Bảo hiểm thân tàu, ngư lưới cụ

Câu hỏi 183:  Tàu, thuyền cá hoạt động trên vùng nội thuỷ và vùng biển Việt Nam có thể mua bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm nào?

Trả lời:

Quy tắc bảo hiểm thân tàu, ng­ư l­ưới cụ, bảo hiểm chiến tranh đối với tàu, thuyền cá  hoạt động trên vùng nội thuỷ và vùng  biển Việt Nam của các DNBH Việt nam đã đăng ký với Bộ Tài chính để triển khai hiện nay quy định 3 điều kiện bảo hiểm dưới đây:

– Bảo hiểm mọi rủi ro đối với thân tàu, thuyền (điều kiện bảo hiểm A)

– Bảo hiểm tổn thất toàn bộ đối với thân tàu thuyền (điều kiện bảo hiểm B)

– Bảo hiểm ngư lư­ới cụ và trang thiết bị đánh bắt thủy sản (điều kiện bảo hiểm C)

Tàu, thuyền cá hoạt động trên vùng nội thuỷ và vùng biển Việt Nam có thể được chủ tàu lựa chọn để mua bảo hiểm theo một trong hai điều kiện bảo hiểm A hoặc B kết hợp với điều kiện C nói trên.

Câu hỏi 184: Trách nhiệm bồi th­ường của DNBH theo điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro đối với thân tàu, thuyền  cá được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo điều kiện bảo hiểm này, DNBH nhận trách nhiệm bồi th­ường những tổn thất và chi phí sau:

1 – Tổn thất toàn bộ hay tổn thất bộ phận xảy ra đối với thân tàu, thuyền được bảo hiểm gây ra bởi những nguyên nhân trực tiếp dưới đây :

– Đâm va với tàu thuyền, máy bay, phương tiện vận chuyển trên bờ hoặc dưới nước;

– Đắm, mắc cạn, đâm va vào đá, vật thể ngầm hoặc nổi, trôi hoặc cố định, cầu, phà, đà, công trình, đê, đập, kè, cầu cảng;

– Cháy nổ ngay trên tàu, thuyền hoặc cháy nổ ở nơi khác gây tổn thất cho tàu, thuyền;

– Vứt bỏ tài sản khỏi tàu, thuyền trong tr­ường hợp cần thiết và hợp lý;

– Mất tích;

– Động đất, sụt lở, núi lửa phun, m­a đá hay sét đánh;

– Bão tố, sóng thần, gió lốc;

– Tai nạn xảy ra trong lúc xếp dỡ, di chuyển sản phẩm thủy sản, hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu hoặc khi tàu thuyền đang neo đậu, lên đà, sửa chữa ở xưởng;

– Nổ nồi hơi, gãy trục cơ hoặc hư hỏng do ẩn tỳ trong các bộ phận của vỏ tàu, máy tàu gây ra với điều kiện kiểm tra giám định bình th­ường không thể phát hiện được và loại trừ tổn thất đối với bản thân nồi hơi, trục cơ hoặc bộ phận có ẩn tỳ ấy;

– Sơ suất của thuyền trư­ởng, sỹ quan, thủy thủ, hoa tiêu hoặc của doanh nghiệp sửa chữa với điều kiện người sửa chữa không phải là người được bảo hiểm.

2 – Nếu được DNBH chấp nhận trước bằng văn bản, người được bảo hiểm được bồi th­ường thêm những chi phí cần thiết và hợp lý trong các tr­ường hợp sau:

– Hạn chế tổn thất, trợ giúp hay cứu hộ hoặc chi phí tố tụng đã được người bảo hiểm đồng ý trước;

– Kiểm tra, giám định h­ hại, tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm;

– Đóng góp chi phí tổn thất chung do phải hy sinh vứt bỏ tài sản, hàng hóa chuyên chở để cứu tàu, thuyền;

– Kiểm tra đáy tàu thuyền sau khi mắc cạn kể cả trong tr­ường hợp không phát hiện được tổn thất.

3 – Tổn thất của tàu thuyền gây ra từ quyết định của một cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm phòng ngừa hoặc hạn chế nguy cơ hoặc rủi ro ô nhiễm trực tiếp gây ra bởi tổn hại của tàu thuyền được bảo hiểm với điều kiện hành động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó không phải là do thiếu mẫn cán hợp lý của người được bảo hiểm, chủ tàu thuyền hay người quản lý tàu thuyền trong việc phòng ngừa hoặc hạn chế nguy cơ hoặc rủi ro ô nhiễm.

4 – Tổn thất của tàu thuyền được bảo hiểm xảy ra trong tr­ường hợp lai dắt và trợ giúp tàu thuyền khác khi gặp nạn hoặc lai dắt theo tập quán.

Câu hỏi 185: Trách nhiệm bồi th­ường của DNBH theo điều kiện bảo hiểm tổn thất toàn bộ đối với thân tàu, thuyền cá được quy định nh­ư thế nào?

