tạo phải bồi thường  khi quạt  trần rơi trúng đầu thí sinh dự thi,chủ khách sạn phải bồi thường thiệt hại trong sự cố thang máy, người trông coi bãi đỗ xe có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đèn xe vỡ …Các loại trách nhiệm đó được gọi là trách nhiệm cụng cộng.

Bảo hiểm trách nhiệm công cộng thông thường bồi thường các khoản sau:

  1. Các khoản tiền mà người được bảo hiểm có trách nhiệm pháp lý phải bồi thường đối với

+        Những thiệt hại bất ngờ về người (thương tật hoặc ốm đau),

+        Những tổn thất hay thiệt hại bất ngờ về tài sản phát sinh từ hoạt động kinh doanh trong thời hạn bảo hiểm và trong phạm vi địa bàn quy định trong giấy chứng nhận bảo hiểm.

  1. Các khoản phí tổn và chi phí kiện tụng

+        Bồi hoàn cho bên nguyên đơn chống lại người được bảo hiểm,

+        Đã phát sinh với sự đồng ý bằng văn bản của người bảo hiểm liên quan đến các khiếu nại nào đòi người được bảo hiểm bồi thường thuộc phạm vi bảo hiểm.

Câu hỏi 315: Bảo hiểm trách nhiệm của giám đốc và nhân viên có tác dụng gì đối với doanh nghiệp, tổ chức?

Trả lời:

Doanh nghiệp là một thực thể pháp lý có khả năng tham gia ký kết hợp đồng, sở hữu, chiếm hữu và định đoạt đối với tài sản, có thể  khiếu kiện hay bị kiện… , hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành bởi các giám đốc, nhân viên… Những người trong ban giám đốc; các nhân viên đều có trách nhiệm, nhiệm vụ xác định. Như vậy, họ đều có khả năng phải chịu trách nhiệm trong trường hợp không làm tròn bổn phận của mình. Liên quan đến trách nhiệm này có 2 loại bảo hiểm, đó là:

–  HĐBH cho trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp: đền bù cho doanh nghiệp các chi phí pháp lý đã cam kết chi trả hoặc có trách nhiệm chi trả để bảo vệ các giám đốc và nhân viên doanh nghiệp khỏi cáo buộc không làm tròn nhiệm vụ.

–  HĐBH đối với giám đốc và nhân viên doanh nghiệp đền bù cho các giám đốc và nhân viên khoản tiền mà họ phải chi trả vì không làm tròn nhiệm vụ ở cương vị được giao.

Cả hai loại HĐBH này đều bồi thường trong trường hợp có hành vi sai sót của giám đốc hay nhân viên doanh nghiệp. Các HĐBH này chịu trách nhiệm đối với khoản tiền bồi thường trách nhiệm dân sự  của  người  được  bảo  hiểm và có thể chi trả các chi phí pháp lý phát sinh trong các vụ kiện hình sự.

Câu hỏi 316:Thế nào là bảo hiểm trách nhiệm vận chuyển tổng hợp?

Trả lời

Đối tượng bảo hiểm chính là trách nhiệm pháp lý của các doanh nghiệp giao nhận phát sinh trong quá trình cung ứng dịch vụ giao nhận kho vận. Ngoài ra, sản phẩm bảo hiểm tổng hợp này cũng mở rộng đối với một số các thiệt hại vật chất, chi phí liên quan. Cụ thể, bao gồm các loại cơ bản sau:

1. Bảo hiểm Container, Pallet, Trailer, bao gồm:

–         Mọi rủi ro đối với tổn thất vật chất hoặc thiệt hại đối với các thiết bị được bảo hiểm nêu trong đơn bảo hiểm

–         Trách nhiệm đóng góp tổn thất chung, cứu hộ và/ hoặc chi phí cứu hộ có liên quan đến thiết bị được bảo hiểm

–         Trách nhiệm của người được bảo hiểm phải trả đúng hạn chi phí thuê theo công nhật (không phải là chi phí thuê mua) liên quan đến thiết bị được bảo hiểm bị tổn thất hoặc thiệt hại.

  1.  Bảo hiểm trách nhiệm đối với Người thứ ba

–         Trách nhiệm đối với bờn thứ ba: bao gồm các phí tổn và chi phí phát sinh ngoài điều khoản các dịch vụ được bảo hiểm có liên quan đến:

+        Thương tật thân thể, bệnh tật đột xuất con người

+        Tổn thất hay thiệt hại ngẫu nhiên đối với tài sản

+        Tổn thất là hậu quả của các nguyên nhân nói trên

–          Các trách nhiệm theo hợp đồng có hiệu lực pháp lý đó được thông báo trước và được người bảo hiểm chấp thuận bằng văn bản. 

  1. Bảo hiểm trách nhiệm liên quan đến hàng hoá

–         Trách nhiệm liên quan đến tổn thất, sự hủy hoại hay thiệt hại đối với hàng hoá theo các điều kiện thương mại được chấp nhận và /hoặc Công ước quốc tế và/ hoặc luật pháp quốc gia áp dụng

–         Trách nhiệm đối với tổn thất là hậu quả theo sau sự hủy hoại hay thiệt hại đối với hàng hóa và sự chậm trễ ngẫu nhiên trong việc giao hàng 

  1. Bảo hiểm do lỗi sơ suất hay bất cẩn. Bảo hiểm cho các khiếu nại:

–         Do hành vi cẩu thả, sơ suất và bất cẩn mà vì đó người được bảo hiểm phải chịu trách nhiệm pháp lý

–         Gây ra bởi người ủy nhiệm và/hoặc giám đốc và/hoặc thư ký và/ hoặc nhân viên văn phòng của người được bảo hiểm

–         Hoạt động kinh doanh được người được bảo hiểm hay đại diện hoặc người tiền nhiệm cung cấp các dịch vụ

  1. Bảo hiểm trách nhiệm đối với cơ quan chức năng: bảo hiểm trách nhiệm pháp lý thanh toán bồi thường các khiếu nại, tiền phạt do một cơ quan chức năng buộc người được bảo hiểm phải chịu và là hậu quả của việc giao thiếu hoặc thừa, vi phạm các quy định xuất nhập khẩu, không tuân theo các quy định liên quan đến chứng từ hàng hóa.

6.  Bảo hiểm cho các chi phí và phí tổn, bao gồm:

–         Các chi phí cần thiết hợp lý để ngăn ngừa, giảm thiểu tổn thất

–         Phí tổn tố tụng liên quan đến trách nhiệm được bảo hiểm của người được bảo hiểm

–         Các chi phí cần thiết, hợp lý mà người được bảo hiểm phải bỏ ra để di dời hoặc thanh lý hàng hóa hoặc thiết bị được bảo hiểm

–         Chi phí phát sinh mà người được bảo hiểm phải gánh chịu để hun khói, khử trùng, tẩy uế hoặc kiểm dịch theo lệnh của cơ quan chức năng hoặc theo trách nhiệm pháp lý

–         Trách nhiệm đóng góp tổn thất chung và/ hoặc cứu hộ hàng hóa..

Bảo Hiểm Bảo Việt

Copyright © Bảo Hiểm Bảo Việt.