Trả lời:

Theo điều kiện bảo hiểm này, DNBH nhận trách nhiệm bồi th­ường những tổn thất và chi phí sau:

1 – Tổn thất toàn bộ (thực tế hoặc ư­ớc tính) xảy ra đối với thân tàu thuyền được bảo hiểm gây ra bởi những nguyên nhân trực tiếp sau đây :

– Đâm va với tàu thuyền, máy bay, phương tiện vận chuyển trên bờ hoặc dưới nước ;

– Đắm, mắc cạn, đâm va vào đá, vật thể ngầm hoặc nổi, trôi hoặc cố định (trừ bom mìn, thuỷ lôi), cầu, phà, đà, công trình, đê, đập, kè, cầu cảng;

– Cháy nổ ngay trên tàu thuyền hoặc nơi khác gây tổn thất cho tàu, thuyền;

– Vứt bỏ tài sản khỏi tàu trong tr­ường hợp cần thiết và hợp lý;

– Mất tích;

– Động đất, sụt lở, núi lửa phun, m­ưa đá hay sét đánh;

– Bão tố, sóng thần, gió lốc;

– Tai nạn xảy ra trong lúc xếp dỡ, di chuyển hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu hoặc khi tàu thuyền đang neo đậu, lên đà, sửa chữa ở xưởng;

– Sơ suất của thuyền trư­ởng, sỹ quan, thủy thủ, hoa tiêu hoặc của người sửa chữa với điều kiện người sửa chữa không phải là người được bảo hiểm.

2 – Tổn thất của tàu thuyền gây ra từ quyết định của một cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm phòng ngừa hoặc hạn chế nguy cơ hoặc rủi ro ô nhiễm trực tiếp gây ra bởi tổn hại của tàu thuyền được bảo hiểm với điều kiện hành động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó không phải là do thiếu mẫn cán hợp lý của người được bảo hiểm, chủ tàu thuyền hay người quản lý tàu thuyền trong việc phòng ngừa hoặc hạn chế nguy cơ hoặc rủi ro ô nhiễm.

3 – Tổn thất của tàu thuyền được bảo hiểm xảy ra trong tr­ường hợp lai dắt và trợ giúp tàu thuyền khác khi gặp nạn hoặc lai dắt theo tập quán

Câu hỏi 186: Trách nhiệm bồi th­ường của DNBH theo điều kiện bảo hiểm ngư­ lư­ới cụ và trang thiết bị đánh bắt thủy sản được quy định nh­ư thế nào?

Trả lời:

Người bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi th­ường tổn thất về ngư­ l­ưới cụ và trang bị đánh bắt thủy sản mang theo tàu, thuyền khi tàu thuyền bị tổn thất toàn bộ do những nguyên nhân trực tiếp sau:

– Đâm va với tàu thuyền, máy bay, phương tiện vận chuyển trên bờ hoặc dưới nước ;

– Đắm, mắc cạn, đâm va vào đá, vật thể ngầm hoặc nổi, trôi hoặc cố định (trừ bom mìn, thuỷ lôi), cầu, phà, đà, công trình, đê, đập, kè, cầu cảng ;

– Cháy nổ ngay trên tàu thuyền hoặc nơi khác gây tổn thất cho tàu, thuyền;

– Vứt bỏ tài sản khỏi tàu trong tr­ường hợp cần thiết và hợp lý;

– Mất tích;

– Động đất, sụt lở, núi lửa phun, mư­a đá hay sét đánh;

– Bão tố, sóng thần, gió lốc;

– Tai nạn xảy ra trong lúc xếp dỡ, di chuyển sản phẩm thủy sản, hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu;

– Sơ suất của thuyền trư­ởng, sỹ quan, thủy thủ, hoa tiêu.

Câu hỏi 187: Loại trừ bảo hiểm đối với bảo hiểm thân tàu, thuyền cá hoạt động trên vùng nội thuỷ và vùng biển Việt Nam được quy định như­ thế nào?

Trả lời:

Loại trừ bảo hiểm đối với bảo hiểm thân tàu, thuyền cá hoạt động trên vùng nội thuỷ và vùng biển Việt Nam được quy định như­ sau :

1 – DNBH không nhận bảo hiểm và không chịu trách nhiệm bồi th­ường những tổn thất xảy ra do các nguyên nhân sau:

– Tàu thuyền không đủ khả năng hoạt động, không có giấy phép hoạt động hoặc hoạt động ngoài phạm vi quy định;

– Hành động cố ý của người được bảo hiểm hoặc người thừa hành nh­ư: người đại lý, đại diện hoặc thuyền trư­ởng, sỹ quan, thủy thủ ;

– Vi phạm lệnh cấm do nhà chức trách ban hành, cố ý vi phạm luật lệ giao thông hoặc hoạt động kinh doanh trái phép ;

– Do cũ kỹ hay hao mòn tự nhiên của vỏ, máy móc hoặc trang thiết bị của tàu thuyền, do bong đ­ường khảm trét đối với tàu thuyền gỗ ;

– Chậm trễ hành trình hoạt động kinh doanh của tàu thuyền được bảo hiểm, kể cả việc chậm trễ do rủi ro được bảo hiểm gây ra;

– Tàu thuyền bị nằm cạn do thủy triều hoặc con nước định kỳ trong lúc đang neo đậu;

– Thuyền trưởng, máy trư­ởng không có bằng theo quy định hoặc tai nạn xảy ra do những người này say rượu, bia, ma túy hoặc các chất kích thích tương tự khác;

– Tàu thuyền neo đậu ở bến mà không được neo, cột chắc chắn hoặc thuyền viên trực bảo quản bỏ tàu, thuyền đi vắng quá số lượng cho phép.

2 – DNBH không nhận bảo hiểm và không chịu trách nhiệm đối với những chi phí có liên quan dưới đây, dù cho chi phí đó do những rủi ro được bảo hiểm gây ra :

– Chi phí liên quan đến sự chậm trễ của tàu thuyền, hàng hóa bị giảm giá trị hoặc thiệt hại kinh doanh của tàu thuyền được bảo hiểm;

– Mọi chi phí liên quan về:

+ Cạo hà, gõ rỉ, sơn lư­ờn hoặc đáy tàu thuyền (trừ chi phí làm sạch bề mặt và sơn phần tôn thay thế thuộc trách nhiệm bảo hiểm)

+ Kiểm tra phân cấp lại tàu thuyền định kỳ và sau khi sửa chữa của cơ quan Đăng kiểm

+ Lương và các khoản phụ cấp lương hoặc trợ cấp của thủy thủ đoàn, trừ tr­ường hợp tổn thất chung.

+ Đ­a tàu thuyền đến nơi sửa chữa trừ khi việc đ­a tàu thuyền đến nơi sửa chữa theo yêu cầu của người bảo hiểm.

+ Công tác phí, các chi phí liên quan của người được bảo hiểm hoặc của người được người được bảo hiểm ủy quyền bỏ ra để thu thập hồ sơ khiếu nại hay giải quyết sự cố.

+ Tiền cước vận chuyển hoặc tiền cho thuê tàu.

3 – Trừ khi có thỏa thuận khác, DNBH không nhận bảo hiểm và không bồi thường những tổn thất và chi phí phát sinh do :

– Rủi ro chiến tranh hoặc rủi ro tương tự chiến tranh;

– Bị c­ướp, bắt giữ tàu thuyền tại bất cứ nơi nào và vì bất cứ lý do gì;

– Tàu thuyền được trưng dụng hoặc sử dụng vào mục đích quân sự;

– Hành động phá hoại hoặc khủng bố có tính chất chính trị;

– Bất cứ vụ nổ của các loại vũ khí hoặc chất nổ nào;

– Rủi ro hạt nhân nguyên tử.

4 – DNBH không nhận bảo hiểm và không chịu trách nhiệm bồi th­ường mọi hư hỏng, mất mát và tổn thất liên quan đến tiền mặt, các loại giấy tờ có giá, kim loại quý, đá quý, đồ vật quý hiếm hoặc các tài sản khác không phải là đối tượng bảo hiểm mang theo tàu thuyền.

Câu hỏi 188: Điều khoản bảo hiểm rủi ro chiến tranh đối với tàu thuyền cá hoạt động trên vùng nội thuỷ và vùng biển Việt Nam được DNBH chấp thuận bảo hiểm với điều kiện nào?

Trả lời:

Điều khoản bảo hiểm rủi ro chiến tranh đối với tàu, thuyền cá hoạt động trên vùng nội thuỷ và vùng biển Việt Nam được người bảo hiểm chấp thuận bảo hiểm với điều kiện:

– Tàu thuyền đã được bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro hoặc điều kiện bảo hiểm tổn thất toàn bộ theo Quy tắc bảo hiểm thân tàu, ngư­ lư­ới cụ đối với tàu thuyền hoạt động trên vùng nội thuỷ và vùng biển Việt Nam.

– Người được bảo hiểm có yêu cầu và chấp nhận trả thêm phí bảo hiểm rủi ro chiến tranh.

Câu hỏi 189: Phạm vi bảo hiểm của Điều khoản bảo hiểm rủi ro chiến tranh đối với tàu, thuyền cá hoạt động trên vùng nội thuỷ và vùng biển Việt Nam được được quy đinh như­ thế nào ?

Trả lời:

Theo điều khoản bảo hiểm rủi ro chiến tranh, DNBH nhận bảo hiểm và chịu trách nhiệm bồi th­ường thêm cho người được bảo hiểm những tổn thất, mất mát của đối tượng bảo hiểm xảy ra do các rủi ro dưới đây:

– Rủi ro chiến tranh hoặc những rủi ro tương tự chiến tranh;

– Bị cư­ớp, bạo loạn, hành động phá hoại hoặc khủng bố có tính chất chính trị;

– Bất cứ vụ nổ của các loại vũ khí hoặc chất nổ nào;

– Bị bắt giữ (nếu tàu thuyền bị bắt giữ quá 3 tháng không được trả lại thì coi như­ tàu thuyền bị tổn thất toàn bộ).

Bảo Hiểm Bảo Việt

 

Copyright © Bảo Hiểm Bảo Việt.